Tình hình tổ chức và quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phố

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 82 - 90)

4 Theo số liệu khảo sát năm 2011 của Đề án qui hoạch siêu thị, TTT M Bộ Công Thương.

2.1.4. Tình hình tổ chức và quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phố

phân phối

a) Những định hướng chủ yếu của Nhà nước trong phát triển, nâng cao năng lực ngành phân phối

Theo Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mục tiêu tổng quát của chính sách phát triển ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam là xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong mơi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy q trình hình thành các doanh nghiệp lớn thơng qua q trình tích tụ và

83 tập trung, nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn thương hiệu Việt Nam. Thực hiện việc mở cửa thị trường phân phối theo đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đồn nước ngồi khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối. Trên cơ sở đó, phát huy vai trị và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, góp phần phát triển xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

Những định hướng phát triển chủ yếu, bao gồm: + Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật của lưu thơng hàng hố.

+ Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước).

+ Phát triển các mơ hình tổ chức lưu thơng theo từng thị trường ngành hàng, phù hợp với tính chất và trình độ của sản xuất, xu hướng và phương thức thoả mãn của tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.

84

b) Khuôn khổ thể chế đối với quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối

Hệ thống quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối hiện nay gồm hai cấp: trung ương và địa phương. Ở cấp trung ương, Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật, hướng dẫn thực hiện, sửa đổi các chính sách nếu cần thiết, giám sát và kiểm tra, v.v... Các Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ tham gia quản lý lĩnh vực phân phối bao gồm:

+ Bộ Công Thương là cơ quan Chính phủ có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về lưu thơng hàng hóa nội địa, quản lý thị trường, xây dựng quy hoạch tổng thể thương mại, trong đó tập trung vào quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng chiến lược cải thiện kênh phân phối trong nước. Một số quy hoạch vùng thuộc nhóm tổng thể cũng đã được xây dựng nhằm phát triển thị trường cả nước.

+ Trong tổng số các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, các Vụ Kế hoạch, Thị trường trong nước, Pháp chế và Chính sách thương mại đa biên có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lưu thơng hàng hóa (bao gồm cấp phép và/hoặc kiểm tra và phê duyệt cấp phép trong một số trường hợp) và phát triển thị trường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Bộ Cơng Thương có mạng lưới quản lý thị trường riêng trên tồn quốc có chức năng giám sát, kiểm tra và ngăn chặn mọi hành vi phân phối có tính chất lừa dối như: hoạt động kinh doanh không đúng như được cấp phép, bán hàng giả và hàng nhái, v.v...

85 + Bên cạnh đó, các Bộ liên quan như Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, v.v... cũng phối hợp với Bộ Công Thương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, nhất là đối với lưu thơng các loại hàng hóa thuộc chức năng quản lý nhà nước của các bộ quản lý chuyên ngành như dược phẩm, thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật….

Ở cấp địa phương:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh thành là cơ quan “cấp phép đăng ký kinh doanh” cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc đăng ký kinh doanh được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp và một số Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện (như Nghị định 96/2015/NĐ-CP).

Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ của các cơng ty đầu tư nước ngồi muốn kinh doanh tại Việt Nam. Ngay khi phê duyệt hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp Giấy chứng nhận đầu tư, là một phần của việc đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định 118/2015/NĐ-CP bên cạnh Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại, Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Thông tư 08/2013/TT-BCT đối với các hoạt động phân phối và thương mại.

- Sở Công Thương trực thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh thành có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp về các văn bản pháp luật liên quan, việc cấp phép, thực hiện các kế hoạch và chính sách thương mại của địa phương, giám sát việc vận hành

86

của thị trường, thu thập và xử lý các thông tin về thị trường, báo cáo và đề xuất các giải pháp nếu có cho Bộ Cơng Thương.

c) Các văn bản pháp lý về quản lý lĩnh vực dịch vụ phân phối:

Các chính sách về phát triển thương mại trong nước, có thể chia thành 3 nhóm như sau: 1) Hệ thống quy định việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp; 2) Hệ thống quản lý các hoạt động trên thị trường; và 3) Hệ thống theo dõi, kiểm tra và kiểm soát thị trường. Cụ thể như sau:

 Hệ thống quy định việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp:

- Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi như cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh. Các văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp theo các Luật này như: Nghị định Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh; Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư;…

- Luật Thương mại 2005 cơng nhận tình trạng pháp lý của thương nhân nước ngồi tại Việt Nam dưới hình thức văn phịng đại diện, chi nhánh, công ty liên doanh và cơng ty có 100% vốn nước ngồi. Các văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo Luật này như: Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi

87 tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và Nghị định số 120/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại; Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam;

- Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định việc thành lập và hoạt động của kinh tế hợp tác xã và các tổ chức hợp tác xã tại Việt Nam.

- Đối với các doanh nghiệp nước ngồi, lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và phân phối được ban hành trong Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhằm thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam.

 Hệ thống qui định quản lý các hoạt động trên thị trường

- Các quy định để thực thi các cam kết quốc tế trong việc mở cửa thị trường phân phối bao gồm: Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế; Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam; Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào

88

Việt Nam; Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Những quy định này nhằm ngăn chặn các hành vi thương mại không lành mạnh phát sinh từ nước ngoài vào Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh công bằng trên thị trường Việt Nam.

- Luật Đầu tư (2014), Luật Thương mại (2005) đã phân loại các hành vi thương mại thuộc các nhóm tự do kinh doanh, cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, để hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật Thương mại, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định liên quan đến hoạt động thương mại như: Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và Nghị định số 120/2011/NĐ-CP. Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam; Nghị định số 84/2014/NĐ- CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 và Nghị định 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá; Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón; Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2017 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 và Nghị định

89 số 51/2018/NĐ-CP ngày 9/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa...

- Luật Cạnh tranh (2018) có hiệu lực từ 01/7/2019 là một đạo luật quan trọng trong việc điều chỉnh thị trường, v.v... - Thông qua các sắc luật thuế: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, v.v... để điều tiết thu nhập, khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, thương mại theo kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế.

- Các luật khác điều chỉnh hoạt động trên thị trường bao gồm: Bộ luật Dân sự (2015), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật Chất lượng hàng hóa, sản phẩm (2007) v.v...; Luật Giá (2012) cho phép Chính phủ điều tiết, bình ổn giá cả của một số hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, khí gas hóa lỏng, xi măng, sắt thép, phân bón, gạo, cà phê, ngũ cốc và sợi bơng, đường, muối, một số loại thuốc chữa bệnh cho con người.

- Ngoài ra, các văn bản pháp lý khác như: Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 của Thủ tướng Chính

90

phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”; Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại (văn bản pháp luật duy nhất về hoạt động siêu thị).

 Hệ thống theo dõi, kiểm tra và kiểm soát thị trường: Hệ thống này do lực lượng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương); các Cục phụ trách quản lý chất lượng hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) v.v... vận hành để ngăn chặn các hoạt động buôn bán không lành mạnh, v.v...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)