- Hệ thống quản lý hiện nay đối với dịch vụ phân phố
2.3.3. Đánh giá tác động của bên ngoài đến triển vọng nâng cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam tạ
cao năng lực dịch vụ phân phối hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nội địa
Trước hết, triển vọng phát triển kinh tế thế giới sẽ có những tác động tích cực đối với q tình thực hiện cơng nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ
127 nay đến 2020 và những năm tiếp theo. Điều đó sẽ tác động làm gia tăng qui mơ tổng cầu, cũng như mức thu nhập bình quân đầu người và trình độ tiêu dùng của dân cư. Đây là cơ sở kinh tế quan trọng thúc đẩy ngành dịch vụ phân phối tăng tốc.
Những dự báo kinh tế thế giới cho thấy những yếu tố tích cực đến phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 và đến năm 2030 như: Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới; luồng vốn đầu tư quốc tế tiếp tục chảy mạnh vào khu vực, trong đó có Việt Nam; hầu hết các nền kinh tế trong khu vực được dự báo sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao; xu hướng gia tăng liên kết và hợp tác trong khu vực;…
Thứ hai, các chuỗi cung ứng/phân phối trên pham vi tồn cầu, nhất là tại khu vực Đơng Á sẽ tiếp tục mở rộng cùng với xu hướng gia tăng liên kết và hợp tác trong khu vực. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất/phân phối của Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng ở phạm vi khu vực và toàn cầu trong những năm tới.
Sự phát triển của các chuỗi cung ứng/phân phối ở phạm vi khu vực và toàn cầu đã và đang tác động mạnh đến ngành dịch vụ phân phối theo hướng nâng cao vai trò của các nhà bán lẻ và giảm nhẹ vai trị của các nhà bán bn. Trong điều kiện hệ thống bán buôn của Việt Nam chưa thực sự phát triển, việc tham gia của các doanh nghiệp sản xuất/phân phối vào các chuỗi này sẽ mang lại cơ hội phát triển nhanh cho ngành dịch vụ phân phối trong nước, nhất là đối với phân ngành dịch vụ bán lẻ theo hướng hiện đại.
128
Thứ ba, Việt Nam vẫn được dự báo có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có các doanh nghiệp phân phối nước ngồi. Điều đó sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến ngành dịch vụ phân phối nước ta cả về qui mơ, cấu trúc ngành và trình độ phát triển.
Các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế (WTO, BTA, Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt- Nhật, ASEAN Cộng). Sự thâm nhập ngày càng nhiều các Tập đoàn phân phối đa quốc gia trên thị trường Việt Nam tạo nên một cấu trúc ngành đa dạng và thúc đẩy các loại hình phân phối hiện đại phát triển. Đồng thời, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngồi sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các ngành trồng trọt chăn nuôi và sản xuất ở các địa phương thông qua việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, con giống hoặc nguyên vật liệu cho nông dân và những doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng hướng dẫn cho các nhà cung cấp cách thức sản xuất, thu hoạch, đóng gói nhãn mác hay bảo quản để đáp ứng những yêu cầu về hàng hóa.
Thứ tư, xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của các nền kinh tế, nhất là triển vọng hợp tác phát triển trong cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ mang lại cơ hội để các doanh nghiệp phân phối trong nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Thực tế, tính đến 31/12/2017, Việt Nam đã có 1.047 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, trong đó có tới 282 dự án, với số vốn đăng ký 388,1 triệu USD thuộc ngành bán buôn, bán lẻ,
129 sửa chữa ơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và 2030, dưới tác động của xu thế hội nhập, các doanh nghiệp phân phối trong nước sẽ càng có cơ hội mở rộng hoạt động phân phối ra nước ngồi thơng qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngồi hoặc thơng qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngồi. Bên cạnh đó, lực lượng người Việt Nam kinh doanh ở nước ngồi, nhất là ở Nga và các nước Đơng Âu cũng sẽ trở thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối của Việt Nam.
Thứ năm, bên cạnh những tác động tích cực trên đây, tương lai phát triển của ngành dịch vụ phân phối ở nước ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và sau đó cũng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức. Một trong những thách thức to lớn đối với phát triển ngành dịch vụ phân phối trong giai đoạn tới (do tác động từ bên ngồi) là nguy cơ phát triển khơng đều và thiếu bền vững.
Nguy cơ này có thể xảy ra trên các phương diện phát triển ngành như: tập trung quá mức vào các khu vực đô thị, các vùng kinh tế phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người cao; sự phụ thuộc quá mức của các nhà sản xuất, cung ứng trong nước vào chuỗi cung ứng/phân phối ở phạm vi khu vực và toàn cầu; gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp phân phối trong nước, nhất là lực lượng hộ kinh doanh tại các khu vực đô thị;…
130