Triển vọng tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 117 - 122)

- Hệ thống quản lý hiện nay đối với dịch vụ phân phố

2.3.1. Triển vọng tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế

Hiện tại, sau khủng hoảng tài chính, quỹ đạo phát triển của kinh tế toàn cầu vẫn chưa rõ ràng. Sự phản ứng chính sách của các nền kinh tế trên toàn cầu hầu như vẫn đang tập trung giải quyết các tổn thương mà khủng hoảng gây ra. Tuy nhiên, quá trình phục hồi kinh tế tại các nước lớn quá khác nhau đang đặt ra câu hỏi về tác động dài hạn của những biện pháp đó? các biện pháp đó sẽ ảnh hưởng đến q trình tồn cầu hóa ra sao và liệu những gì được thực hiện cho đến nay có đủ để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng mới?

Trên thực tế, đánh giá về triển vọng kinh tế thế giới của IMF là khá lo ngại. Nhật Bản là một nước xuất khẩu lớn, song tăng trưởng cịn chậm. Một số quốc gia đang có nguy cơ kinh tế tăng trưởng q nóng. Ngồi ra, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu như Trung Quốc xuất siêu quá lớn, trong khi Mỹ lại thâm hụt thương mại quá trầm trọng… là những mối quan ngại từ lâu vẫn chưa được cải thiện.

IMF cho biết, đầu tư nước ngoài đang phục hồi ở châu Á, trở lại mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, song tổ chức này nhận định rằng lạm phát dự kiến sẽ gia tăng, chủ yếu là tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Ông Oliver Blanchard, nhà kinh tế hàng đầu của IMF, cho rằng “Để duy trì sự phục hồi, các quốc gia tiên tiến phải được củng cố về tài chính. Muốn vậy, các nước này cần phải dựa vào nhu

118

cầu gia tăng từ bên ngoài. Đồng thời, các nền kinh tế mới nổi cần phải giảm phụ thuộc vào nhu cầu từ bên ngoài, và tập trung hơn vào nhu cầu nội địa”. Ông Blanchard cho rằng việc tăng giá trị đồng tiền của các nước thuộc những thị trường mới nổi để cho tương xứng với đồng tiền của các nước phát triển là một điểm mấu chốt trong q trình điều chỉnh kinh tế tồn cầu. Mặc dù, do tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu, hầu hết các dự báo kinh tế thế giới trong giai đoạn 2011-2020 trước đây đã được điều chỉnh cả về thời điểm phục hồi của kinh tế thế giới cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các dự báo đều đánh giá những đặc điểm nổi bật của kinh tế thế giới trong giai đoạn 2011 - 2020 như sau: Thứ nhất, tồn cầu hố nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ. Thứ hai, các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới. Thứ ba, khoa học - công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới. Thứ tư, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn như sự phát triển quá nóng của các nền kinh tế đang phát triển, cầu năng lượng tăng tác động tiêu cực đến dự trữ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Thứ năm, hoạt động kinh tế thế giới dần chuyển sang khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á, biến khu vực này thành một trung tâm kinh tế thế giới mới bên cạnh những nền kinh tế đã phát triển mạnh như Mỹ, EU và Nhật Bản. Thứ sáu, các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

119 Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), khối lượng GDP thế giới sẽ tăng lên 53 nghìn tỷ USD năm 2020 (tính theo giá năm 2000). Theo dự báo của Cơ quan tình báo kinh tế Anh (EIU), đến năm 2020, quy mô nền kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2/3 so với năm 2005 với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 3,5%/năm.

Theo dự báo của Euromonitor International - IMF, cán cân quyền lực kinh tế sẽ có sự thay đổi lớn trong vào năm 2020, cụ thể:

+ Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng GDP thế giới (tính theo PPP) đã tăng từ 7,1% năm 2000 lên 13,3% trong năm 2010. Đến năm 2020, nó sẽ đạt đến 20,7%.

+ Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ tư trong năm 2010. Đến năm 2020, nó sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, với GDP chiếm 5,8 % tổng số thế giới tính theo PPP. Về lâu dài, Ấn Độ có thể tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc do dân số trẻ và phát triển nhanh hơn;

+ Đến năm 2020, Nga sẽ xếp hạng cao hơn so với Đức trong mười nền kinh tế hàng đầu về GDP tính theo PPP và trở thành nền kinh tế lớn thứ năm. Tuy nhiên, tính thiếu đa dạng của nền kinh tế Nga có thể gây ra nhiều vấn đề trong dài hạn;

+ Brazil cũng sẽ vượt qua cả Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ bảy vào năm 2020. Đồng thời, Brazil trở thành một trong số các nhà xuất khẩu năng lượng và tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới.

120

+ Đến năm 2020, Mexico sẽ vượt qua Ý để trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới nhờ gia tăng dân số và sự trợ giúp của Hoa Kỳ trong phát triển kinh tế đất nước;

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ phần trăm trong tổng GDP thế giới của 10 nền kinh tế lớn năm 2020 (tính theo PPP)

Nguồn: Euromonitor International - IMF

Ngoài ra, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho rằng, tỷ trọng trong tổng đầu tư toàn cầu của các nước đang phát triển sẽ tăng lên 60% vào năm 2030. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 30% tổng đầu tư toàn cầu, trong khi ba nền kinh tế khác thuộc nhóm BRICS là Brazil, Ấn Độ và Nga cũng chiếm hơn 13%. Cũng theo báo cáo trên, đến năm 2030, các nước đang phát triển sẽ đóng góp phần lớn cho tăng trưởng tồn cầu và chiếm hơn 50% thương mại toàn cầu vào năm 2030.

121 Đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào các nước mới nổi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ phải đối mặt với các quy định nặng nề và tham nhũng. Các nước mới nổi cũng sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài quan trọng và nâng cao ảnh hưởng của họ trong nền kinh tế toàn cầu. Kể từ đầu những năm 2000, Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn ở châu Phi.

Về thương mại, theo dự báo của HSBC, thương mại hàng hóa thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 8%/năm trong giai đoạn 2013-2030 nhờ tăng trưởng GDP và rào cản thương mại được tháo dỡ.

Trong ngắn hạn, các số liệu dự báo cho thấy, triển vọng tăng trưởng xuất khẩu vẫn thấp do sự hồi phục chậm hơn của các thị trường mới nổi. Mặc dù vậy, xuất khẩu của Trung Quốc được dự báo vẫn sẽ tăng tương đối nhanh. Xuất khẩu của các nền kinh tế phương Tây sẽ tăng trưởng chậm trong ngắn hạn, nhưng có thể tăng tốc trở lại do tăng trưởng GDP và đầu tư phục hồi, trong đó Nhật Bản và Mỹ có tốc độ tăng nhanh hơn so với hầu hết các nước châu Âu. Nhìn chung, tăng trưởng thương mại thế giới được dự báo sẽ đạt đỉnh trong giai đoạn 2016-2020.

Triển vọng dài hạn, châu Á dự kiến sẽ có sự tăng trưởng nhanh nhất trong xuất khẩu hàng hóa từ nay đến năm 2030, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam dự báo đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm khoảng 10% và sau đó là Hàn Quốc. Xuất khẩu từ các nước châu Âu (Vương quốc Anh, Ireland, Pháp và Đức) được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng

122

3,5%/năm, trong khi Nhật Bản và Mỹ là cả hai được dự báo tăng trưởng thương mại khoảng 5,5%/năm.

Trên thị trường hàng hóa: nhu cầu dầu mỏ được dự báo tăng 10%/năm trong vòng 8 năm tới; nhu cầu về các kim loại cơ bản tăng chậm lại và ở mức bền vững hơn khoảng 3%/năm; nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng, kể cả dụng cụ và thiết bị điện tử, sẽ tăng trưởng nhanh tại các nền kinh tế mới nổi.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)