Phân tích mơi trường ngành dịch vụ phân phố

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 109 - 117)

- Hệ thống quản lý hiện nay đối với dịch vụ phân phố

2.2.2. Phân tích mơi trường ngành dịch vụ phân phố

a) Quan hệ giữa các nhà phân phối với các nhà sản xuất

Về lý thuyết, hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng được vận động qua nhiều loại kênh phân phối dài, ngắn khác nhau. Trong đó, các nhà phân phối (bán bn, bán lẻ, đại lý) đóng vai trị trung gian và chịu sự chi phối của các nhà sản xuất, bao gồm cả các nhà nhập khẩu lớn. Thơng thường, các nhà cung cấp chính thường đưa ra các quyết định tác động trực tiếp đến các nhà phân phối như: quyết định lựa chọn các nhà phân phối chính; quyết định cơ cấu các nhà phân phối theo vùng, miền; qui định những tiêu chuẩn cần thiết đối với hệ thống bán hàng;… Ngược lại, các nhà cung cấp qui mô nhỏ thường phụ thuộc vào quyết định tổ chức hệ thống cung ứng của các nhà phân phối. Đặc biệt, các nhà phân phối lớn (ví dụ như Wal- Mart) có đủ quyền lực để đàm phán với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách marketing khi đưa hàng vào trong hệ thống của mình.

Thực tế ở nước ta hiện nay, các nhà sản xuất cung ứng hàng hóa trong nước vẫn chủ yếu có qui mơ nhỏ, nhất là trong

110

lĩnh vực cung ứng các sản phẩm nông nghiệp. Việc đưa các sản phẩm của họ vào hệ thống phân phối của các siêu thị ln gặp phải khó khăn và trở ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Đồng thời, quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối với các nhà sản xuất chưa được thiết lập chặt chẽ. Mức độ tham gia của các nhà phân phối vào quá trình sản xuất (cung cấp thông tin thị trường; qui cách sản phẩm, ứng vốn đầu tư,…) của các nhà sản xuất và ngược lại vẫn cịn hạn chế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài thường chú trọng đến phát triển hệ thống đại lý. Đương nhiên, các nhà sản xuất này có quyền lực lớn đối với hệ thống phân phối sản phẩm của họ.

Trong giai đoạn từ này đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, cùng với q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mối quan hệ giữa các nhà cung ứng với các nhà phân phối ở nước ta cũng sẽ có thay đổi theo những xu hướng khác nhau:

Một là, số lượng các nhà sản xuất có qui mơ lớn trong nền kinh tế, nhất là trong các ngành công nghiệp ngày càng nhiều hơn do: các nhà sản xuất lớn trong nước, nhất là các nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngồi sẽ gia tăng nhanh cùng với chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, tính lợi ích theo qui mô mang lại lợi thế cạnh tranh, xu hướng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng mạnh mẽ hơn,… Điều đó sẽ làm gia tăng quyền lực của các nhà sản xuất lớn đối với các nhà phân phối.

Hai là, các nhà phân phối, một mặt, sẽ gia tăng đầu tư phát triển chuỗi cửa hàng, siêu thị để mở rộng mạng lưới bán

111 hàng, trở thành nhà phân phối lớn và giành lợi thế đàm phán với các nhà sản xuất lớn. Mặt khác, các nhà phân phối lớn cũng sẽ chú trọng đến xây dựng cơ sở nguồn hàng trên cơ sở hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực nơng nghiệp. Trong mối quan hệ đó, quyền lực đàm phán của các nhà phân phối đối với các cơ sở sản xuất nhỏ có xu hướng gia tăng.

Ba là, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tiếp theo sẽ diễn ra xu hướng xâm nhập mạnh mẽ của các nhà sản xuất vào lĩnh vực phân phối và ngược lại. Đặc biệt là xu hướng phát triển hệ thống đại lý tiêu thụ của các nhà sản xuất và xu hướng sử dụng thương hiệu của các nhà phân phối gắn cho các sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ.

b) Quan hệ giữa các nhà phân phối với khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động của các nhà phân phối. Các nhóm khách hàng (theo thu nhập, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp,…) đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.

Ở nước ta, sức ép của khách hàng đối với các nhà phân phối hiện nay còn khá thấp, một phần do: mức thu nhập chưa cao (mới vượt qua ngưỡng của các nước nghèo); mức độ phân hóa khách hàng theo mức thu nhập chưa lớn; nhu cầu tiêu dùng của đa số người dân (theo tháp nhu cầu của Maslow) vẫn chủ yếu ở tầng thứ nhất (nhu cầu thiết yếu) và tầng thứ hai (nhu cầu an toàn);…

112

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ tác động, thay đổi mạnh mẽ các đối tượng tiêu dùng hàng hóa do: triển vọng cải thiện thu nhập; xu hướng thay đổi kết cấu dân số, mức sống và lối sống, tâm lý và hành vi ứng xử, phương thức tiêu dùng,… Những thay đổi này sẽ làm gia tăng các nhóm tiêu dùng có mức thu nhập, sở thích,… khác nhau và tạo nên áp lực đối với hoạt động của các nhà phân phối, nhất là các nhà bán lẻ trên các phương diện như:

Một là, áp lực đối với các nhà phân phối về đảm bảo cung cấp hàng hóa một cách đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ kèm theo. Điều đó khơng chỉ địi hỏi các nhà phân phối phải mở rộng và đa dạng hóa nguồn hàng, mà cịn phải gia tăng năng lực quản lý, năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật để cung cấp dịch vụ kèm theo cho khách hàng.

Hai là, áp lực đối với các nhà phân phối trong việc phát triển phương thức, loại hình kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhóm khách hàng mục tiêu. Rõ ràng, trong điều kiện nguồn lực hạn chế, mỗi nhà phân phối sẽ khó mở rộng đầu tư để đáp ứng nhu cầu mua sắm của mọi nhóm khách hàng, mà phải đưa ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư để đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho một vài nhóm khách hàng.

Ba là, áp lực đối với các nhà phân phối trong việc thích ứng với sự thay đổi nhanh của các trào lưu tiêu dùng (do vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại, triển vọng gia tăng thu nhập và những yếu tố khác). Điều đó địi hỏi các nhà phân

113 phối phải thường xuyên quan tâm nhiều hơn đến sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, gia tăng năng lực cung ứng hàng hóa,…

c) Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn

Số lượng doanh nghiệp gia nhập ngành dịch vụ phân phối trong giai đoạn vừa qua, như đã đề cập trên đây, có tốc độ gia tăng cao (tăng bình quân trên 20%/năm). Xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và kể cả sau năm 2020 do:

+ Mặc dù mức độ hấp dẫn của thị tường bán lẻ tại Việt Nam đã liên tục tụt từ hạng 1 năm 2008 xuống hạng thứ 23 năm 2012. Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn của ngành dịch vụ phân phối vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới vì: kết cấu dân số trẻ; mức độ bão hòa của thị trường còn thấp; lực lượng kinh doanh trong ngành chủ yếu có qui mơ hộ gia đình; số lượng doanh nghiệp trong ngành chưa cao và chủ yếu có qui mơ nhỏ và siêu nhỏ; tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành tuy có giảm xuống trong vài năm gần đây, nhưng mức vốn đầu tư tính trên 1 đơn vị giá trị GDP tạo ra vẫn còn thấp;

+ Các điều kiện gia nhập ngành dịch vụ phân phối vẫn khá thuận lợi do: mức vốn đầu tư thấp hơn so với mức bình quân chung của nền kinh tế; ngành khơng địi hỏi cơng nghệ cao và kỹ thuật phức tạp; trong ngắn hạn vẫn ít các qui định về điều kiện gia nhập và mức yêu cầu còn thấp; những nỗ lực về cải cách thủ tục hành chính hiện nay sẽ làm giảm chi phí hành chính và thời gian làm thủ tục; hệ thống chợ truyền

114

thống vẫn khá phổ biến và xu hướng thay thế bằng các loại hình hiện đại hơn sẽ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn tới;…

Những đối thủ lớn có thể gia nhập ngành dịch vụ phân phối trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 có thể bao gồm:

- Các nhà phân phối từ nước ngồi sẽ gia tăng do: chính sách mở cửa thị trường dịch vụ phân phối; mức độ hấp dẫn của thị trường Việt Nam; vẫn còn nhiều khoảng trống trong ngành dịch vụ phân phối (nhất là loại hình hiện đại và trong phân ngành bán buôn) mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ năng lực đầu tư.

- Các tập đoàn đa quốc gia phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đặc tính kỹ thuật cao, các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng vào Việt Nam thông qua hệ thống đại lý độc quyền.

- Các tập đồn, cơng ty sản xuất lớn trong nước mở rộng đầu tư sang ngành dịch vụ phân phối theo hướng kinh doanh đa ngành, hoặc đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.

d) Áp lực từ các dịch vụ thay thế

Phát triển thương mại điện tử có thể thay thế các nhà phân phối. Tuy nhiên, mức độ “điện tử” trong thương mại điện tử khác nhau sẽ tác động đến khâu phân phối khác nhau. Ví dụ, các nhà sản xuất có thể bỏ qua các nhà phân phối, trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm của mình trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Hoặc, các nhà phân phối chỉ sử dụng mạng internet để quảng cáo,

115 nhận đặt mua và thanh toán qua mạng. Nhìn chung, thương mại điện tử có thể giảm đáng kể chi phí về quảng cáo, thủ tục thanh tốn, chi phí giao hàng (đối với các sản phẩm có thể giao qua mạng internet như phần mềm, đĩa nhạc,…).

Hiện nay, mức độ và trình độ phát triển thương mại điện tử ở nước ta vẫn còn hạn chế do hạn chế về môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng về thanh toán điện tử. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tốc độ phát triển của thương mại điện tử sẽ có xu hướng tăng nhanh, nhưng sẽ tập trung chủ yếu ở khâu quảng cáo, đặt mua qua mạng. Thực tế, thương mại điện tử trên thế giới hiện vẫn phát triển chậm hơn so với kỳ vọng trước đây và còn nhiều điều chưa chắc chắn về loại hình mua sắm qua mạng internet.

e) Áp lực cạnh tranh trong ngành dịch vụ phân phối

Thực tế phát triển ngành dịch vụ phân phối ở nước ta hiện nay cho thấy: tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành cao; ngành cao cấu trúc phân tán (số lượng doanh nghiệp, đặc biệt số lượng hộ kinh doanh quá lớn, chưa có doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh chi phối); các doanh nghiệp, nhất là các hộ kinh doanh vẫn dễ dàng gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường). Như đã nêu, lĩnh vực phân phối của Việt Nam nói chung và bán lẻ nói riêng hiện vẫn trong tình trạng năng suất và mức độ cạnh tranh thấp.

Trong giai đoạn từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, có thể nhận định một số xu thế phát triển của các lực lượng trong ngành như:

116

+ Số hộ kinh doanh tham gia vào ngành vẫn khá cao, nhưng tốc độ gia tăng tổng số hộ kinh doanh sẽ thấp hơn so với giai đoạn trước, một mặt do xu hướng giảm dần lợi nhuận và gia tăng chi phí đầu tư cơ sở kinh doanh, mặt khác một bộ phận hộ kinh doanh trong ngành sẽ thành lập doanh nghiệp để thuận lợi hơn trong việc mở rộng kinh doanh, hoặc rút lui khỏi ngành do hiệu quả kinh doanh thấp.

+ Số lượng các doanh nghiệp phân phối nhỏ trong nước vẫn có tốc độ gia tăng nhanh, nhưng cũng sẽ thấp hơn so với giai đoạn trước do những qui định về điều kiện gia nhập ngành cao hơn (xuất phát từ yêu cầu quản lý), đặc biệt là do áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp hàng đầu trong nước, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Các doanh nghiệp phân phối lớn (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh để giành ưu thế trên thị trường.

Với những xu hướng này tính cạnh tranh trong nội bộ ngành dịch vụ phân phối sẽ ngày càng gia tăng. Trong đó, các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp phân phối nhỏ chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn hơn từ các doanh nghiệp phân phối lớn. Đồng thời, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn cũng sẽ ngày càng cao hơn, nhất là trên hai phương diện về tăng độ bao phủ trên thị trường và xây dựng cơ sở nguồn hàng đảm bảo cho mạng lưới bán hàng. Cùng với điều đó là xu hướng xâm nhập của các doanh nghiệp bán buôn vào lĩnh vực bán lẻ và ngược lại.

117

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)