Phân tích điểm mạnh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 130 - 134)

- Hệ thống quản lý hiện nay đối với dịch vụ phân phố

2.4.1. Phân tích điểm mạnh

Trên cơ sở đánh giá thực trạng dịch vụ phân phối ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017, tính chất và trình độ phát triển chung của nền kinh tế cũng như triển vọng phát triển có thể đánh giá những điểm mạnh chủ yếu của lĩnh vực dịch vụ phân phối nước ta đến năm 2020 và 2030 như sau:

+ Ngành dịch vụ phân phối ở nước ta có qui mơ khá lớn và đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh.

Như đã phân tích ở trên, các chỉ tiêu phản ánh qui mô và tốc độ tăng trưởng của ngành về GDP, lực lượng lao động, số lượng doanh nghiệp của ngành đều ở mức cao. Đồng thời, triển vọng tăng trưởng và mở rộng qui mô của ngành trong giai đoạn chiến lược 2011 - 2020 và đến năm 2030 đang được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, cả từ phía cung và phía cầu. Về phía cung, triển vọng gia tăng qui mô và số lượng các nhà sản xuất, cung ứng được hỗ trợ bởi tiến trình hồn thành cơng nghiệp hóa trong giai đoạn chiến lược 2011 - 2020. Về phía cầu, với trên 93 triệu dân, qui mơ và trình độ tiêu dùng trong nước cũng sẽ gia tăng nhanh cùng với quá trình cải thiện thu nhập ở ngưỡng trên trung bình và tác động của q trình đơ thị hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

+ So với các ngành kinh tế khác, nhất là các ngành trong khu vực dịch vụ, ngành dịch vụ phân phối là ngành

131 chuyển biến khá nhanh theo cơ chế thị trường và hiện ít phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Theo số liệu thống kê đã nêu trên đây, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác trong tổng vốn đầu tư xã hội vào ngành này chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Sự ít phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là một trong những điểm mạnh của ngành dịch vụ phân phối trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2020 và 2030 vì khơng gặp phải “hụt hẫng” do sự cắt giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra mạnh trong giai đoạn tới do thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường và nhất là sự hạn hẹp của ngân sách nhà nước do tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay.

+ Khả năng hấp thụ vốn đầu tư vào dịch vụ phân phối ở nước ta đến năm 2020 và 2030 còn khá lớn.

Khả năng hấp thụ vốn đầu tư của ngành dịch vụ phân phối còn khá lớn, một mặt, theo phân tích trên đây, các chỉ tiêu hiện tại của ngành như mức vốn đầu tư trên 1 lao động khá thấp, lượng vốn cần thiết để tạo ra 1 đơn vị giá trị GDP hiện còn thấp, tỷ suất lợi nhuận chung của ngành ở mức khá cao. Mặt khác, triển vọng phát triển của nền kinh tế đến năm 2020 và 2030 và nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng để thực hiện hoạt động phân phối là cơ sở đảm bảo duy trì khả năng tạo ra giá trị gia tăng và lợi nhuận trong ngành dịch vụ phân phối. Mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư và khả hấp thụ vốn của ngành cịn khá lớn chính là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy ngành dịch vụ phân phối phát triển.

132

+ Cấu trúc của khu vực doanh nghiệp trong ngành dịch vụ phân phối đang thay đổi theo hướng gia tăng tính năng động của các doanh nghiệp trong ngành.

Tính năng động của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ phân phối đến năm 2020 và 2030 sẽ gia tăng mạnh mẽ do: xu hướng phát triển nhanh của các phân ngành đại lý và nhượng quyền thương mại; xu hướng gia tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ trong ngành (từ khu vực hộ kinh doanh); xu hướng hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng/phân phối; xu hướng thay thế mạnh mẽ của các loại hình thương mại hiện đại;… Những điều đó, một mặt, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp trong ngành, mặt khác tạo ra sức ép cạnh tranh lớn trong nội bộ ngành dịch vụ phân phối.

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành dịch vụ phân phối đã và đang gia tăng đầu tư phát triển nhanh hệ thống kinh doanh.

Mặc dù, sự hiện diện của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp bán lẻ ở nước ta vẫn còn là chủ đề của nhiều vấn đề đang tranh cãi. Tuy nhiên, thực tế không thể phủ nhận vai trò của doanh nghiệp này trong ngành dịch vụ phân phối ở nước ta hiện nay, nhất là về phương diện phát triển ngành theo hướng hiện đại. Đến năm 2020, mức độ hấp dẫn của thị trường Việt Nam cùng với việc thực hiện chính sách mở cửa và cam kết của chính phủ về cải cách thể chế sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư nước ngồi và ngành. Ở mức độ nào đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với tiềm lực về tài chính, kỹ năng quản trị chuỗi cung ứng, trình độ quản lý bán

133 hàng,… mang lại điểm mạnh trong phát triển ngành dịch vụ phân phối nước ta ở giai đoạn tiếp theo.

+ Một số doanh nghiệp phân phối trong nước đã và đang mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên cả 4 phân ngành dịch vụ phân phối.

Hiện nay, theo số liệu thống kê đã nêu trên đây, ngành dịch vụ phân phối là một trong những ngành có số lượng lớn các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đây là một trong những điểm mạnh của ngành dịch vụ phân phối nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là cơ sở hiện hữu để gia tăng kết nối hệ thống phân phối của Việt Nam với nước ngoài, nối dài chuỗi sản xuất/cung ứng trong nước và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp phân phối trong nước ở phạm vi khu vực và kể cả toàn cầu trong tương lai. Đến năm 2020 và 2030, điểm mạnh này của ngành dịch vụ phân phối nước ta sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy cùng quá trình phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như xu thế mở cửa thị trường của các nền kinh tế.

+ Một điểm mạnh khác trong phát triển ngành dịch vụ phân phối ở nước ta đến năm 2020 và 2030 là tiềm năng về lực lượng lao động.

Hiện tại, ngành dịch vụ phân phối là một trong những ngành thu hút nhiều lao động, nhất là lao động từ khu vực nông nghiệp và nông thôn. Xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong giai đoạn tới. Mặc dù, lực lượng lao động tham gia ngành dịch vụ phân phối hiện nay cịn nhiều hạn chế về trình độ đào tạo và kỹ năng nghề nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

134

hệ thống phân phối hiện đại. Tuy nhiên, lực lượng lao động Việt Nam nói chung có những ưu điểm như: lao động trẻ; hầu hết đã đạt trình độ giáo dục phổ thơng; có khả năng tiếp thu kiến thức; cần cù, chịu khó; dễ chấp nhận mức tiền lương thấp… Do đó, trong giai đoạn tới, cùng với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ phân phối và sức ép cạnh tranh việc làm chắc chắn sẽ tạo ra lực lượng đông đảo những lao động đã qua đào tạo, có chất lượng chun mơn để sẵn sàng tham gia vào ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)