Xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 122 - 126)

- Hệ thống quản lý hiện nay đối với dịch vụ phân phố

2.3.2. Xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trên thế giớ

dịch vụ phân phối trên thế giới

Quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nước đang phát triển đã dẫn đến xu hướng thay thế mạnh mẽ của các loại hình truyền thống bằng các loại hình hiện đại trong ngành phân phối. Đây là ngun nhân chính thúc đẩy q trình tồn cầu hóa ngành dịch vụ phân phối, đặc biệt là sự thâm nhập của chuỗi cung ứng toàn cầu vận hành bởi các nhà phân phối hoặc sản xuất xuyên quốc gia và trào lưu “siêu thị hóa”. Nhờ q trình tồn cầu hóa, các loại hình phân phối hiện đại ở các nước đang phát triển ngày nay diễn ra nhanh hơn nhiều so với ở các nước phát triển phương Tây vào thế kỷ trước. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, ngành bán lẻ phải mất khoảng 70 - 80 năm mới được hình thành hồn chỉnh, trong khi đó tại Braxin, chỉ trong 20 năm.

Bên cạnh đó, q trình tự do hóa thương mại trong ngành dịch vụ phân phối được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sự hình thành các mạng lưới sản xuất/phân phối, bao gồm các chuỗi sản xuất theo chiều dọc mở rộng khắp các quốc gia trong từng khu vực và toàn cầu. Các bên tham gia vào mạng lưới sản xuất/phân phối khu vực và toàn cầu chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các ngành cơng nghệ máy móc, bao gồm sản xuất

123 máy cái, máy móc điện, thiết bị vận tải và máy móc chính xác và một số công ty trong các ngành khác như dệt may và may mặc... Ở khu vực Đông Á, các mạng lưới sản xuất/phân phối đang giữ vai trị quan trọng và có những đặc điểm nổi bật, như: trước hết, các mạng lưới này đã trở thành một bộ phận quan trọng trong từng nền kinh tế trong khu vực. Các hoạt động sản xuất và thương mại quốc tế của mỗi quốc gia không thể thiếu các mạng lưới này; thứ hai, các mạng lưới này có sự tham gia của nhiều quốc gia với mức thu nhập khác nhau. Những khác biệt về giá và các lợi thế địa điểm được tận dụng hiệu quả để hình thành các mạng lưới sản xuất theo chiều dọc;

thứ ba, các mạng lưới này bao gồm các mối quan hệ trong và ngồi cơng ty. Giữa các công ty đa quốc gia (MNEs) và các công ty trong nước ở mỗi quốc gia hình thành các mối quan hệ liên kết phức tạp.

Trong xu thế tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại, các nhà bán bn truyền thống đang mất đi vai trị trong mạng lưới phân phối do xu hướng hợp nhất dịch vụ logistics của các nhà sản xuất và bán lẻ. Xu hướng này đã dẫn đến sự hình thành và phát triển chuỗi cung ứng từ sản xuất đến bán lẻ. Trong chuỗi cung ứng có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các khâu từ sản xuất, vận chuyển đến phân phối và tài chính nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Đối với các chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng (thực phẩm và may mặc,…) nhà bán lẻ trở thành lực lượng đi đầu trong chuỗi cung ứng. Điều này cho thấy sự chuyển biến trong thương mại từ cơ chế cung/đẩy sang cơ chế cầu/kéo.

Hiện nay, ngành bán lẻ trên phạm vi tồn cầu đã định hình bốn xu hướng quan trọng: một là xu hướng gia tăng tập

124

trung của các doanh nghiệp vào nhóm hàng nhất định, nhất là trong phân ngành thực phẩm; hai là xu hướng hình thành các nhóm thu mua chung; ba là, xu hướng hợp nhất theo chiều dọc của bán bn và bán lẻ, trong đó thị phần của các nhà bán lẻ có thương hiệu ngày càng tăng; bốn là xu hướng quốc tế hóa trong ngành bán lẻ ngày càng tăng để đạt được tính kinh tế theo quy mơ và phạm vi.

Quốc tế hóa ngành bán lẻ tuy vẫn là một xu hướng tương đối mới, nhưng là xu thế không thể đảo ngược. Ngày nay, các thành viên của WTO đều đã ký cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối. Tuy nhiên, hầu hết các nền kinh tế vẫn đưa ra những qui định hạn chế thương mại dịch vụ phân phối trên hai phương diện: hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế hoạt động. Về tiếp cận thị trường, các hạn chế chủ yếu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, bao gồm các thủ tục gia nhập (đăng ký kinh doanh), các quy định về thành lập, mở rộng doanh nghiệp và địa điểm của cơ sở thương mại, quy định về hoạt động và sản phẩm, sự tồn tại của các doanh nghiệp độc quyền trong nước về một số mặt hàng và các rào cản pháp lý đối với việc lập cơ sở quy mô lớn. Về hạn chế hoạt động của doanh nghiệp, quy định chủ yếu là về thời gian mở cửa và giá cả bán lẻ. Các quy định về thời gian mở cửa được đặt ra vì các lý do tơn giáo hay bảo vệ quyền lợi của người lao động. Những khác biệt về văn hóa và lịch sử là ngun nhân chính dẫn đến những khác biệt lớn giữa các quốc gia ngày nay.

Những qui định hạn chế đối với:

+ Phân ngành bán buôn: hầu hết các biện pháp mà các Thành viên WTO áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường bán

125 buôn. Các biện pháp áp dụng có thể bao gồm cả việc cấm doanh nghiệp bán bn nước ngồi thiết lập hiện diện thương mại nhằm bảo hộ các đơn vị bán buôn trong nước. Biện pháp này áp dụng ở cả các nước đang phát triển cũng như phát triển, nhưng thường có phạm vi cụ thể và chỉ áp dụng đối với một số sản phẩm nhất định. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào dịch vụ bán buôn thường bị hạn chế bởi yêu cầu phải có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với việc lập cơ sở mới hay mua lại doanh nghiệp trong nước đang hoạt động, hay hạn chế cổ phần/vốn góp của nước ngồi. Chính phủ cũng có thể áp dụng các biện pháp như hạn chế việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp có vốn nước ngồi sau khi đã thành lập. Thông thường, các biện pháp này được thực hiện theo phán xét chủ quan (discretion) của cơ quan quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý nhà nước có thể sử dụng các biện pháp thiếu minh bạch như: kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) hoặc đánh giá “lợi ích quốc gia” để quyết định phê duyệt hay không đối với dự án đầu tư. Các hạn chế khác liên quan đến hiện diện thương mại, như: doanh nghiệp nước ngồi phải chọn một trong những hình thức pháp lý nhất định hoặc phải liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ trong nước hoặc thoái đầu tư. Việc cấm lập chi nhánh trong ngành bán buôn thường là yêu cầu hiện diện thương mại đầy đủ. Ngoài ra, các nước thường đưa ra những hạn chế về yếu tố đầu vào như đất đai hoặc lao động.

+ Phân ngành bán lẻ:

Các quy định có thể phân thành 5 nhóm lớn theo mục đích chính sách: (1) hạn chế về địa điểm (quy định về quy hoạch phân vùng và sử dụng đất để giảm thiểu các ảnh hưởng về khơng

126

gian); (2) kiểm sốt giá cả (để bảo vệ người tiêu dùng); (3) cơ cấu doanh nghiệp (bằng luật cạnh tranh để ngăn chặn độc quyền); (4) bảo đảm sự ổn định của thị trường (kiểm soát sự gia nhập của các công ty mới để tránh dư thừa công suất); và (5) bảo vệ người tiêu dùng (quy định cấp phép/kiểm tra để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng). Ngoài ra, ở các nước phát triển còn đưa ra qui định về tiêu chuẩn của bản thân nhà phân phối. Qui định này có thể đưa vào nhóm thứ 6 vì đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Động cơ của việc đưa ra các tiêu chuẩn này xuất phát từ yêu cầu thực hiện cam kết về chất lượng, chiến lược đặc định hóa sản phẩm hay trách nhiệm về các vụ kiện có thể xảy ra. Ở các nước đang phát triển, đơi khi các tiêu chuẩn này cịn được sử dụng để thay thế trong trường hợp khơng có các tiêu chuẩn chính thức hoặc có các tiêu chuẩn chính thức nhưng hiệu lực kém.

Nhiều quy định về bán lẻ tại các nước phát triển và đang phát triển xuất phát từ những lo ngại của công chúng về sự cạnh tranh giữa bán lẻ hiện đại và bán lẻ truyền thống, cũng như mâu thuẫn giữa các siêu thị và các nhà cung cấp, khi mơ hình bán lẻ hiện đại ngày càng phổ biến và có thể gây tổn thất cho các nhà bán lẻ truyền thống.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phân phối hàng hóa của việt nam tại thị trường nội địa (phần 1) (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)