Quy trình nghiệp vụ Nhờ thu kèm chứng từ

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ LIÊN-1906020243-QTKD26_LUẬN VĂN THẠC SĨ-1 (Trang 33 - 35)

Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2011

(1) Nhà xuất khẩu (XK) tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ (BCT) XK.

(2) Nhà XK xuất trình BCT đến NH nhờ thu yêu cầu sử dụng dịch vụ nhờ thu kèm chứng từ.

(3) NH nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi kèm BCT tới NH thu hộ. (4) NH thu hộ thông báo lệnh nhờ thu cho nhà nhập khẩu (NK). (5) Nhà NK chấp nhận lệnh nhờ thu bằng việc:

 Thanh toán đổi lấy BCT, hoặc

 Chấp nhận thanh toán hối phiếu để đổi lấy chứng từ, hoặc  Chấp nhận các điều kiện khác để đối lấy chứng từ

(6) NH thu hộ sau khi nhận được tiền thanh toán từ nhà NK sẽ chuyển tiền cho NH nhờ thu.

(7) NH nhờ thu sau khi nhận được tiền từ NH thu hộ, thực hiện báo có cho nhà XK. Người trả

tiền (Drawee)

Sử dụng phương thức nhờ thu, nhà xuất khẩu vẫn nắm kiểm soát hàng hóa cho đến khi nhà NK thanh tốn/chấp nhận thanh tốn; hối phiếu đã được chấp nhận là công cụ đảm bảo thanh toán cho nhà XK, ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với nhà NK. Nhà NK cũng có lợi thế do có thể chậm thanh tốn/chấp nhận thanh tốn tới khi xác định hàng đã được giao tới nơi đến theo thỏa thuận, có thể kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán/chấp nhận thanh toán. Như vậy, phương thức nhờ thu có thể giảm được rủi ro cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, hạn chế sự chậm trễ trong việc nhận tiền đối với nhà XK và nhận hàng đối với nhà NK. Tuy nhiên, trong nhờ thu, nhà XK có địi được tiền hay khơng phụ thuộc vào thiện chí và khả năng tài chính của nhà NK chứ khơng phải ngân hàng do ngân hàng chỉ đóng vai trị trung gian thu hộ tiền hàng. Nhà NK cũng có thể gặp rủi ro liên quan đến vấn đề hàng không được giao, hoặc giao khơng đúng thỏa thuận.

Phương thức Tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

Theo UCP600, Điều 2, tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NH phát hành về việc thanh tốn khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp.

Như vậy, phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư gọi là thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.

Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức này là Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – UCP) do Phòng Thương mại quốc tế ban hành vào năm 1933, đến nay đã sửa đổi 6 lần. Các phiên bản UCP cịn ngun giá trị, chỉ có hiệu lực pháp lý bắt buộc khi L/C dẫn chiếu áp dụng UCP, dưới luật quốc gia và có thể loại trừ, sửa đổi, bổ sung các điều khoản. Phiên bản UCP mới nhất là UCP600 sửa đổi năm 2007.

Phương thức L/C ngày càng được sử dụng phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế, do khắc phục được các nhược điểm của chuyển tiền hay nhờ thu, cân bằng

8 5 Ngân hàng thông báo (Advising bank)

6 7

1

Ngân hàng phát hành (Issuing bank) 2

8 5 3

4 Hợp đồng

Người yêu cầu (Applicant) Người hưởng lợi (Beneficiary)

được quyền lợi của cả bên bán và mua, giúp hai bên an toàn hơn khi thực hiện các giao dịch giá trị lớn. Tuy nhiên, đây là phương thức thanh tốn tốn nhiều chi phí, thời gian thực hiện, quy trình thủ tục thanh tốn phức tạp, đặc biệt đòi hỏi nhân viên của tất cả các bên tham gia có trình độ cao về chun mơn nghiệp vụ.

Trong đó:

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ LIÊN-1906020243-QTKD26_LUẬN VĂN THẠC SĨ-1 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w