Các ngành thực hiện M&A nhiều nhất Châu Âu

Một phần của tài liệu thực trạng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 30)

Ngành Giá trị Số HĐ

Nguyên liệu 446.000 1.573

Tài chính 434.000 1.565

Năng lượng 303.000 1.207

Nguồn: Thomson Financial

Thành công vượt trội của Châu Âu năm nay phần lớn là do các thương vụ sáp nhập lớn xảy ra tại đây. Sau đây là những thương vụ sáp nhập nổi bật nhất Châu Âu năm 2007.

Bảng 6: Những thương vụ M&A hàng đầu Châu Âu 2007 (đơn vị: triệu USD)

STT Ngày Công ty mục tiêu Công ty mua Giá trị

1 08/11/2007 Rio Tinto PLC BHP Billiton Ltd 192.752

2 25/04/2007 ABN-AMRO RFS Holdings BV 99.364

3 12/07/2007 Alcan Inc Rio Tinto PLC 43.922

4 20/05/2007 Capitalia SpA Unicredito Italiano SpA 29.528

5 02/04/2007 Endesa SA Investor Group 26.437

Nguồn: Thomson Financial

2.2 Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam

2.2.1 Quá trình phát triển M&A tại Việt Nam

Hoạt động M&A đầu tiên ở Việt Nam đó là việc mua cơng ty kem đánh răng P/S của Unilever. Tuy nhiên khoảng thời gian trước đó thì rất ít hoặc khơng có. Hoạt động chỉ sơi nổi khi có chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và từ khi có Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời.

Năm 2005, ở Việt Nam có 18 vụ sáp nhập doanh nghiệp với tổng giá trị 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập tăng gần gấp đơi, có 32 vụ với tổng giá trị 245 triệu USD. Năm 2007 thực sự là năm của M&A tại Việt Nam với 113 vụ giao dịch với tổng trị giá giao dịch lên tới 1700 triệu USD.

Năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhu cầu và đã có những hoạt động khá mạnh mẽ về liên kết và hợp tác với nhau, cũng như thiết lập được các quan hệ hợp tác chiến lược với nhiều doanh nghiệp có tầm cỡ trên thế giới. Trong lĩnh vực bán lẻ với sự hợp tác, liên kết giữa các hệ thống bán lẻ lớn nhất nước ta hiện nay: siêu thị Coopmart, Haprosimex,... đặc biệt những bắt tay chiến lược thể hiện rất rõ trong ngành ngân hàng ở nước ta với sự xuất hiện của các liên minh chiến lược, như: Deutsche Bank với Habubank, HSBC với Techcombank (HSBC hiện đã sở hữu 15% cổ phần, đồng thời cũng nắm giữ 10% cổ phần của Bảo Việt), Oversea Chinese Banking Coporation Ltd. (OCBC) với VPBank, Dragon Capital, ANZ với Sacombank, Standard Chartered Bank với ACB..., sau đó là các ngành thực phẩm - nước giải khát.7

Bảng 7: Hoạt động M&A của Việt Nam và các nước (Đơn vị triệu USD)

Quốc gia 2007 2006 % thay đổi

Giá trị Số HĐ Giá trị Số HĐ Mỹ 1.667.833 9.039 1.347.971 8.503 23,7% Đức 131.329 1.195 124.728 1.214 5,3% Úc 154.984 1.687 59.736 1.345 159,4% Trung Quốc 28.149 715 27.150 616 3,7% Malaysia 33.508 612 9.178 613 265,1% Việt Nam 1700 113 245 32

Nguồn: Thomson Financial

Dự báo tốc độ phát triển của thị trường M&A sẽ tăng 30-40%/năm.Tuy nhiên đó là những con số quá nhỏ bé so với hoạt động M&A của khu vực và thế giới. Như vậy, có thể nói thị trường M&A của nước còn rất non trẻ, sơ khai.

2.2.2 Những đặc điểm của M&A Việt Nam

Đa số các vụ M&A lớn tại Việt Nam đều có sự tham gia của các công ty nước ngồi. Tuy vậy, cũng có một vài vụ sáp nhập giữa doanh nghiệp trong nước như ngân hàng ACB mua ngân hàng Đại Á, Kinh Đô mua Tribeco hay Gạch Đồng Tâm mua Sứ Thiên Thanh nhưng chiếm rất ít. Hầu hết những vụ cịn lại đều có sự tham gia của ít nhất một bên là doanh nghiệp nước ngồi. Trong đó, cũng có trường hợp doanh nghiệp nước ngồi mua lại toàn bộ cổ phần hoặc cổ phần chiến lược của doanh nghiệp trong nước như vụ Daiichi Nhật Bản mua lại tồn bộ Cơng ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, vụ AZN đầu tư vào ngân hàng Sacombank và cơng ty chứng khốn SSI, HSBC – Techcombank, Dragon Capital – Vinamilk…Ngược lại cũng có trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước ngồi như Kinh Đơ mua kem Wall’s, Vinabico-Kotobuki Vietnam; và trường hợp sáp nhập giữa hai doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi như Savills – Chesterton Vietnam.

Có 4 ngun nhân dẫn đến tình trạng này trong M&A tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp nước ngồi có ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lí trong hoạt động M&A hơn các doanh nghiệp Việt Nam.

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ các doanh nghiệp nước ngồi có khả năng thực hiện những hợp đồng M&A với giá trị lớn mà các doanh nghiệp trong nước không thể.

Các doanh nghiệp trong nước cũng muốn liên kết với nước ngoài để khai thác thương hiệu, và kinh nghiệm quản lí của cơng ty nước ngồi.

Hiện nay, theo lộ trình cam kết WTO thì vẫn cịn một số ngành được bảo hộ, nên chỉ M&A là con đường ngắn nhất để xâm nhập thị trường của các công ty nước ngồi.

Hình thức M&A của Việt Nam mang tính thân thiện nhiều hơn. Hầu như thị trường chưa ghi nhận vụ thơn tính mang tính thù địch nào. Các vụ sáp nhập thể hiện rõ sự hợp tác và ở một góc độ nào đó có thể nói, vẫn mang tính chất của hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trước đây.

2.2.3 Xu hướng M&A thế giới và Việt Nam những năm gần đây

Như đã đề cập ở phần trên, xu hướng M&A ở trên thế giới hiện nay chủ yếu diễn ra tại Mỹ và Châu Âu, tuy nhiên đã nhanh chóng lan đến Châu Á và giá trị của các hoạt động M&A xuyên quốc gia tăng cao. Trong tương lai sẽ có nhiều các cơng ty lớn từ Châu Âu và Mỹ bắt đầu đổ vốn vào các thị trường mới nổi như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ…dưới hình thức mua bán sáp nhập vì mặc dù với tiềm lực tài chính mạnh nhưng các cơng ty này sẽ gặp nhiều khó khăn khi xâm nhập thị trường do vấp phải sự khác biệt về văn hóa, và đặc biệt là các rào cản của chính phủ các nước này (điển hình ở Việt Nam, mặc dù đã vào WTO nhưng vẫn còn một số ngành được bảo hộ theo lộ trình cam kết).

Khác với xu hướng của thế giới, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, tiềm lực tài chính cịn hạn chế và sự yếu kém trong quản lí. Cho nên xu hướng chủ yếu M&A tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ ngày càng tăng, các doanh nghiệp trong nước sáp nhập với các công ty đến từ nước ngoài để khai thác tiềm lực về nguồn lực tài chính, khả năng quản lí, tiếp thu cơng nghệ mới, tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành, giảm chi phí, gia tăng về quy mơ, và quan trọng là giảm đối thủ cạnh tranh. Ngồi ra số lượng sáp nhập giữa các cơng ty trong nước cũng gia tăng do họ phải hợp tác với nhau để cạnh tranh với các công ty đến từ nước ngoài khi Việt Nam dần tháo bỏ các cam kết bảo hộ theo lộ trình WTO. Đặc biệt xu hướng này M&A sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong ngành tài chính và ngân hàng.

2.2.4 Nguyên nhân M&A tại Việt Nam còn kém so với các nước trên thế giới

Theo bảng số liệu tổng quan về M&A của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương8 thì Việt Nam đang ở con số 0 trong hoạt động này. Nguyên nhân chủ yếu là

8

do hệ thống pháp luật về M&A chưa hoàn thiện và quan trọng là sự am hiểu về hoạt động này của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.

Hệ thống luật pháp:

Do nền tảng thực tiễn và pháp lí của thị trường mua bán doanh nghiệp còn rất mới ở nước ta nên tỉ lệ thành công trong các giao dịch mua bán doanh nghiệp cịn thấp. Các quy định hiện có trong Luật doanh nghiệp cũng chỉ mang tính sơ lược và chưa có được những quy trình cụ thể để thực hiện tiến trình này.

Ngồi ra, hầu hết khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều không ý thức được rằng hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp mà họ đang có ý định tiến hành lại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh.

Trình độ hiểu biết về M&A:

Các doanh nghiệp đều không nắm rõ qui trình các bước phải thực hiện ra sao. Bên bán không biết phải bán cho ai, vào lúc nào; bên mua có tâm lí sợ sai lầm trong quyết định mua... Thêm vào đó là hoạt động tư vấn và môi giới trong M&A vẫn chưa phát triển.

2.3 Khung pháp lí quy định về M&A tại Việt Nam:

2.3.1 Hành lang pháp lí về M&A tại Việt Nam hiện nay:

Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định về phân loại khái niệm và thủ tục, hồ sơ đăng ký chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp trong các điều 150-1539. Về tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua quyết định đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty đã được Luật Doanh nghiệp 2005 nâng từ 65% (Luật Doanh nghiệp 1999) lên 75%. Như vậy, đã có sự điều chỉnh theo hướng bảo vệ cổ đông thiểu số trong các quyết định quan trọng của công ty. Quy định bắt buộc cổ đông sáng lập phải cùng nắm giữ tối thiểu 20% cổ phần trong vịng 3 năm10 có ý nghĩa tăng cường trách nhiệm của cổ đông sáng lập mà thực chất không ảnh hưởng đến M&A trong khoảng thời gian này, vì họ vẫn có thể bán lại 80% cổ phần cho bên mua nếu muốn chuyển nhượng quyền kiểm sốt cơng ty của mình.

Riêng đối với các hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài cần chú ý thêm quy định trong Luật Đầu tư 2005, theo đó nhà đầu tư nước ngoài

9 Luật doanh nghiệp 2005 – xem thêm tại phụ lục A23

lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải nộp dự án đầu tư trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy đăng ký kinh doanh.

Nội dung Luật Cạnh tranh 2004 đã thể hiện khá rõ việc cơ quan soạn thảo tiếp thu kinh nghiệm pháp lí quốc tế về cạnh tranh. Nhìn chung, mặc dù chưa được quy định chi tiết và đầy đủ hơn nữa, nhưng những nguyên tắc mà Luật Cạnh tranh đề ra đã đi sát với thực tiễn và các chuẩn mực phổ biến của thế giới. Luật đã xác định rõ những khái niệm quan trọng như thị trường liên quan, hành vi hạn chế cạnh tranh, vị thế độc quyền, tập trung kinh tế... và nguyên tắc bảo vệ quyền cạnh tranh hợp pháp. Mục 2 Chương 2 về kiểm soát hành vi cạnh tranh xác định doanh nghiệp và nhóm hai doanh nghiệp có vị thế thống lĩnh thị trường lần luợt theo tiêu chí nắm giữ 30% và 50% thị phần liên quan và những hành vi lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường bị cấm11. Mục 3 Chương 2 là các quy định dành cho tập trung kinh tế và thủ tục hồ sơ trực tiếp liên quan đến M&A. Về khái niệm, luật đã tách hai trường hợp trong thâu tóm cơng ty thành sáp nhập (chuyển toàn bộ nghĩa vụ tài sản và chấm dứt sự tồn tại độc lập của công ty bị sáp nhập) và mua lại doanh nghiệp (thâu tóm tồn bộ hoặc một phần cơng ty mục tiêu để kiểm sốt cơng ty đó). Về hạn chế đối với M&A, điều 18 quy định cấm sáp nhập hai cơng ty có thị phần kết hợp trên 50% (sáp nhập ngang), trừ trường hợp được miễn trừ theo điều 19 là bên bị mua lại đang có nguy cơ phá sản, giải thể.

Về thủ tục, Luật quy định các doanh nghiệp có thị phần kết hợp từ 30-50%, trước khi tiến hành M&A phải gửi thông báo tới cơ quan quản lí cạnh tranh (Luật giao chức năng này cho Bộ Thương mại, cụ thể là Cục quản lí cạnh tranh, thành lập năm 2004). Thực chất đây là một loại giấy phép vì điều 24 lại quy định các doanh nghiệp chỉ được phép tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc lập công ty mới (trường hợp hợp nhất) sau khi có văn bản trả lời của cơ quan quản lí cạnh tranh. Hai cơng ty có thị phần kết hợp trên 50% chỉ có thể thực hiện M&A bằng cách nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ cho cho Cục quản lí cạnh tranh để đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định là Bộ Thương mại (đối với khoản 1, điều 19) và Thủ tướng Chính phủ (đối với miễn trừ theo khoản 2, điều 19).

2.3.2 Khoảng trống pháp lí

Theo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về M&A, điều đáng băn khoăn lại ở góc độ thực tiễn hơn, đó là khoảng trống về pháp lí, về các quy trình thực

hiện hoạt động này. Nhiều doanh nghiệp cho biết hoạt động này còn quá mới ở Việt Nam, không chỉ mới với các doanh nghiệp Việt Nam mà ngay cả nhiều cơng ty tư vấn cũng cịn lúng túng trong vấn đề này do hành lang pháp lí chưa thật đầy đủ. Các quy định hiện có trong Luật doanh nghiệp cũng chỉ mang tính sơ lược và chưa có được những quy trình cụ thể để thực hiện tiến trình này. Cịn thiếu sự hướng dẫn định hướng cho các doanh nghiệp tiến hành mua bán, sáp nhập thông qua thị trường chứng khoán một cách đúng pháp luật và thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực kiểm sốt tập trung kinh tế. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thành công trong các giao dịch M&A của các doanh nghiệp khơng cao.

Ngồi ra, hiện nay tại Việt Nam, mặc dù đã hình thành các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tập trung kinh tế, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn không thông báo cho các cơ quan quản lí cạnh tranh và tiêu chí đưa ra ngưỡng thơng báo căn cứ vào thị phần của cơ quan quản lí cạnh tranh là khơng hợp lí, bởi vì cơ chế tính thị phần bây giờ là chưa rõ ràng. Trong giai đoạn hiện nay tại thị trường Việt Nam, có bao nhiêu vụ M&A trên thị trường Cục quản lí cạnh tranh vẫn chưa nắm được, và kiểm soát vấn đề này phải thông qua giao dịch trên thị trường chứng khốn. Ngồi ra, kiểm sốt hoạt động mua bán sáp nhập trên thị trường chứng khốn vẫn cịn nhiều bất cập, do cả cơ quan quản lí cạnh tranh và Ủy ban chứng khốn chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Ngay cả bản thân Ủy ban chứng khoán cũng chỉ giám sát với các giao dịch nội bộ, giao dịch của cổ đông lớn, với những công bố về các trường hợp cụ thể của các cá nhân vi phạm. Trong khi đó ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Châu Âu đều có quy định những giao dịch làm thay đổi sở hữu công ty từ 5% trở lên đều phải thông báo cho cơ quan quản lí cạnh tranh của nước đó. Điều này đã chứng tỏ, các nước này đều có những cơ chế theo dõi chặt chẽ những động thái có nguy cơ làm suy giảm tính cạnh tranh của thị trường. Những hành vi có xu hướng đưa đến việc tập trung quyền lực, giảm bớt chủ thể cạnh tranh, hạn chế cơ hội kinh doanh bình đẳng, và làm suy giảm tính dân chủ trong q trình ra quyết định trên thị trường đều được coi là dấu hiệu tiêu cực đối với cấu trúc và hiệu quả vận hành của thị trường và nền kinh tế nói chung.

Hoạt động M&A chính là sự thể hiện quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt doanh nghiệp của người chủ sở hữu. Ở nhiều nước, hoạt động M&A được pháp luật thừa nhận và quy định khá đầy đủ, chi tiết, nhất là các nước, khu vực có thị trường M&A phát triển cao như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...

2.4 Xu hướng phát triển M&A tại Việt Nam

2.4.1 Xu hướng chung:

Xu hướng M&A ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh hơn. Điển hình như vụ Quỹ đầu tư bất động sản VinaLand bỏ ra 16,5 triệu USD để sở hữu 52% khách

Một phần của tài liệu thực trạng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)