Giải pháp về mặt pháp lí

Một phần của tài liệu thực trạng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 47 - 48)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

3.1 Giải pháp về mặt pháp lí

Câu hỏi đặt ra là ở Việt Nam đã hình thành thị trường mua bán doanh nghiệp hay chưa? Theo chúng tôi, thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ coi là được hình thành khi doanh nghệp trở thành hàng hóa. Khơng phải cứ có hoạt động mua bán doanh nghiệp là có thị trường mua bán doanh nghiệp mà chỉ khi hoạt động này phát triển đến một mức độ nhất định thì mới có thị trường mua bán doanh nghiệp.

Không thị trường nào tồn tại được ở một nơi trống không, thị trường chỉ tồn tại trên cơ sở các khung pháp lí của nhà nước đưa ra.

Xây dựng khung pháp lí điều tiết sáp nhập mua bán doanh nghiệp như hình thức đầu tư trực tiếp ở Việt Nam và như cơ sở để hình thành nên thị trường mua bán sáp nhập ở Việt Nam, do tính chất và phạm vi hướng dẫn của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư và để đảm bảo tính văn bản, theo chúng tơi cần có Nghị định riêng qui định chi tiết về sáp nhập mua lại theo một số điều đã được đưa ra trong cả Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư. Điều tiết sáp nhập mua lại doanh nghiệp sẽ nằm ở khoảng giao thoa, tiếp cận cả hai Luật kể trên.

Tuy nhiên, theo điều 11, nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư ngày 15/05/2006, có nhiều vấn đề phải chỉnh sửa:

Mục 1 có thể nêu ngun tắc khuyến khích đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Hiện tại theo qui định của pháp luật: Cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là những cơ sở mới được thành lập và được cấp giấy phép kinh doanh kể từ ngày Luật thuế TNDN có hiệu lực thi hành (nghị định số 164/2003/ND-CP). Những cơ sở thành lập trước đây nay sáp nhập, chia tách không thuộc đối tượng được xét miễn, giảm thuế như cơ sở sản xuất mới thành lập.

Mục 2 hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngồi mà theo chúng tơi là đương nhiên, không cần thiết phải nhắc lại. Cần phải chỉ ra các cam kết về các tỉ lệ mua, hình thức đầu tư và lộ trình qui định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Mục 3.b cần làm rõ: Trong trường hợp mà nhà đầu tư nước ngồi có thị phần trên 30% trên thị trường trong năm thực hiện giao dịch sáp nhập mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam hay: Trong trường hợp mà nhà đầu tư nước ngồi có thị phần trên 30% trên thị trường trong năm thực hiện giao dịch sáp nhập mua lại…

Một phần của tài liệu thực trạng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)