Tác động của chính sách việc làm đến sự thay đổi về trạng thái việc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 101 - 105)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh d

3.3.1. Tác động của chính sách việc làm đến sự thay đổi về trạng thái việc

Thứ nhất, thời gian làm việc: Trong 386 mẫu điều tra tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho thấy, thời gian làm việc của lao động nông thôn tăng lên qua 2 năm 2012 - 2013, dù hộ có lao động di cư hay khơng có lao động di cư thì số ngày làm việc ít nhất và nhiều nhất của lao động nơng thơn trong hai nhóm hộ này là ngang bằng

và số ngày làm việc bình quân trong năm của hai nhóm nơng hộ này đều dưới mức tối thiểu trong khu vực nơng thơn (ít hơn 280 ngày). Số ngày làm việc của lao động nơng thơn có xu hướng tăng lên trong năm 2013. Trong đó, số ngày làm việc của nhóm nơng hộ có lao động di cư nhiều hơn so với số ngày làm việc của lao động nơng thơn nhóm nơng hộ khơng có lao động di cư; thời gian làm việc của hộ nông lâm ngư nghiệp thấp hơn thời gian của hộ công nghiệp, xây dựng và hộ dịch vụ (bảng 3.9). Điều này chứng tỏ chính sách việc làm đã có tác dụng làm cho thời gian làm việc của lao động nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ tăng lên. Tuy nhiên, so với mức trung bình cả nước thì thời gian làm việc của lao động nơng thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ vẫn thấp, chỉ đạt mức 171,5 đến 171,8 ngày/người/năm;thời gian nhàn rỗi còn nhiều.

Bảng 3.9. Số ngày làm việc của lao động nơng thơn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh năm 2012 - 2013 Loại hộ/năm Số ngày ít nhất Số ngày nhiều nhất Số ngày trung bình 2012 2013 2012 2013 2012 2013 1. Tồn bộ 30,0 30,0 339,3 340,0 171,5 171,8 2. Theo tình trạng di cư 2.1.Có lao động di cư30,0 30,0 340,0 340,5 172,7 172,9 2.2.Khơng có lao động di cư30,0 30,0 339,1 340,0 171,3 171,7 3. Theo ngành nghề của hộ

3.1.Hộ nông lâm ngư nghiệp 30,0 30,0 335,4 336,1 170,7 171,2 3.2.Hộ công nghiệp xây dựng 30,0 30,0 341,2 342,5 183,6 184,5 3.3. Hộ dịch vụ30,0 30,0 345,7 347,0 186,1 186,8 Nguồn: Số liệu điều tra của NCS, năm 2014

Có nhiều nhân tố tác động đến việc thay đổi thời gian làm việc của lao động nơng thơn, trong đó việc ứng dụng của KH&CN vào sản xuất nông nghiệp làm giảm thời gian làm việc, cịn di dân khỏi nơng thôn sẽ làm tăng thời gian làm việc của nông dân. Khẳng định điều này, luận án đã phỏng vấn một số nông dân như hộp 3.2.

Hộp 3.2. Nhân tố làm thay đổi thời gian làm việc ở nơng thơn

Được hưởng chính sách ứng dụng kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp của nhà nước, cụ thể là kỹ thuật sử dụng viên phân dúi sâu trong cây lúa nên năng suất lúa của gia đình tơi tăng lên, trước kia chỉ khoảng 280kg/sào, từ khi ứng dụng kỹ

thuật này năng suất đã đạt 310 kg/sào, nguồn thu của gia đình từđó cũng tăng lên. Ngoài ra, việc ứng dụng kỹ thuật dùng viên phân dúi sâu cũng đã tiết kiệm thời gian và công lao động hơn trước kia dùng viên phân bón tổng hợp để bón theo các thời kỳ, thời gian đó chúng tơi có thể làm thêm nhiều việc khác.

Hồ Thị Hiền, thơn 6, Xn Du, Như Thanh, Thanh Hóa

Trước đây chúng tôi sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng sức kéo của trâu bị (thậm chí là sức người), một vụ gieo trồng lúa của bà con nông dân mất thời gian khoảng 25 ngày đến 30 ngày. Từ ngày có máy cày, máy bừa, máy cấy thì thời gian làm mùa của bà con chúng tôi chỉ khoảng 15 ngày. Năng suất lúa tốt hơn, có thời gian để con em chúng tơi có thểđi làm công việc khác để tăng thu nhập.

Lê Thị Dung,Mật Thơn,Thiệu Phúc, Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Trong thời gian gần đây thanh niên trong làng chúng tôi gần như không tham gia sản xuất nông nghiệp, các cháu sau khi học xong cấp 3 nếu không được đi học tiếp thì các cháu cũng khơng chịu ở q tìm kiếm việc làm mà thường đi ra thành phố làm việc (đánh giày, thợ xây, bán hàng rong...). Vì vậy, cơng việc của chúng tôi ở lại nhiều hơn. Một hộ bình qn trước đây có 3 lao động chính tham gia sản xuất tại địa phương, thì bây giờ chỉ cịn 1 lao động chính ở lại, thậm chí nhà Chị

Hồng chỉ còn 2 đứa trẻ ở lại với Ông bà, Bố mẹđã đi làm ở Hải Phòng hết rồi. Vì thế mà thời gian làm việc trên đồng ruộng của chúng tôi nhiều hơn.

Nguyễn Văn Phẩm, Mật Thôn,Thiệu Phúc, Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Nguồn: Điều tra của NCS, năm 2015 Thứ hai, trong bối cảnh di dân ngành nghề làm việc của lao động nông thôn

thuần nông và ngành nghề hỗn hợp. Dưới tác động của di dân nói riêng và q trình CNH, HĐH nói chung, việc làm của lao động nơng thơn có sự biến đổi mạnh mẽ. Số lao động làm việc nông nghiệp thuần túy (tức là chỉ làm công việc trồng trọt và chăn ni) có xu hướng giảm xuống, số việc làm hỗn hợp ngày càng tăng lên.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tại các tỉnh Bắc Trung bộ cho thấy, chính sách việc làm đã góp phần làm biến đổi việc làm theo hướng giảm tỷ lệ số hộ nông lâm ngư nghiệp và gia tăng số hộ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; từ năm 2010 đến năm 2014, trong khi tỷ trọng hộ nông nghiệp khu vực nông thôn giảm từ 71,1% xuống cịn 62,0%, thì tỷ trọng các hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,18% lên 14,73%; tỷ trọng hộ dịch vụ tăng từ 14,9% lên 18,4% (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Chuyển dịch cơ cấu hộ khu vực nông thôn Bắc Trung bộ

giai đoạn 2010 - 2014

Loại hộCơ cấu (%)

2010 2014

1. Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản71,162,0

1.1. Hộ nông nghiệp 66,4 57,7

1.2. Hộ lâm nghiệp 0,2 0,3

1.3. Hộ thủy sản 4,4 4,0

2. Hộ công nghiệp và xây dựng10,214,7

2.1. Hộ công nghiệp (bao gồm diêm nghiệp) 7,3 9,7

2.2. Hộ xây dựng 2,9 5,0 3. Hộ dịch vụ14,918,4 3.1. Hộ thương nghiệp 8,6 8,0 3.2. Hộ vận tải 1,4 1,7 3.3. Hộ dịch vụ khác 5,0 8,7 4. Hộ khác3,84,8 Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2014

Sự thay đổi cơ cấu việc làm do nhiều nhân tố tác động, song trong bối cảnh di dân, sự tác động này rất rõ nét. Trả lời phỏng vấn sâu về vấn đề này sẽ minh chứng cho nhận định trên.

Hộp 3.3. Tác động của di dân đến cơ cấu việc làm

Quê tôi hiện nay nông dân không thiết tha với đồng ruộng, con em trong thôn lớn lên nếu không đi học các cháu thường ra thành phố tìm việc làm, nhiều chị em phụ nữ cũng đi bán hàng rong hoặc làm ô sin ở thành phố. Một số thanh niên cịn lại họ cũng tìm các cơng việc như xây dựng hay buôn bán nhỏ, số hộ làm ruộng mấy năm gần đây giảm đáng kể. Một số người sau thời gian ra thành phố có nghề việc, họ về quê cũng không làm ruộng mà làm một số công việc như lái ta xi, cắt tóc, bn sắt vụn, thợ xây...

Với năng suất một sào ruộng trồng lúa ở quê chúng tôi khoảng 320 kg với giá lúa 590.000 đồng /tạ. Như vậy một hộ bình quân làm 3 sào ruộng tổng thu nhập của hộ tơi được khoảng 5.600.000 đồng. Trong khi đó chúng tơi phải chi phí, thuế hết khoảng 3.200.000 đồng. Sau 4 tháng chúng tôi lời được 2.400.000 đồng (không bằng thu nhập 1 tháng đi ra thành phố làm Ô sin).

Nguyễn Thị Thảo, xã Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Nguồn: Điều tra của NCS, năm 2015

3.3.2. Tác động của chính sách việc làm đến quy mơ và cơ cấu thu nhập của nông hộ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)