Tỷ lệ hộ nghèo tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 118)

STT Địa phương 2006 2008 2010 2013 Cả nước 15,5 13,5 14,2 9,64 1 Thanh Hóa 27,5 24,9 25,4 20,37 2 Nghệ An 26,0 22,5 24,8 20,5 3 Hà Tĩnh 31,5 26,5 26,1 21,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2006,2008,2010,2013 Đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của 3 tỉnh đã có sựđồng đều tương ứng Nghệ

An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh lần lượt là (20,5%; 20,37%; 21,3%). Như vậy cơng tác xóa

đáng kể. Điều này chứng tỏ có sự quan tâm về mặt chủ trương chính sách (trong đó có chính sách việc làm cho lao động nông thôn) và cơ chế hoạt động của chính quyền các cấp trung ương, địa phương đã có những tác động tích cực đến. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung Việt Nam tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh Bắc Trung bộ vẫn cao.

- Sự chênh lệch về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân nông thơn so với dân cư thành thị ngày càng có xu hướng gia tăng: Thu nhập bình quân tháng giữa khu vực thành thị và nông thôn ở Bắc Trung bộ từ năm 2006 là chênh lệch 2,695 lần, năm 2008 tăng lên là 2,809 lần, năm 2010 giảm xuống 2,632 lần và năm 2013 còn 2,486 lần. Song, từ năm 2006 đến năm 2013 thu nhập của người dân thành thị tăng lên từ 815,4 ngàn đồng/người/tháng lên 2.129,7 ngàn

đồng/người/tháng hay tăng 2,61 lần; còn thu nhập của người nông dân tăng từ

302,5 ngàn đồng/người/tháng lên 856,4 ngàn đồng/người/tháng hay tăng 2,83 lần.

Điều này chứng tỏ chính sách ở Bắc Trung bộ (trong đó có chính sách việc làm cho lao động nơng thơn) đã làm cho thu nhập bình qn đầu người khu vực này tăng lên rõ rệt, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị được giảm bớt. Tuy nhiên, mức độ giảm khoảng cách thu nhập khơng đáng kể, tình trạng thu nhập

ở nơng thơn vẫn thấp so với đô thị (bảng 3.21).

Bảng 3.21. Thu nhập bình quân của người dân thành thị và nông dân

ở Bắc Trung bộ giai đoạn 2006 - 2013

Năm 2006 2008 2010 2013

Thu nhập bình quân ngàn đồng/người/tháng

Nông thôn 302,5 404,5 609,7 856,4 Thành thị 815,4 1.136,4 1.605,2 2.129,7 Khoảng cách lần Nông thôn 1 1 1 1 Thành thị 2,695 2,809 2,632 2,486 Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2006,2008,2010,2013

Mặc dù hầu hết các hộ nông thôn đều được tiếp cận tới hệ thống điện lưới. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng các loại đèn và các phương tiện phát sáng khác cho sinh hoạt là khơng đáng kể. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các phương tiện phát sáng ngồi điện lưới có xu hướng giảm [21].

Nước sinh hoạt hàng ngày chủ yếu được lấy từ các giếng khoan, giếng xây và nước mưa. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy công cộng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ [21]. Các nguồn nước dùng cho sinh hoạt được sử dụng các thiết bị cơng nghệ có xu hướng tăng [74].

3.4.1.3. Nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh trong khu vực nơng thơn dưới tác động của di cư tìm việc làm của người nơng dân chưa có biện pháp giải quyết thỏa đáng

Tình trạng di cư lao động nơng thơn, tuy có góp phần làm nâng cao thu nhập của người dân, nhưng không đảm bảo chắc chắn rằng việc di cư này sẽ góp phần làm cho thu nhập bình qn đầu người của hộ gia đình có lao động di cư cao hơn thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình khơng có lao động di cư trên địa bàn.

Bảng 3.22. Đánh giá tác động của di dân đến đời sống xã hội nông thôn

ở một số tỉnh Bắc Trung bộ

TT Nhận xét Tỷ lệ

đồng ý (%)

1 Những tác động tích cực

1.1 Tăng thu nhập, tạo điều kiện cho con đi học, chăm sóc y tế và

cải thiện đời sống gia đình. 80,89 1.2 Làm tăng thời gian làm việc của người lao động nơng thơn 78,80 1.3 Góp phần tăng cải thiện điều kiện sống trong nông thôn 75,99 2 Những bất cập

2.1 Nông thôn sẽ mất lao động trẻ, có học vấn và tay nghề 85,48 2.2 Việc quan tâm tới giáo dục cho con cái sẽ giảm 83,61 2.3 Làm tăng tỷ lệ dân số già và trẻ em trong nông thôn 72,10 2.4 Việc quan tâm tới ông bà già sẽ ít hơn, ơng bà già sẽ sống cơ

đơn hơn 71,35

2.5 Chất lượng lao động kỹ thuật trong nông thôn sẽ giảm 70,31

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS, năm 2014

Khảo sát 370 hộ nông dân ba tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa cho thấy lao động nơng thơn di cư tìm việc bên cạnh những tác động tích cực là “gửi tiền về, tăng thu nhập, tạo điều kiện cho con đi học, chăm sóc y tế và cải thiện đời sống gia

đình; tăng thời gian làm việc cho lao động nơng thơn, góp phần cải thiện điều kiện sống trong nông thôn”. Một loạt vấn đề nẩy sinh ở nông thôn đang cần phải giải quyết. Trong đó, 5 vấn đề bức xúc nhất là: Nơng thơn sẽ mất lao động trẻ, có học vấn và tay nghề; việc quan tâm tới giáo dục cho con cái sẽ giảm; làm tăng tỷ lệ dân số già và trẻ em trong nông thôn; việc quan tâm tới ơng bà già sẽ ít hơn, ơng bà già sẽ sống cô đơn; chất lượng lao động kỹ thuật trong nông thôn sẽ giảm.

Nếu như gia tăng thu nhập là hiệu ứng tích cực của chính sách việc làm, thì tình trạng di cư tìm việc làm của lao động nông thôn đang gây ra một số vấn đề xã hội trong khu vực nơng thơn. (i) Nhìn chung, các gia đình có lao động di cư đều chung mối lo sợ về khả năng con cái họ dính líu tới các tệ nạn xã hội trên địa bàn nhiều hơn so với con cái ở những gia đình khơng có lao động di cư; (ii) Trong các gia

đình có lao động di cư, người già ngày càng cảm thấy ít nhận được sự quan tâm chăm sóc của con cháu và ngày càng sống cơ đơn hơn; (iii) Tình trạng di cư nơng thơn tìm việc làm khơng chỉ khiến cho khu vực nông thôn ngày càng thiếu lực lượng lao động trẻ có học vấn và tay nghề mà cịn làm giảm lao động có trình độ kỹ thuật ở khu vực này. Đây là điều gây ảnh hưởng không tốt đến chiến lược phát triển dài hạn cho khu vực nông thôn và gây ra những hậu quả xã hội cho cả nơi có lao động nhập cư.

Bảng 2.23. Nhận định của nông hộ về những tác động xã hội nảy sinh trong bối cảnh di dân nông thôn (%)

Tác động Có lao động di cư Khơng có lao động di cư Đúng Không đúng Đúng Không đúng 1. Di dân làm giảm lao động có trình độ

kỹ thuật ở khu vực nơng thơn 60,70 23,30 35,75 46,63 2. Con cái của những gia đình có cha

hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ di cư thường dính vào các tệ nạn xã hội hơn so với những gia đình khơng có lao động di cư

56,20 19,50 59,59 21,24

3. Con cháu di cư, việc quan tâm tới ông bà già sẽ ít hơn, ơng bà già sẽ sống cô

đơn hơn

79,40 7,60 65,45 23,04

Mặc dù tình trạng di dân ra khỏi khu vực nơng thơn tìm việc làm, trên thực tế có góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình, cải thiện điều kiện học tập của con cái trong các hộ có lao động di cư. Tuy nhiên, các gia đình có lao động di cư lại không dám chắc chắn là kết quả học tập của con cái họ tốt sẽ hơn so với con cái trong các gia đình khơng di cư. Các gia đình có lao động di cư lo ngại về khả năng dính líu tới các tệ nạn xã hội trên địa bàn nhiều hơn các gia đình khơng có lao động di cư, bởi lao động cịn lại ở trong những gia đình này cho rằng việc phải đảm nhận cả tổ chức sản xuất và chăm sóc con cái là quá sức với họ. Nếu như gia tăng thu nhập là hiệu ứng tích cực của di cư tìm việc làm, thì tình trạng di dân tìm việc làm của lao động nơng thơn đang gây ra một số vấn đề xã hội trong khu vực nông thôn.

3.4.2. Nguyên nhân

Để đánh giá những yếu tố tác động đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn, luận án đã điều tra khảo sát lấy ý kiến cán bộ quản lý và người dân ba tỉnh, kết quả trả lời như bảng 3.24. Với đánh giá của cán bộ và hộ nơng dân thì 5 nhân tố tác động đến chính sách việc làm cho lao động nơng thơn ở các tỉnh Bắc Trung bộ (điều kiện tự nhiên, môi trường luật pháp, công tác tổ chức, nguồn lực thực thi, nhận thức xã hội) đều có điểm số trung bình thấp (trong thang điểm 5). Cán bộ và hộ nông dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đều cho rằng công tác quản lý và nguồn lực thực thi chính sách việc làm là tác động cao hơn (với điểm số của cán bộ

là 2,79 và 2,75; điểm số của nông dân là 2,74 và 2,77) so với các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, môi trường pháp luật, nhận thức xã hội.

Bảng 3.24. Đánh giá các nhân tốảnh hưởng việc thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ

(Điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là cao nhất) STT Nhân tốảnh hưởng Hộ nông dân Cán bộ Tổng sốTB Tổsng ốTB 1 Mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên 367 2,61 140 2,57 2 Công tác tổ chức quản lý 370 2,74 141 2,79 3 Nguồn lực 366 2,77 142 2,75 4 Môi trường luật pháp 363 2,53 142 2,65 5 Nhận thức xã hội 370 2,69 141 2,63 Nguồn: Số liệu điều tra của NCS, năm 2014

3.4.2.1. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt

Đánh giá của cả hộ nông dân và cán bộ, đây là chỉ tiêu có điểm trung bình thấp nhất. Điều này được lý giải, Bắc Trung bộ mang sắc thái chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt bậc nhất trong cả nước, hàng năm hứng chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây Nam (gió Lào)... Gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu đã gia tăng hơn nữa tình trạng bão lũở

miền Trung mà Bắc Trung bộ được ví như một cái “rốn” hứng chịu sự “nổi giận” của thiên nhiên. Sự thay đổi mạnh mẽ của thời tiết đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư trong vùng. Vì vậy, việc thực thi chính sách việc làm đặc biệt cho đối tượng lao động nông thôn ở Bắc Trung bộ cũng gặp khơng ít khó khăn.

Sự biến đổi khí hậu đã trở thành nguy cơ tiềm ẩn gây ra những xáo trộn trong thiên nhiên, thậm chí làm biến đổi quy luật của tự nhiên. Các chính sách phát triển làng nghề, ứng dụng khoa học công nghệ - kỹ thuật vào sản xuất, chính sách phát triển nơng nghiệp nơng thơn chỉ có thể phát huy hiệu quả tối đa nếu có sự ủng hộ

của thiên nhiên.

3.4.2.2. Mơi trường luật pháp cịn nhiều bất hợp lý

Cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các chính sách việc làm là Bộ

luật Lao động (chương II). Do Bộ luật này được xây dựng trong giai đoạn nền kinh tế nước ta mới chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, nên những vấn đề chủ yếu của kinh tế thị trường nói chung và quan hệ việc làm nói riêng mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, chưa bộc lộ hết những yêu cầu của nó. Mặc dù đã sửa đổi, bổ sung vào năm 2002, 2012 đồng thời ban hành mới một số

văn bản Luật để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội về việc làm. Song, do sự

phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ việc làm ngày càng phát triển về

số lượng, phong phú và đa dạng về hình thức, cho nên quá trình ban hành, thực hiện các chính sách việc làm đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, phát sinh một số vấn đề

mới về quan hệ việc làm cần được điều chỉnh trong một văn bản Luật thống nhất, có như vậy chính sách việc làm mới có thêm cơ sở pháp lý để thực hiện.

Trong những năm đổi mới, nhất là từ giai đoạn 2001 đến nay, hệ thống pháp luật kinh tế tiếp tục được hoàn thiện (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thuế, Luật Phá sản...) đã góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển. Bộ luật Lao động, sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2012, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Người lao

động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi, các Nghịđịnh, Thơng tư liên quan tới lao

động, thị trường lao động và việc làm đã hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường lao động phát triển, tăng cường cơ hội việc làm và hoàn thiện quan hệ lao động. Các chế độ về tiền lương, thu nhập, trợ cấp ngày càng hồn thiện, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập của người lao động.

Chính sách pháp luật về việc làm của nước ta hiện nay khó thực hiện. Các quy định chủ yếu điều chỉnh đối với lao động có quan hệ lao động, còn các đối tượng khác như việc làm ở khu vực phi chính thức, khu vực nông thôn, đặc biệt việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân nông thôn chưa được quy

định cụ thể. Nhiều quy định mới chỉ được thể hiện bằng các văn bản dưới luật, tính pháp lý chưa cao, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Cịn thiếu các chính sách về bình đẳng việc làm cho các đối tượng yếu thế (lao động nông thôn, phụ

nữ...), việc làm an toàn, các quy định về việc làm đầy đủ, việc làm bán thời gian; các khái niệm, định nghĩa về thị trường lao động chưa được xác định rõ; các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn... gây khó khăn trong hoạt động quản lý và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực việc làm.

Việc triển khai chính sách việc làm tại một số tỉnh Bắc Trung bộ gặp nhiều lúng túng, vướng mắc do sự chồng chéo, không phân rõ trách nhiệm giữa các cơ

quan thực hiện. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh khơng thực hiện đầy đủ các chính sách đã được ban hành, ví dụ như: Quy định về việc thành lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương; đảm bảo tỷ lệ lao động là người tàn tật; việc thực hiện các chế độ đối với người lao động; triển khai chương trình, dự án gắn với quy hoạch nguồn nhân lực cũng như kế hoạch tạo việc làm cho người lao động...ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh chưa thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ.

Hệ thống chính sách và pháp luật về việc làm liên quan đến người lao động nông thôn, tuy được bổ sung, sửa đổi nhưng chưa theo kịp thực tế ln biến đổi và cịn thiếu cụ thể; nhiều quy định không sát với thực tế (đặc biệt trong bối cảnh di dân nơng thơn) nên khó thực hiện, đồng thời nhiều quy định trong các văn bản pháp luật đến nay khơng cịn phù hợp đòi hỏi phải sửa đổi một cách cơ bản cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

Một số lĩnh vực chuyên ngành chưa được thể chế hóa ở mức cao, nhất là luật việc làm (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), luật tiền lương tối thiểu, luật an toàn và vệ sinh lao

động, luật quan hệ lao động...Đây là các luật rất quan trọng đểđiều chỉnh các quan hệ xã hội, quan hệ việc làm cho toàn bộ lao động xã hội, kể cả khu vực có quan hệ lao động, khu vực tự làm và phi kết cấu, nơi có nhiều lao động nhập cư từ nơng thơn tìm việc.

Hộp 3.5. Sự cần thiết phải có văn bản dưới luật cụ thể hóa Luật việc làm

Việc làm là nhu cầu cơ bản của mọi người lao động, giải quyết việc làm là một

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)