Tăng cường công tác tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện chính sách việc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 148 - 150)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn

4.3.1. Tăng cường công tác tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện chính sách việc

làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ

4.3.1.1. Tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm cho lao động nông thôn

Trong bối cảnh di dân nông thôn ở Bắc Trung bộ dẫn đến ngành nghề, việc làm nơng thơn có thay đổi, do đối tượng di dân để lại khoảng trống việc làm tại nơng thơn. Vì vậy, ở Bắc Trung bộ cần phát triển hệ thống dịch vụ việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm, phối kết hợp nhịp nhàng giữa các trung tâm giới thiệu việc làm với các doanh nghiệp và người sử dụng lao động, để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng về nông nghiệp; UBND các cấp ở Bắc Trung bộ cần dành kinh phí đầu tư, nâng cấp chợ nông thôn, hỗ trợ xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện, cấp xã, để thu hút nguồn hàng phục vụ nhu cầu nhân dân nông thôn. Các cơ

quan chuyên môn ở các tỉnh Bắc Trung bộ cần hướng dẫn, vận động, tuyên truyền và hỗ trợ thành lập, phát triển các hợp tác xã dịch vụ về vận tải, xây dựng, tín dụng…(mỗi xã phải có 01 HTX, mỗi huyện có ít nhất 01 nhà máy) để vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân nông thôn vừa tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và thu hút chuyển dịch lực lượng lao động. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng và các cơ sở dịch vụ về thơng tin, văn hóa, y tế, giáo dục để thúc đẩy tăng trưởng về dịch vụ nông thôn.

4.3.1.2. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề, phát triển việc làm, phát triển vùng sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động nông thơn

Chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ cần có định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển việc làm dài hạn, quy hoạch phát triển vùng, ngành nghề sản xuất kinh doanh tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa cơ cấu lao động nông thôn.

Phát triển và mở rộng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề để giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn; trong bối cảnh di dân nông thôn, các tỉnh Bắc Trung bộ cần tiếp tục đầu tư xây dựng mới và mở rộng các khu, cụm công nghiệp khu công nghiệp Sông Dinh, Tân Kỳ

và Tri Lễ (Nghệ An); Nghi Sơn, Lễ Môn, Lam Sơn, Tây Bắc Ga (Thanh Hóa); Vũng Áng, Cầu treo, Hạ vàng, Thạch quý (Hà Tĩnh); các làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (các làng nghề mây tre đan, dệt thổ cẩm, đá mỹ nghệ;

đồng thau...) để thu hút lao động trong nông thôn và tạo làm việc. Việc phát triển các làng nghề, cụm công nghiệp phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề và phải đảm bảo chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm nông thôn Bắc Trung bộ theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

4.3.1.3. Phối hợp tốt hơn giữa trung ương và địa phương trong việc thực thi chính sách việc làm

Trong thực hiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ cần có sự phối hợp gắn kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ

chính sách phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương (tránh tình trạng như

trong chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chủ yếu đào tạo cho đối tượng làm việc tại khu cơng nghiệp; hay chính sách tín dụng chủ yếu hướng đến đối tượng nghèo, cận nghèo mà chưa hướng đến đối tượng doanh nghiệp tạo việc làm tại nông thơn; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất vẫn cịn hiện tượng nơng dân bỏ ruộng...). Cơng tác tuyên truyền, phổ biến chính sách việc làm phải được các cơ quan, tổ chức và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh quan tâm đặc biệt.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể, các cơ quan các địa phương Bắc Trung bộ cần chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng nơng thơn mới theo từng tiêu chí thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, đơn vị

mình và phối hợp tổ chức chỉ đạo thưc hiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở thực hiện, định kỳ

sơ kết hàng năm đểđánh giá kết quả và đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)