Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân

2.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn

trong bối cảnh di dân

2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí: Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng là những yếu tố

tác động đến việc thực hiện chính sách việc làm nói chung và việc làm cho lao động nơng thơn nói riêng. Vị trí địa lí của lãnh thổ với đất liền, có biển, giáp các quốc gia trong khu vực và nằm trong một đới tự nhiên có ảnh hưởng tới phương hướng sản xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động, việc làm cho lao động trong nơng thơn.

- Địa hình: Địa hình có thể tạo sự thuận lợi hoặc cản trở tác động chính sách việc làm cho lao động nơng thơn; Vùng núi cao trồng được các lồi cây thực phẩm ơn đới và cận nhiệt. Địa hình bán bình ngun và trung du thích hợp để trồng cây lương thực thực phẩm. Địa hình hiểm trở, khó thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất. Các hiện tượng như trượt lởđất đá, lũ quét, sương giá,… gây thiệt hại lớn cho trồng cây lương thực, thực phẩm và cản trở việc thực hiện chính sách việc làm.

- Đất đai: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành hoạt

động sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì nhiêu của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mơ và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự

phân bố cây trồng, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng. Vì vậy, đây là nhân tố

góp phần vào sự thành cơng hoặc cản trở chính sách việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn.

- Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm cho lao động nơng thơn. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm. Hiện tượng thời tiết thất thường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố cây lương thực thực phẩm.

Bên cạnh đó, theo kịch bản về BĐKH, nước biển dâng do Bộ Tài nguyên - Môi trường xây dựng năm 2010, khu vực Bắc Trung bộ nhiệt độ trung bình/năm tăng từ 1,9oC, mưa có xu thế giảm trong mùa khơ tới 13% và tăng trong mùa mưa từ

12-10% làm cho nguồn nước bị khủng hoảng đây là nguyên nhân gây thêm tình trạng hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng ở những vùng xung quanh các lưu vực sông [67]. Cùng với lượng mưa biến đổi thất thường sẽ là tình trạng nước biển dâng dự báo sẽ

tăng từ 28-33cm vào năm 2050, 42-57cm vào năm 2070 và 65-100cm vào cuối thế

kỉ 21 và có tác động mạnh đến các hoạt động tưới tiêu, chống lũ của các lưu vực sông. Vấn đề ở chỗ tại thời điểm này, hầu hết các quy hoạch vùng, quy hoạch lưu vực sông đã lập tại khu vực miền Trung đều chưa xét đến yếu tố BĐKH và nước biển dâng. Nếu khơng có biện pháp hữu hiệu để ứng phó, hậu quả sẽ khốc liệt hơn nhiều. Dự báo, đến năm 2050, khoảng 81.110 ha thuộc các lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Bến Hải, Thạch Hãn, Ơ Lâu, sơng Hương và các vùng phụ cận sẽ bị nước biển xâm mặn. Về mùa khơ, dịng chảy trên các nhánh sông, suối sẽ bị suy giảm từ 5% đến 17%; khoảng 3.000 hồđập nhỏ sẽ có khả năng

điều tiết kém, ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất và sinh hoạt; tần suất các cơn bão cũng nhiều hơn, nhiều vùng phải chuyển sang tiêu nước bằng động lực.

2.1.3.2. Luật pháp về chính sách việc làm cho lao động nông thôn

Môi trường pháp luật tác động đến chính sách việc làm nói chung và chính sách việc làm cho lao động nơng thơn trong bối cảnh di dân nói riêng.

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao

động hướng vào tiếp tục giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, tự do hoá trong lao động và phát triển thị trường lao động, tạo khung pháp lý và đối xử công bằng

đối với các loại lao động, đảm bảo quyền tự do thuê mướn lao động, tự do di chuyển lao động và hành nghề cho mọi người lao động.

Thứ hai, ban hành hệ thống chính sách hướng vào thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước nói chung, kinh tế nơng thơn nói riêng trên cơ sởđẩy mạnh CNH, HĐH và

ĐTH nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là khu vực nông thôn, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Các chính sách tác

sách khuyến khích đầu tư trong nước và FDI; chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ngồi quốc doanh; chính sách đất

đai, tín dụng và thuế; chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn; chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo và dạy nghề, ưu tiên cho khu vực nông thơn… Đó là các chính sách tác động vào tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và tăng tổng cầu lao động phi nông nghiệp để tạo nhu cầu thúc đẩy chuyển dịch lao động.

Thứ ba, các chính sách hỗ trợ và xử lý những rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác cho người lao động nông thơn, nhất là chính sách thị trường lao động tích cực và thụđộng để hỗ trợ người thất nghiệp, mất việc làm; chính sách hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là nông thôn vùng bị

thu hồi đất cho phát triển khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề…

2.1.3.3. Tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện chính sách việc làm

Tổ chức quản lý của nhà nước là yếu tố đảm bảo thực hiện mọi chính sách việc làm nói chung, chính sách việc làm cho lao động nơng thơn trong bối cảnh di dân nói riêng. Cơng tác tổ chức quản lý bao gồm những vấn đề sau:

Thứ nhất, công tác quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược CNH, HĐH, ĐTH, trong đó có di dân nơng thơn: Sự phát triển CNH, HĐH, ĐTH thể hiện ở việc giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao

động công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong cơ cấu lao động của đất nước. Chính vì thế, CNH, HĐH, ĐTH đòi hỏi phải xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị. Để thực hiện các vấn đề này, nhà nước phải có quy hoạch, kế

hoạch và chiến lược phát triển nông thôn trong bối cảnh di dân.

Thứ hai, bộ máy tổ chức thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật và công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển chiến lược CNH, HĐH, ĐTH trong đó có chính sách việc làm cho lao động nơng thơn: Chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược được xây dựng phải được tổ chức thực hiện, nếu khơng thì sẽ khơng đi

vào cuộc sống thực tế. Việc tổ chức thực hiện này phụ thuộc vào bộ máy thực thi. Bộ máy tổ chức thực thi ởđây liên quan đến tổ chức của các bộ, ngành có liên quan từ trung ương đến địa phương để thực thi các chính sách việc làm nói chung, chính sách việc làm cho lao động nơng thơn trong bối cảnh di dân nơng thơn nói riêng. Trong đó, cần phân rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành, các địa phương trong việc giải quyết những vấn đề xã hội trong quá trình triển khai thực hiện. Các bộ, ngành trung ương ban hành chủ trương chính sách, nhưng phải tổ

chức kiểm tra giám sát thực hiện, điều chỉnh, bổ sung xử lý kịp thời những vấn đề

phát sinh. Địa phương bao gồm các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội có liên quan như tổ chức cơng đồn, các doanh nghiệp quan tâm giải quyết, nếu khơng sẽ đưa người lao động lâm vào tình trạng vơ gia cư, bị loại khỏi hoạt động bình thường của xã hội. Vì thế, địi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội địa phương, các doanh nghiệp phải cùng phối hợp tổ chức triển khai thực hiện. Có như thế mới đảm bảo đời sống bình thường về

vật chất cũng như tinh thần cho người lao động.

2.1.3.4. Nguồn lực thực hiện chính sách

Có cơ chế chính sách, có bộ máy quản lý đồng thời phải có nguồn lực để

thực hiện chính sách. Nó bao gồm nhiều yếu tố nguồn lực, nhưng trong phạm vi này chúng tôi chỉ đề cập đến nguồn lực về tài chính, nguồn lực thơng tin và đội ngũ cán bộ quản lý.

Thứ nhất, về nguồn lực tài chính: Trong lĩnh vực chính sách việc làm, nguồn lực tài chính chủ yếu là để thực thi các chính sách, chếđộ do pháp luật quy định cho

đối tượng thụ hưởng. Các chính sách về việc làm, nhà ở, giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế, trợ giúp người lao động nói chung, người lao động nơng thơn di cư tìm việc nói riêng phải có nguồn lực tài chính để thực hiện. Vì thế, trong việc xây dựng chính sách việc làm cho lao động nơng thơn, cần phải có nguồn tài chính đảm bảo.

Thứ hai, nguồn lực về thơng tin:Nguồn lực thơng tin giúp cho việc hoạch định chính sách việc làm cho lao động nông thôn trên cả hai phương diện là cho người lao

động và người quản lý. Qua đó, người lao động có được hệ thống thông tin pháp luật và tạo cơ hội cho người dân tiếp cận hệ thống pháp luật, chính sách việc làm (chính

sách hỗ trợ học nghề; chính sách phát triển ngành nghề; chính sách hỗ trợ về đất đai sản xuất; chính sách hỗ trợứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm), bao gồm cả chính sách việc làm liên quan đến di dân nông thôn; đồng thời các nhà quản lý nắm được tình hình để ra các quyết định quản lý, điều chỉnh cơ chế

chính sách kịp thời.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý: đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, có năng lực cơng tác, có phẩm chất đạo đức tốt là điều kiện để chính sách việc làm

đi vào cuộc sống.

2.1.3.5. Khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách

Đội ngũ cán bộ quản lý di dân nói chung, di dân nơng thơn nói riêng và sự

hưởng ứng của người dân nơng thơn: Suy đến cùng, mọi chủ trương chính sách do con người tổ chức thực hiện. Vì thế, để giải quyết những vấn đề trong chính sách việc làm, cần có đội ngũ cán bộ đảm nhận. Ở đây phải chú ý đến cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũở cả nơi đi và nơi đến.

Di dân nông thôn là xu hướng tất yếu ở nước ta trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH, ĐTH và có nhiều mặt tích cực, tuy nhiên, người di dân cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội bức xúc, nhất là chưa được hưởng lợi nhiều từ tăng trưởng thơng qua thực hiện các chính sách việc làm và tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Vấn đề này có nguyên nhân từ môi trường thể chế thực hiện chính sách việc làm chưa được hoàn thiện. Bởi vậy, để nghiên cứu nhân tố tác động đến chính sách việc làm đối với di cư nơng thôn cần tập trung phân tích đánh giá thực trạng mơi trường thể chế (Hiến pháp, pháp luật, chính sách, tổ chức quản lý và nguồn lực thực hiện) và khuyến nghị

hướng hồn thiện trong bối cảnh di dân nơng thơn ở Việt Nam.

Kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, thể chất, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ

văn minh của xã hội,... cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đến chính sách việc làm. Do lao động nơng thơn ít có điều kiện tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại, với thơng tin … nên chính sách việc làm phải chú ý đến các giải pháp vềđào tạo nghề, truyền thông, tư vấn, giúp đối tượng tự tin, nâng cao khả năng tìm việc làm và tự

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)