Dân bỏ ruộng và hệ lụy

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 95)

Tình trạng nơng dân bỏ ruộng, trả ruộng đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả

nước, có nơi âm thầm, có nơi ồạt. Nếu những năm 2011 trở về trước, việc bỏ hoang ruộng đất mới xảy ra ở một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh… chủ yếu trên diện tích chung quanh các doanh nghiệp, khu, cụm cơng nghiệp, thì hiện nay ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hà Nội… ngày càng có nhiều hộ nơng dân bỏ ruộng và làm đơn trả ruộng, kéo nhau ra phố làm ăn. Có những người mặc dù khơng “ly hương” nhưng cũng “ly nông”, bỏ ruộng. Trong khi nhiều huyện, thị xã đã hoàn thành cấy lúa xuân, thì tại các huyện Từ Liêm và Hồi Đức (Hà Nội), nhiều thửa ruộng vẫn chưa được làm đất, có nơi ruộng bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Tại cánh đồng xã Xuân Phương (huyện Từ Liêm), mặc dù có vị trí khá thuận lợi, nằm ngay trục giao thơng chính, sát các khu đô thị, nhưng nhiều thửa ruộng vẫn chưa được cấy lúa, trồng rau màu. Dù chưa thống kê chính xác, nhưng số

diện tích ruộng trong các khu đơ thị, cơng nghiệp khó sản xuất, do vậy người dân bỏ

hoang cũng lên tới hàng chục héc ta. Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thơn), tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An

đã có đến 2.011,90 ha đất ruộng bị người dân bỏ hoang và trả lại chính quyền; số hộ

nơng dân bỏ ruộng là 6.040 hộ, số hộ nông dân trả ruộng là 2.009 hộ.

Khơng chỉ riêng tại Thanh Hóa, Ninh Bình… mà cịn ở một số địa phương khác cũng xảy ra tình trạng nông dân bỏ ruộng, khiến lực lượng lao động nông nghiệp thiếu hụt trầm trọng. Ở nông thôn hiện nay, lực lượng lao động chủ yếu là người trung niên có độ tuổi hơn 50. Những thanh niên trong độ tuổi lao động chính phần lớn đã rời khỏi quê hương đi tìm việc ở đơ thị hoặc làm trong các khu, cụm cơng nghiệp, khu chế xuất. Nhiều gia đình dù muốn làm ruộng cũng “lực bất tòng tâm” do khơng có lao động. Ngồi ra, các HTX dịch vụ nông nghiệp, nhất là ở

vùng trung du, miền núi, cũng chưa có sựđầu tư, phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như làm đất, gặt hái, phun thuốc trừ sâu… Bài toán chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tìm các loại cây có hiệu quả kinh tếđã được đặt ra từ lâu, nhưng với thực trạng về cơ cấu lao động cũng như thị trường tiêu thụ như hiện nay, việc tìm được lời giải lại không phải là chuyện dễ dàng. Nhiều mơ hình cây trồng mới khi đưa vào sản xuất cũng chỉ được một đến hai vụ, khi nhân ra diện rộng lại thất bại do khơng tìm được thị trường tiêu thụ.

Nguồn: Quang Minh (2014) “Ở xã tôi, nhiều người dân khơng cịn thiết tha với ruộng đồng. Vì hiện nay, thu nhập của nơng dân trồng lúa sau khi trừ các khoản chi phí chỉđược khoảng 45.000

đồng/cơng. Trong khi đó thu nhập của cơng nhân lao động trong các khu công nghiệp hoặc đi làm th, dịch vụởđơ thị thường được khoảng 150 nghìn đồng/cơng”.

Nguyễn Thị Hồng, Hồng Anh, Hồng Hóa, Thanh Hóa

“Nếu nhưđược mùa, một mẫu lúa gia đình tơi cũng chỉ thu vềđược ba triệu

đồng/vụ. Trong thời giá hiện nay, với số tiền ít ỏi như vậy, cũng khơng thểđủđể

gia đình tơi trang trải cho những nhu cầu sinh hoạt đơn giản”.

3.2.4. Chính sách hỗ trợứng dụng kỹ thuật sản xuất

- Quy hoạch và đầu tư xây dựng mơ hình sản xuất ứng dụng cơng nghệ cao;

Nhà đầu tưứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thành công được ngân sách hỗ trợ

50% kinh phí thuê chuyên gia, 100% kinh phí mua tài liệu hướng dẫn và một phần kinh phí chuyển giao nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 50% giá chuyển giao của 01 công nghệ và hỗ trợ tối đa không quá 02 công nghệ (mức hỗ trợ cho một công nghệ không quá 150 triệu đồng).

Được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hồ sơ và làm thủ tục đăng ký bảo hộ

sở hữu công nghiệp như sau: Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 15 triệu đồng/sản phẩm; Hỗ trợ 50% chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế, mức tối

đa không quá 15 triệu đồng/sản phẩm. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua giống siêu nguyên chủng, mức hỗ trợ theo định mức sản xuất giống và giá hiện hành (chỉ hỗ trợ một lần đối với một loại giống); Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua giống nguyên chủng để sản xuất giống xác nhận, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/giống (chỉ hỗ trợ một lần đối với một loại giống); Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí khảo nghiệm sản xuất giống mới [61].

- Khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp chủ lực:

Về sản xuất giống lúa:Vùng sản xuất giống lúa xác nhận có quy mơ từ 20 ha liền vùng trở lên (nằm trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt) được hỗ

trợ: (hỗ trợ 50% kinh phí lập quy hoạch chi tiết, theo dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/quy hoạch; Ngân sách đầu tư 50% kinh phí bê tơng hóa kênh mương nội đồng, theo dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa khơng quá 600 triệu đồng/vùng; Hỗ trợ 50% chi phí mua 01 máy sấy hạt giống, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/máy cho những vùng có thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác) [62].

Về sản xuất giống lợn: Cơ sở chăn nuôi lợn giống (ngoại) sinh sản cấp ông bà và bố mẹ có quy mơ tập trung từ 300 nái trở lên (nằm trong vùng quy hoạch

dự tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt), nhưng tối đa không quá 100 triệu

đồng/quy hoạch; Hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, chuồng trại: Mức hỗ trợ 7 triệu đồng/nái ông bà; 2 triệu đồng/nái bố mẹ) [62].

Về sản xuất giống bò Lai Zêbu: Người sản xuất chăn ni bị cái sinh sản phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được hỗ trợ tiền tinh, vật tư, phí quản lý và một phần tiền công phối giống, mức hỗ trợ 100.000đồng/01 con bê lai Zêbu sinh ra; Người chăn ni bị cái lai sinh sản (50% máu Zêbu trở lên) phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tạo bò 3/4 máu ngoại trở lên, với tinh giống bò đực chất lượng cao (droughtmaster) được hỗ trợ tiền tinh, vật tư, phí quản lý và một phần tiền công phối giống, mức hỗ trợ 200.000 đồng/01 con bê lai sinh ra [62].

Về sản xuất giống tôm: Cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng với quy mô 500 triệu tôm giống/năm trở lên; ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng với quy mô 200 triệu tôm giống/năm trở lên (nằm trong vùng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt), được hỗ trợ 50% kinh phí lập quy hoạch chi tiết (theo dự toán

được cấp có thẩm quyền phê duyệt), nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/quy hoạch; Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị: Mức 3.000 triệu

đồng/cơ sở sản xuất giống; 500 triệu đồng/cơ sở ương dưỡng giống [62].

- Công tác tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ:

Đối với công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến nguyên liệu Mây: Các đơn vị có quyết định giao nhiệm vụ tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ trồng và chế biến nguyên liệu Mây chịu trách nhiệm hướng dẫn các hộ

về công nghệ sản xuất, chế biến và tập huấn, đào tạo phát triển nghề mây tre đan xuất khẩu. Yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ giữa tạo việc làm và trách nhiệm bao tiêu sản phẩm làm ra của doanh nghiệp với người lao động [64].

Đối với công tác tập huấn sử dụng, bảo trì máy nơng nghiệp: Các đơn vị

cung cấp máy cho các địa phương, đơn vị phải chịu trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn cho người mua máy biết sử dụng máy, biết các tính năng, tác dụng của máy ở

mức độ thành thạo; Tổ chức tập huấn để chuyển giao kỹ thuật, bảo trì, sửa chữa những hỏng hóc thơng thường các loại máy có quy định trong hợp đồng giữa các

dụng; Ngân sách chỉ hỗ trợ tối đa bằng dự tốn kinh phí đã được giao và không quá mức chi đào tạo, tập huấn hiện hành. Số còn lại thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng máy [64].

Mặc dù chính sách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới có từ năm 2012, nhưng trong thực tế, các biện pháp về ứng dụng kỹ thuật sản xuất trong nơng thơn ở Bắc Trung bộ có từ lâu. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất cho nơng dân cịn nhiều hạn chế. Tình trạng đầu tư KHCN trong nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung bộ còn dàn trải nên chưa phát huy hiệu quả cao. Việc sử dụng nguồn lực cho KHCN còn phân tán, chưa tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm. Cơ chế chính sách cũng chỉ mới tập trung tổ chức nghiên cứu cấp Nhà nước, sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân còn mờ nhạt.

Các đề tài nghiên cứu cấp tỉnh ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đều dựa trên

đề xuất của người hoặc nơi nghiên cứu, mà khơng xem xét đề tài đó ứng dụng hay không. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cấp tỉnh của các nhà khoa học địa phương

đưa ra chưa gắn với sự phát triển của ngành nông nghiệp ở Bắc Trung bộ. Chẳng hạn như với vấn đề vẫn luôn gây bức xúc là thức ăn chăn nuôi, trong khi nông dân phải chi tới 70% chi phí cho thức ăn chăn ni thì nền KHCN trong nước nói chung và các tỉnh Bắc Trung bộ nói riêng lại chưa có bất cứ nghiên cứu nào về áp dụng KHCN trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thay thế thức ăn nhập khẩu. Điều này dẫn tới thực trạng, dù là đất tỉnh nông nghiệp nhưng Bắc Trung bộ lại thường xuyên phải nhập lượng lớn cả nguyên liệu sản xuất cũng như thức ăn chăn nuôi, gây tổn thất lớn cho ngành chăn ni.

3.2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm

Thời gian qua thông qua việc ban hành gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử

dụng cơ chế cho vay tín dụng thơng qua các chương trình, tổ chức, hội đồn thể, Nhà nước hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh cho các nhóm yếu thế như lao động nghèo, lao động nơng thơn, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, lao động vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức kinh doanh thu hút nhiều lao động.

- Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh: Chương trình Việc làm quốc gia

dung cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp và hộ gia đình tạo việc làm và xuất khẩu lao động.

- Đối với người lao động: Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng

ưu đãi cho người nghèo, người lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, thanh niên: Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo; Quyết định số 32/2007/QĐ- TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân tộc; Quyết định số

71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020.

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất: Các

tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (gọi chung là khách hàng) vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, mơi trường tại các xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đáp ứng các điều kiện quy

định, ngoài các ưu đãi được hưởng theo quy định chung của trung ương, còn được hưởng thêm ưu đãi hỗ trợ lãi suất từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định tại quyết định này.

Các khách hàng vay vốn sản xuất các sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp chủ

lực tỉnh; các khách hàng hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh khác; các khách hàng vay vốn để đầu tư các thiết bị trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản theo danh mục tại Thông tư

số 62/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn) mà các máy móc thiết bị đó khơng đáp ứng đủ các điều kiện: Có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, có giá trị sản xuất trong nước trên 60% như quy định tại Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Mức hỗ trợ lãi suất:Hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng tại Khoản 1, 2, 3, Điều 3: Bằng mức chênh lệch giữa lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng với mức lãi

suất cho vay ưu đãi 0,65%/tháng (7,8%/năm) của Ngân hàng Chính sách Xã hội; Hỗ

trợ 100% lãi suất vay các tổ chức tín dụng trong hai năm đầu, 50% lãi suất từ năm thứ ba trởđi cho các đối tượng tại Khoản 4, Điều 3; Tổng mức hỗ trợ lãi suất tối đa cho một khách hàng vay vốn: Tổng mức vay dưới 10 tỷđồng: Số tiền hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 1 tỷđồng (một tỷđồng); Tổng mức vay từ 10 tỷđồng đến dưới 20 tỷ đồng: Số tiền hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 1,5 tỷ đồng (một tỷ rưỡi đồng); Tổng mức vay từ 20 tỷ đồng trở lên: Số tiền hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 2 tỷ đồng (hai tỷđồng) [60].

-Hỗ trợđầu tư phát triển nơng nghiệp, nơng thơn: Những hộ gia đình đã mua ni thêm từ 01 con trâu, bị trở lên được ngân sách cấp bù tiền lãi suất cho số tiền vay ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tối đa 04 triệu đồng/con trong thời gian không quá 12 tháng và Ngân sách cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất cho ngân hàng theo từng quý trong năm.

Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm tác động không rõ nét đến việc làm và thu nhập của nông dân, điều kiện vay khá chặt chẽ và mức vay hạn chế, thiếu gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trường nên hiệu quả sử

dụng vốn chưa cao. Nhiều chính sách ưu đãi tín dụng chồng chéo trên cùng một

đối tượng gây khó khăn cho việc thực hiện và khó đi vào cuộc sống.

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm ngày càng tập trung nhiều cho hộ gia đình vay vốn, ít hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm mới. Các quy định về Quỹ giải quyết việc làm chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời gây khó khăn trong q trình triển khai thực hiện.

Các dự án cho vay giải quyết việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm chủ yếu là dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm trên 60%. Đối tượng vay là các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp dưới 10% nên chưa tạo thêm nhiều việc làm mới. Một số dự án cho vay sai mục đích, khơng đúng đối tượng; nhu cầu vay vốn lớn nhưng nguồn vốn chỉ đáp ứng được 30-35% nhu cầu của nhân dân. Cơ chế quản lý,

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)