Việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân

2.1.1. Việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân

2.1.1.1. Nông thôn

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, có thể hiểu nơng thơn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, hoạt động cơ bản là sản xuất nông nghiệp. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và mơi trường trong một thể chế

chính trị nhất định và chịu nhiều ảnh hưởng của các tổ chức khác.

2.1.1.2. Lao động nông thôn

Lao động nông thôn là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động quy định (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi) có khả năng tham gia lao động và những người không nằm trong độ tuổi lao động nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là bộ phận của nguồn lao động nông thôn, do khả năng lao động của họ hạn chế nên họđược coi là lao động phụ.

Đặc điểm của lao động nông thôn: lao động nơng thơn có kết cấu phức tạp, khơng đồng nhất; trình độ và thu nhập của lao động nông thôn thấp.

Lao động nông thôn là yếu tố quyết định trong q trình q trình sản xuất nơng nghiệp. Sức lao động của lao động nông thôn là một bộ phận của yếu tố “đầu vào” của quá trình phát triển kinh tế. Chi phí lao động, mức tiền cơng, số người có việc làm ở nơng thơn thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao động xã hội trong hàng hoá, dịch vụ, lao động nông thôn là nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Lao động nông thôn cũng là một bộ phận tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ xã hội, nó trở thành nhân tố tạo cầu của nềnkinh tế.

2.1.1.3. Việc làm

Bất kỳ nghề nào, việc gì cần thiết cho xã hội, mang lại thu nhập cho người lao

động để ni sống bản thân và gia đình, khơng bị pháp luật ngăn cấm, đó là việc làm. Việc làm là các hoạt động mang lại thu nhập cho người lao động, không bị pháp luật cấm, bao gồm: (1) các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền mặt hoặc hiện vật; (2) các công việc tự làm để tạo thu nhập cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình nhưng khơng được trả cơng (bằng tiền mặt hoặc hiện vật) cho cơng việc đó. Có nhiều tiêu chí phân loại việc làm.

Theo mức độ sử dụng thời gian lao động (có được việc làm thường xuyên trong một năm), việc làm chia ra 2 loại: (1) Việc làm ổn định/đầy đủ; (2) Việc làm tạm thời/không đầy đủ.

Theo mối quan hệ giữa người tạo ra việc làm và người lao động, có: (1) Việc làm do xã hội mang lại (làm công ăn lương); (2) Việc làm tự tạo. Khái niệm “việc làm tự tạo” liên quan đến việc tự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất hàng hóa và dịch vụ [26].

Xét theo lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế, gồm: (1) Việc làm trong nông nghiệp (hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lĩnh vực ngư nghiệp và lâm nghiệp); (2) Việc làm trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng; (3) Việc làm trong lĩnh vực dịch vụ (dịch vụ theo nghĩa rộng bao gồm cả giáo dục, y tế, ngân hàng, bưu chính viễn thơng, dịch vụ mơi trường,…). Mỗi cách phân loại nêu trên có ý nghĩa tương đối và có thể có sự giao thoa. Song tất cả đều hướng tới việc làm có hiệu quả, tức là việc làm với năng suất, chất lượng cao.

2.1.1.4. Việc làm cho lao động nông thôn

Việc làm cho lao động nông thôn là các hoạt động kinh tế gắn liền với đời sống của người dân nông thôn để tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Do đặc

điểm của sản xuất nông nghiệp khác với đặc điểm của các ngành. Vì vậy, việc làm cho lao động nơng thơn cũng có những đặc điểm khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, thời gian, hình thức, loại hình việc làm lao động nơng thơn trong bối cảnh di dân đa dạng: Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay, lao

động nông thôn phải làm nhiều nghề một lúc để duy trì cuộc sống. Quan điểm về

việc làm cho lao động nơng thơn hiện nay cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với

điều kiện hiện tại. Trong những lúc nơng nhàn chưa có cơ hội việc làm từ nông nghiệp lao động nông thôn phải tham gia vào một số hoạt động kinh tế khác để

kiếm thu nhập, duy trì cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Việc làm cho lao động nơng thơn hiện nay tồn tại dưới hai hình thức: Việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp; Việc làm thuần nông được hiểu là những công việc của lao động nông thôn với đầu ra chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làm ra đem bán hoặc được tiêu thụ chính bởi người nơng dân; Việc làm phi nông nghiệp, là những hoạt động tạo ra thu nhập cho lao động nông thôn thông qua việc tham gia vào các hoạt động kinh tế ngồi nơng nghiệp tại nông thôn.

Thứ hai, phạm vi việc làm được mở rộng, tính thị trường của việc làm ngày càng gia tăng: Vào thời vụ sản xuất nơng nghiệp thì lao động nông thôn làm công việc thuần nơng, ngồi thời vụ kể trên phần lớn lao động nông thôn chuyển sang các hoạt động kinh tế khác như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống (đối với các vùng nông thôn có làng nghề), bn bán nhỏ - tham gia lưu thơng hàng hóa từ nơng thơn ra thành thị (bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm), bán sức lao động với các nghề phổ biến như (chuyên chở

vật liệu xây dựng, giúp việc gia đình, chăm người ốm ở bệnh viện, phụ việc ở các cơng trình xây dựng tại các thành phố, đơ thị lớn...). Do tính chất cơng việc mang tính thời vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm đối với lao động nơng thơn nói chung.

Thứ ba, tính khơng ổn định việc làm của lao động nơng thôn: Thời gian làm việc của lao động nông thơn mang tính thời vụ, đây là đặc điểm đặc thù không thể

tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật ni chúng là những cơ thể sống trong đó q trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tếđan xen nhau. Bên cạnh đó lao động nơng thơn cịn chịu sự tác động của thời tiết, khí hậu, chu kỳ

sinh học của đối tượng cây trồng, vật nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian tham gia làm việc của lao động nông thôn.

2.1.1.5. Di dân

Di dân là một thuật ngữ mơ tả q trình di chuyển dân số hoặc là quá trình con người rời bỏ, hội nhập vào một đơn vị hành chính - địa lý nhất định.

Khái niệm di dân thường được các nhà nghiên cứu định nghĩa không giống nhau. Theo tác giả Lee (1966) di cư là: “sự thay đổi cốđịnh nơi cư trú” [100]. Còn theo Mangalam và Morgan (1968) cho rằng di dân là “sự di chuyển vĩnh viễn tương

đối của người di cư ra khỏi tập đoàn đang sống từ một đơn vịđịa lý khác” [101]. Những định nghĩa nêu trên chỉ đề cập tới “không gian di trú” và hầu như

chưa nói lên được thời gian q trình di dân, theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc; “di dân hay di cư là sự dịch chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, thường là qua một địa giới hành chính (hoặc là sự dịch chuyển theo một khoảng cách xác định nào đó) thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư

trú” [72]. Trong đó, di dân nội địa liên quan đến sự chuyển dịch nơi cư trú bên trong biên giới của quốc gia.

Di dân được định nghĩa là sự di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác

đó là chuyển đến một huyện khác, thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác trong một khoảng thời gian nhất định

Theo kết quảđiều tra biến động dân số năm 2004, di cư tới đô thị chiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27% là di cư

nơng thơn - đơ thị và 26% di cưđô thị - đô thị [21]. Đối với những người di cư nông thôn - đô thị, các nơi đến phổ biến nhất là các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng và Đà Nẵng. Dịng di cư tới các khu đơ thị này chiếm 1/3 mức tăng dân số của các khu đô thị trong giai đoạn 2004 - 2009. Với thành phố Hồ

Chí Minh và Hà Nội, số dân di cư làm tăng gấp đôi dân số ở hai thành phố trong thời kỳ này [69].

Tổng cộng, người di cư từ 5 tuổi trở lên đóng góp 3,8 triệu người vào dân số đô thị, hay nói cách khác 16% dân số đô thị từ 5 tuổi trở lên năm 2012 là người nhập cư trong giai đoạn 2009 - 2012. Cũng trong giai đoạn đó, dân số di cư từ 5 tuổi trở lên đóng góp 2,7 triệu người vào dân số nơng thơn nhưng chỉ góp được 5% vào sự gia tăng dân số nông thôn, do dân số nông thôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ

cấu dân số cả nước. Dân di cư tới khu vực đô thị cũng đã góp phần đáng kể vào tỷ

lệ tăng trưởng đô thị 3,4% (so với 0,4% ở khu vực nông thôn) [69].

Đáng chú ý là di cư nơng thơn - nơng thơn cũng chiếm tới 47% dịng di dân

được thống kê trong cuộc tổng điều tra năm 2004. Theo điều tra biến động dân số

năm 2012, dịng di cư tới khu vực nơng thơn thậm chí cịn cao hơn di cư tới các khu vực thành thị trong năm 2009. Hầu hết dòng di cư lâu dài nông thôn - nông thôn là sự di chuyển từ những vùng có năng suất nơng nghiệp thấp tới những vùng có năng suất cao hơn nhờ những cơ hội mới trong nông nghiệp, như từ những vùng đông dân tại Đồng bằng sông Hồng tới khu vực Tây Nguyên. [111]

Như vậy, bối cảnh di dân là bối cảnh di chuyển dân số, di chuyển lao động về mặt địa lý hành chính từ thành phố này đến thành phố khác, từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị, từ nông thôn vùng này sang nông thôn vùng khác, thậm chí là từ nước này sang nước khác. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian nhất định, có thể là di dân ngắn hạn theo kiểu con lắc, có thể là một vài năm. Di dân được hiểu trong luận án này là tình trạng lao động di cư khỏi nông thôn

để cư trú tại nơi đến từ 1 tháng trở lên.. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.1.6. Việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân

Trong bối cảnh di dân như trên, vịêc quyết định di dân của lao động nông thônđến các thành phố gây ra sự biến động về lao động ở khu vực nông thôn bởi

đa số những người trẻ ở nông thôn đều muốn di cư để tìm việc và cải thiện cuộc sống, do hiện tượng này sẽ gây ra tình trạng thiếu lao động trẻ và đã tạo ra không gian việc làm rộng hơn cho người ở lại khu vực nông thôn. Điều này khiến cho ở

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)