Nội dung chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 43 - 57)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2.Nội dung chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh

2.1. Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân

2.1.2.Nội dung chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh

việc mà người lao động nông thơn có được thu nhập cho bản thân và gia đình trong q trình lao động sản xuất, hoạt động đó được pháp luật thừa nhận, trong bối cảnh một bộ phận lao động nơng thơn di cư tìm việc đã tạo ra không gian việc làm rộng hơn cho người ở lại và tại khu vực nông thôn tỷ lệ người già và trẻ em tăng lên. Dưới tác động của di dân, việc làm cho lao động nơng thơn có những

đặc điểm đáng chú ý:

Thứ nhất, di dân dẫn đến tình trạng một bộ phận lao động trong nông thôn

đổ về thành phố, các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm. Điều đó dẫn đến biến

đổi cơ cấu dân số và lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ lệ lao động trẻ, tăng tỷ trong lao động lớn tuổi trong khu vực nơng thơn. Vì thế, một trong những đặc

điểm việc làm của lao động nông thôn trong bối cảnh di dân là việc làm của những người lớn tuổi, thường từ tuổi 45 trở lên và việc làm của trẻ em còn ở độ dưới tuổi lao động.

Thứ hai, di dân dẫn đến tình trạng giảm lực lượng lao động trong khu vực nông thôn nên làm cho thời gian và việc làm của lao động nông thôn tăng lên, việc làm nhiều hơn, đa dạng hơn. Rõ ràng, trong bối cảnh di dân, việc làm của các gia đình có người di dân ra thành phố sẽ nhiều hơn, thời gian làm việc tăng lên, cường độ làm việc cao hơn. Đồng thời, tác động của di dân cũng làm cho lao động nơng thơn có cơ hội tiếp cận với những công việc mới, những ngành nghề sản xuất kinh doanh mới do lao động di dời khỏi nông thôn để lại.

2.1.2. Nội dung chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân di dân

2.1.2.1. Khái niệm

Chính sách việc làm là tổng thể quan điểm, mục tiêu, giải pháp và công cụ

nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó [30]. Chính sách việc làm là hệ thống giải pháp thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ

chính sách cơ bản nhất của quốc gia. Chính sách việc làm nhằm giải quyết thoả đáng nhu cầu việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ

hội có việc làm; góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội [77]. Trong luận án, trên cơ sở vận dụng khái niệm chính sách cơng và chính sách việc làm nói chung áp dụng cho đối tượng lao động nông thôn trong bối cảnh di dân, tác giả luận án đề xuất khái niệm sau:

Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân là tổng thể

các chủ trương, quan điểm và giải pháp của Nhà nước được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật nhằm hỗ trợ lao động nơng thơn có được việc làm phù hợp, giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước trong bối cảnh một bộ phận lao động nông thôn di cư tìm việc làm.

2.1.2.2. Mục tiêu

Mục tiêu của chính sách việc làm là tạo việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, ổn định và có thu nhập cao, tiến tới việc làm được tự do lựa chọn, việc làm bền vững có tính nhân văn, nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Để thực hiện mục đích đó, chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân có các mục tiêu chung sau:

- Thay đổi trạng thái việc làm, tăng thời gian làm việc và chuyển dịch cơ

cấu việc làm lao động nông thôn theo hướng tiến bộ, tạo ra không gian việc làm rộng hơn cho người tại khu vực nông thôn: tức là tỉ trọng lao động nơng thơn có việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ sẽ tăng lên, lao động nông nghiệp giảm xuống, việc làm sử dụng công nghệ hiện đại có năng suất cao ngày càng nhiều; việc làm trong nông thôn được ổn định và đầy đủ hơn.

- Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho lao động nơng thơn. Việc làm có thu nhập cao không chỉ giúp các hộ gia đình nơng thơn thoát nghèo, ổn định cuộc sống, mà còn phải nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu này được cụ thể hóa thành thu nhập bình qn đầu người, tri thức, sức khỏe.

Từ các mục tiêu nêu trên, mỗi chính sách bộ phận trong hệ thống chính sách việc làm sẽ có các mục tiêu bộ phận (xem mơ hình cây mục tiêu mơ tảở hình 2.1).

Mục đích của chính sách

Đảm bảo việc làm, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu chung của chính sách

- Thay đổi trạng thái việc làm

- Nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ

cấu thu nhập

Hình 2.1. Cây mục tiêu của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân trong bối cảnh di dân

Yêu cầu đối với việc thực hiện mục tiêu chính sách việc làm (1) Đảm bảo

đầy đủ việc làm cho lao đông nơng thơn: Đảm bảo cho người dân nơng thơn có việc làm, có thu nhập để thỏa mãn cơ bản nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình,

đồng thời góp phần nâng cao mức sống cộng đồng nông thôn, ổn định và phát triển xã hội nông thơn; (2) Đảm bảo việc làm có tính nhân văn: Xây dựng việc làm cho lao động nông thôn, thực hiện nguyên tắc công bằng trong quan hệ lao động nông thôn và quan hệ cộng đồng nông thôn trước pháp luật. Xây dựng xã hội nông thôn tương đối đồng đều, giảm dần sự tách biệt giữa lao động nông thôn và lao động thành thị; (3) Xã hội hóa trong chính sách việc làm: Trước đây, trong cơ chế kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạch hóa tập trung, Nhà nước phải lo mọi vấn đề về giải quyết việc làm, từ đào tạo, phân bổ đến sử dụng và đãi ngộ. Trong cơ chế thị trường, Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia vào việc giải quyết việc làm. Nhà nước tạo môi trường vĩ mô, cơ chế hỗ trợ để các chính sách được ban hành và thực thi; các doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp việc làm

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ học nghề Mục tiêu của chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp Mục tiêu của chính sách hỗ trợđất đai sản xuất Mục tiêu của chính sách hỗ trợứng dụng kỹ thuật sản xuất Mục tiêu của chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm

tạo điều kiện cho người lao động làm việc tốt nhất; bản thân người lao động nơng thơn phải tích cực tìm việc làm và tự tạo việc làm, chủ động trong việc học nghề, lập nghiệp và thay đổi phong cách làm việc của mình, bởi vì cách tốt nhất để giảm nghèo là người nghèo phải tự “cứu mình”, khơng ỉ lại vào Nhà nước và xã hội. Xã hội hóa trong chính sách việc làm cho lao động nơng thơn trong bối cảnh di dân còn giúp huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia vào giải quyết việc làm, giảm bớt gánh nặng cho NSNN cũng như khó khăn cho đối tượng lao động nông thôn trong bối cảnh di cư tìm việc.

2.1.2.3. Nguyên tắc

- Đồng bộ và kịp thời: Đối với người lao động nông thôn, di dân ảnh hưởng rất lớn tới công ăn việc làm và đời sống. Di dân làm cho khu vực nông thôn mất đi một lực lương lao động trẻ, lao động có trình độ cao dời khỏi khu vực nơng thơn, cịn lại là người già, trẻ em, những người khơng có khả năng lao động ở lại nông thôn và di dân đã tạo ra không gian việc làm rộng hơn tại khu vực nông thôn.

Di dân dẫn đến những tác động sâu sắc trong phát triển kinh tế - xã hội: một mặt, làm thay đổi cơ cấu thị trường lao động, đảm bảo nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, khu kinh tế; tạo thêm việc làm cho lao động nông thơn, giúp cho các gia đình có người di cư tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sinh hoạt; mặt khác làm giảm tỷ lệ lao động trẻ, lao động có kỹ thuật, tăng số lượng người già và trẻ em trong nông thôn; tăng sức ép về cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho lao động và dân cư tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Muốn hạn chế các tác động tiêu cực của di dân, chính sách việc làm cho lao

động nông thôn trong bối cảnh di dân phải được giải quyết kịp thời và đồng bộ từ

vấn đề: hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề

nông thôn; hỗ trợ vềđất đai sản xuất đối với nông dân; hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất trong nông thôn; hỗ trợ tín dụng đối với nơng dân...

- Phù hợp với xu hướng phát triển: (1) Phát triển bền vững, bao gồm bền vững về kinh tế, về xã hội và về môi trường sinh thái, chú ý sự phát triển cả trong hiện tại và tương lai. Quan điểm phát triển bền vững về mặt kinh tế địi hỏi chính

sách việc làm cho lao động nông thôn phải gắn với tăng số lượng, chất lượng và hiệu quả việc làm, ngày càng tạo được nhiều việc làm có giá trị cao. Về mặt xã hội, cần tăng cường đưa các dự án việc làm về các vùng nơng thơn có lao động di cư tạo cơng ăn việc làm ổn định lâu dài cho người lao động tại nơi họ sinh ra, giảm thiểu dòng di dân gây đổ vỡ các quy hoạch phát triển, giảm tải sức ép lên các cơ sở hạ

tầng kinh tế - xã hội ở các trung tâm kinh tế vùng và cả nước, giảm giờ làm/tuần và nâng cao chất lượng cuộc sống thực tế của người lao động. Về mặt môi trường sinh thái, chính sách việc làm gắn liền với phát triển các KCN nhưng không phá cảnh quan địa phương, cân nhắc tới yêu cầu và biện pháp bảo vệ môi trường các làng nghề. (2) Cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng giáo dục đào tạo để đáp ứng các yêu cầu của thị trường, của CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Chỉ như vậy mới nâng cao khả

năng và sự tự tin cho người lao động, tạo cho họ cơ hội tìm kiếm, lựa chọn việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, lựa chọn nơi làm việc hoặc có thêm việc làm mới với thu nhập cao hơn, đặc biệt là có khả năng tự tạo việc làm cho mình và xã hội.

- Kết hợp hài hòa lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và xã hội: Về mặt nguyên tắc, đối tượng hưởng lợi của các chính sách này là người lao

động nông thôn, giúp họ có việc làm, thu nhập và cuộc sống ổn định. Chính sách cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp với tư cách là người tuyển dụng, sử dụng trực tiếp lao động, qua đó đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng như các tổ chức sử dụng lao động khác. Lợi ích xã hội mà chính sách mang lại, đó là giảm gánh nặng NSNN phải chi cho thất nghiệp, giúp toàn dụng lao động xã hội, góp phần ổn định an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế cho đất nước một cách bền vững.

2.1.2.4. Các cơng cụ chính sách

Để thực hiện mục tiêu chính sách việc làm cho lao động nơng thôn trong bối cảnh di dân, các nhà hoạch định chính sách trung ương và các tỉnh Bắc Trung bộ cần xây dựng các công cụ:

- Công cụ kinh tế: Các ngân sách, hệ thống đòn bẩy và khuyến khích kinh tế

như thuế, lãi suất, tiền lương....

- Cơng cụ tổ chức: Các mơ hình tổ chức, cơ cấu bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách việc làm.

- Cơng cụ hành chính: Là các kế hoạch, quy hoạch của nhà nước và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện chính sách việc làm cho lao động nơng thơn.

- Công cụ tâm lý giáo dục: Là hệ thống thông tin đại chúng, hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống các tổ chức chính trị xã hội, đồn thể, nghề nghiệp tham gia thực hiện chính sách việc làm.

- Công cụ kỹ thuật nghiệp vụ: Xem xét yếu tố cơ bản của chính sách việc làm, cho phép nghiên cứu, phân tích chính sách việc làm một cách khoa học. Tạo điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách việc làm.

2.1.2.5. Các chính sách cụ thể

1) Chính sách hỗ trợ học nghề: Chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân là các quan điểm, mục tiêu, giải pháp và công cụ

mà Nhà nước sử dụng để hỗ trợ cho đối tượng học được nghề, nhờ đó tìm được việc làm phù hợp và có năng suất cao và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, trong bối cảnh một bộ phận lao động nông thôn di cư tìm việc.

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn là hỗ trợ

việc cung cấp kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp và thái độ làm việc đúng cho lao động nông thôn, từ đó tạo cơ hội cho lao động nơng thơn có được việc làm ổn định và nâng cao thu nhập; Cung cấp nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cho các doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu cụ thể về nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị

trường. Thực hiện được các mục tiêu trên sẽ giải quyết được đồng thời vấn đề vừa thừa vừa thiếu lao động tại nông thơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn được thực hiện thông qua một loạt giải pháp như cung cấp thông tin, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho lao động nơng thơn; Dạy nghề “đón đầu” phục vụ các KCN sẽ và đang được đầu tư trên địa bàn. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức này cần được khai thác và phát huy tối đa; Kết hợp đào tạo, chuyển đổi nghề với hỗ trợ

tín dụng cho học tập, lập nghiệp, với bồi thường, hỗ trợ đất đai; Chính quyền cũng tạo mặt bằng thuận lợi để hỗ trợ cho lao động nông thôn và hộ gia đình tham gia mở

các dịch vụ tại nơng thơn. Tạo cơ hội để lao động tự tạo việc làm mới tại chỗ như

mở xưởng, mở doanh nghiệp, thành lập các hợp tác xã, các tổ hợp tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở các nghề truyền thống của địa phương.

Các công cụ của chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn thường

được áp dụng để thực hiện như sử dụng các doanh nghiệp, các trường, trung tâm dạy nghề, các cơ quan thơng tin, các tổ chức xã hội và đồn thể tham gia vào công tác dạy nghề, tư vấn học nghề và việc làm; Xây dựng kế hoạch chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Cơng cụ phổ biến là các chương trình, dự án của Nhà nước và dự án của các tổ chức phi chính phủ vềđào tạo, chuyển đổi nghề cho lao

động nông thôn. Chẳng hạn các chương trình, dự án đào tạo, tư vấn nghề nghiệp, chương trình giao đất, trồng rừng, chương trình hỗ trợ vốn và tín dụng cho người nghèo... cùng với các nguồn lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện, tác động vào đối tượng lao động nơng thơn vùng có nhiều người di cư, thay đổi tình trạng việc làm của đối tượng theo hướng mà Nhà nước mong muốn [26]. Sử dụng NSNN, các quỹ, các nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Trang 43 - 57)