Biết lắng nghe và phục vụ nhân dân

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Trang 27 - 31)

- Về phong cách nêu gương:

biết lắng nghe và phục vụ nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về gần

dân, học dân, kính trọng và phục vụ Nhân dân, Người

nói: “Chúng ta phải u dân, kính dân thì dân mới u ta,

kính ta”. Người luôn luôn căn dặn cán bộ, đảng viên rằng: Quần

chúng nhân dân là người làm ra lịch sử, làm nên thành công của cách mạng, là người chủ đất nước; do đó, mỗi đảng viên, cán bộ

ở bất cứ cương vị nào, làm cơng việc gì đều phải “Vừa là người

lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Vì

vậy, “Muốn cho dân u, muốn được lịng dân, việc gì có lợi cho

dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.

Người còn khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi

ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Do vậy, trong

mọi hoạt động của người cán bộ, đảng viên phải luôn dựa vào sức mạnh của dân, xuất phát từ lợi ích của Nhân dân.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (trước đây là Chỉ thị 03-CT/TW, hiện nay là Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị), Thành ủy Nha Trang đã ban hành rất nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện từ thành phố đến cơ sở, trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phầ n tạo nên những kế t quả quan trọng trên tấ t cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính với quyết tâm xây dựng nền hành chính thành phố hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả và hướng đến sự hài lòng của Nhân dân. Cụ thể như: Cơng an thành phố với mơ hình bố trí các tổ cơng tác trực

tiếp xuống địa bàn và đến các hộ dân có người già yếu, neo đơn, khó khăn, vùng xa trung tâm thành phố để làm các thủ tục cấp hộ khẩu cho hộ dân; Phịng Tài ngun – Mơi trường thành phố áp dụng triệt để việc sử dụng công nghệ thông tin vào cơng tác quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt trang bị các phần mềm tác nghiệp hồ sơ đối với các thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng. Phối hợp cùng Văn phịng HĐND&UBND thành phố xây dựng mô-đun cho phép cơng dân (hoặc tổ chức) có thể làm thủ tục đăng ký thơng qua hệ thống internet đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường (dịch vụ công mức độ 3), nhờ vậy, tỷ lệ trễ hạn đối với hồ sơ tài nguyên môi từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2017 của ngành TN-MT thành phố đã được giảm mạnh từ 41,48% đến nay dưới 10%.

Bên cạnh đó, gắn với việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/ TW của Bộ Chính trị, tồn thành phố tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU của Thành ủy Nha Trang về vận động nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng các cơng trình hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố, nhờ làm tốt cơng tác vận động quần chúng. Tính từ tháng 11/2016 đến nay đã tiếp tục vận động nhân dân đóng góp 28.815.437.500 đồng (bao gồm giá trị phần đất, phần nhà, vật kiến trúc, hoa màu, ...) để phục vụ việc mở rộng các cơng trình giao thơng tại các địa phương, thực hiện có hiệu quả cơng tác này có các phường như: Phước Long, Vĩnh Hòa, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường và xã Phước Đồng.

Để tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ có phong cách làm việc trách nhiệm, tận tụy, biết lắng nghe và phục vụ nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, cơng chức cần chú ý những vấn đề như sau:

Thứ nhất, phải thực hành tốt nguyên tắc dân chủ “tập thể lãnh

đạo, cá nhân phụ trách”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một người

có tập thể bàn bạc, đó là dân chủ, nhưng khi bàn rồi phải giao

việc cho từng người phụ trách, đó là tập trung”. Cán bộ không

bao giờ được “độc tôn chân lý”, phải biết phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người, biết khơi gợi để quần chúng nói ra những suy nghĩ, những quan điểm, trình bày những sáng kiến của họ và thành thật tiếp thu những ý kiến đúng. Làm như vậy thì chắc chắn người cán bộ sẽ được quần chúng quý mến, nể trọng, tư tưởng quần chúng sẽ thoải mái, toàn tâm tồn ý cống hiến sức mình vì cơng việc chung.

Thứ hai, phải sâu sát để thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của quần chúng, phải quan tâm đến mọi mặt đời sống nhân dân, tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết đến nơi đến chốn những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.

Thứ ba, trong ứng xử với Nhân dân, người cán bộ cần rèn luyện phong cách giản dị, hịa đồng và tơn trọng quần chúng, có thái độ ân cần, niềm nở, vừa thân ái vừa nhiệt tình; cần thể hiện tấm lịng độ lượng, khoan dung và phải có thái độ khiêm nhường trước quần chúng.

Thứ tư, phải biết cách tổ chức phong trào phù hợp với trình độ, năng lực thực tế của quần chúng, khơng chủ quan, áp đặt mọi

việc theo ý chí của mình. Theo Người, “nếu cứ làm theo ý muốn,

theo tư tưởng, theo chủ quan của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, thì khác nào “khoét chân cho vừa giầy”… Ai cũng đóng

giầy theo chân. Khơng ai đóng chân theo giầy”.

Thứ năm, người cán bộ phải có bản lĩnh vững vàng để vừa nâng cao trình độ giác ngộ dân trí cho quần chúng, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của một bộ phận quần chúng “chậm tiến”, vừa thực hiện tốt vai trị lãnh đạo của mình, vì theo Chủ tịch

Hồ Chí Minh thì “trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau,

Thứ sáu, phải rèn luyện phong cách diễn đạt trước quần chúng, trước khi nói, viết, triển khai vấn đề gì cho quần chúng, người cán bộ cần chú ý xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích của việc nói và viết. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ khi nói và viết phải chân thực, khơng ẩu, khơng được bịa ra; nói ngắn gọn, có đầu có đi và nội dung nói phải thiết thực, thấm thía; cách diễn đạt phải trong sáng, giản dị để quần chúng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm.

Nói tóm lại, trong mọi mặt cơng tác, người cán bộ phải quán triệt 3 nguyên tắc thực hành: Đối với mình: Khơng tự cao, tự đại; phải cầu thị, nghiêm khắc tự phê bình và phê bình. Đối với người: Ln giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đồn kết, bao dung và tận tình chia sẻ, giúp đỡ. Đối với việc: Phải “dĩ công vi thượng”; tận tâm, tận lực trên tinh thần việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, phải hết sức tránh.■

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)