Theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Trang 128 - 132)

- Về phong cách nêu gương:

theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đảng ủy Trường Đại học Khánh Hòa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức, phong cách

của cán bộ công chức được thể hiện qua những nội dung cốt lõi như: Phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ”, phong cách quần chúng, phong cách khoa học, phong cách nêu gương, nói đi đơi với làm. Trường Đại học Khánh Hòa (ĐHKH) đã vận dụng sáng tạo, sát với thực tiễn cơ sở để thường xuyên đẩy mạnh giáo dục phẩm chất, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo. Cụ thể, đơn vị đã thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, phát huy dân chủ trong thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. Khơng khí dân chủ thực sự trong nội bộ được tạo ra bằng cách thành tâm lắng nghe và khơi gợi cho quần chúng, cán bộ cấp dưới nói hết quan điểm, ý kiến của mình. Mặt khác, những sáng kiến áp dụng hiệu quả vào thực tiễn được coi trọng và khen ngợi, giúp cán bộ, giảng viên thêm hăng hái sáng tạo và làm việc đồng thời, giúp nhà trường thêm gắn bó, thống nhất về ý chí và hành động. Những công việc của tập thể được bàn bạc kỹ lưỡng rồi mới ra quyết định và động viên tất cả mọi người tích cực thực hiện. Đúng như Hồ Chí Minh từng nói: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”.

Hai là, người cán bộ, giảng viên ln rèn luyện tác phong quần chúng, cụ thể là gần gũi, lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn nguyện vọng của sinh viên trong quá trình lên lớp cũng như

trong các hoạt động khác. Ngoài việc truyền thụ kiến thức cho các em, cán bộ giảng viên nhà trường ln lắng nghe tâm tư tình cảm, những khó khăn của sinh viên trong q trình học tập cũng như trong cuộc sống, định hướng cho các em có những bước đi đúng đắn, xây dựng lập trường tư tưởng, đạo đức trong sáng, không bị những hệ lụy của kinh tế thị trường lôi kéo, làm mất phẩm chất tư cách. Thường xuyên liên hệ, trao đổi với sinh viên bằng nhiều kênh thông tin. Đồng thời, các phong trào phù hợp với trình độ, năng lực thực tế của sinh viên được tổ chức, giúp các em phát triển năng lực thực tiễn. Có quan hệ mật thiết với nhân dân địa phương, bạn bè, đồng nghiệp và học sinh, sinh viên.

Ba là, tồn trường ln đẩy mạnh việc rèn luyện tác phong làm việc khoa học cho cán bộ, giảng viên để nâng cao hiệu quả công việc. Trên cơ sở nhiệm vụ của các khoa chun mơn và các phịng chức năng, trung tâm,… nhà trường đưa ra kế hoạch phù hợp để giải quyết tốt cơng việc. Việc chính, việc gấp được ưu tiên làm trước. Mọi kế hoạch đề ra đều được triển khai thực hiện, kiểm tra và đánh giá kết quả nghiêm túc. Kịp thời rút kinh nghiệm, nhắc nhở những đơn vị khơng hồn thành theo quy định. Trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng viên rất thấm nhuần và quán triệt câu nói của Bác: “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại”. Do đó, tồn đơn vị ln tiết kiệm thời gian của mình và biết tiết kiệm thời gian cho người khác. Tập trung giải quyết dứt điểm từng cơng việc như lời dạy của Người: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích q thì loạn mắt, khơng bắn trúng đích nào”. Trên cơ sở đó, cán bộ giảng viên nhà trường được nâng cao năng lực trong việc nhìn đúng người, nhìn ra việc, sắp xếp công việc cho hợp lý. Biết cách kiểm tra, giám sát công việc và sinh viên một cách hiệu quả. Từ đó, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình khách quan. Đồng thời, sau mỗi công việc người cán bộ, giảng viên biết chia sẻ và rút ra kinh nghiệm cho mình và người khác. “Cơng việc gì bất kỳ thành cơng hoặc thất bại, chúng ta cần

phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khóa phát triển cơng việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”. Đặc biệt, khi có những thiếu sót trong cơng tác quản lý, giáo dục đào tạo, nhà trường đã tổ chức rút kinh nghiệm và triệt để khắc phục.

Bốn là, cán bộ, giảng viên nhà trường ln nêu gương, nói đi đơi với làm. Vì vậy, học tập tư tưởng của Bác, mỗi cán bộ, giảng viên luôn không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân làm gương cho sinh viên nhằm nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mọi nội quy, quy chế, quy định của ngành, của trường, của địa phương. Có trách nhiệm thực thi Pháp luật và vận động người khác cùng tham gia thực hiện. Tích cực trong việc chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham ô, tham nhũng, lãng phí, móc ngoặc và các hiện tượng tiêu cực khác trong giáo dục. Thực hiện đúng lời dạy của Người “tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình khơng chính, mà muốn người khác chính là vơ lý”, “mình trước hết phải siêng năng, trong sạch mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”. Trên cơ sở đó, cán bộ giảng viên ln thực hành nêu gương trên cả 3 mặt: Với mình, với người và với việc. Với mình thì khơng tự cao tự đại; ln thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Với người thì ln chân thành, khiêm tốn, đồn kết, khoan dung. Với việc thì ln thực hành ngun tắc “dĩ công, vi thượng”. Không chỉ gương mẫu trong công tác, cán bộ, giảng viên nhà trường thực hiện gương mẫu mọi nơi, mọi lúc, trong công việc cũng như trong cuộc sống đời thường. Thực hiện nói đi đơi với làm, tránh hết sức căn bệnh hình thức.

Năm là, mỗi cán bộ, giảng viên thường xuyên suy nghĩ, sáng tạo tìm ra nhiều giải pháp mới để quản lý, giáo dục và giảng dạy sinh viên một cách tốt nhất. Các phương pháp dạy học tích cực, dạy học tiên tiến được tập huấn và áp dụng có hiệu quả, biết phát

thiện phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng các tiết dạy và tổ chức sáng tạo các hoạt động, thu hút sự chú ý của sinh viên, gây được hứng thú, say sưa tập trung học tập. Mỗi cán bộ, giảng viên luôn rèn luyện cho mình ý thức suy nghĩ, biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo những tri thức tự học và nghiên cứu; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.

Phong cách làm việc của người cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều nội dung nhưng tất cả đều gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và xuất phát từ yêu cầu về tài và đức của người cán bộ. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt những phong cách đó, Trường Đại học Khánh Hòa đã phát huy dân chủ, làm việc dân chủ, gần gũi, quan tâm đến sự phát triển của sinh viên, cán bộ giảng viên, công nhân viên nhà trường. Mặt khác, luôn làm việc khoa học, có tư duy rành mạch và sự nhạy cảm trong cơng việc; nói đi đơi với làm, có ý thức nêu gương, có lịng tự trọng, có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực tự học, nghiên cứu để nâng cao trình độ mọi mặt. Đồng thời, say mê nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và vị thế của nhà trường trong tình hình mới.■

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)