Đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Trang 62 - 66)

- Về phong cách nêu gương:

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đại tá, TS Lưu Văn Tứ

Trường Sĩ quan Không quân

Phong cách lắng nghe ý kiến Nhân dân là một trong những

nội dung cơ bản trong phong cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên, thể hiện quan điểm, tác phong lối làm việc dân chủ, thể hiện nghệ thuật của công tác dân vận… làm cơ sở để xây dựng đường lối, tổ chức thực hiện, lãnh đạo Nhân dân, cũng như đề đạt với Đảng, Chính phủ những tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, sáng kiến, kinh nghiệm phong phú của Nhân dân. Bác đã dạy: Trong công tác lãnh đạo, quản lý mà thực hành được dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập thể, biết lắng nghe ý kiến của mọi người thì sẽ phát huy được tính tích cực tự giác, sáng tạo và quy tụ được sức mạnh, sự đồng tình ủng hộ của nhiều người, tạo nên sức mạnh to lớn để giải quyết các nhiệm vụ thắng lợi.

Để xây dựng, thực thi phong cách lắng nghe ý kiến nhân dân một cách hiệu quả, thể hiện ở thái độ, hành vi, phong cách việc làm hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên, chúng ta tập trung thực hiện đồng bộ, thống nhất một số nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng cho cán bộ, đảng viên thế giới quan, phương pháp luận, mục tiêu, mục đích đúng đắn trong tiếp xúc,

liên hệ, lắng nghe ý kiến Nhân dân. Trong lắng nghe, tiếp thu ý

kiến Nhân dân, cán bộ lãnh đạo quản lý phải có thế giới quan, phương pháp luận, mục tiêu đúng đắn: tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì lợi ích chính đáng của nhân dân, thực sự phụng sự

công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra,

trở lại nơi quần chúng”.

Thứ hai, xây dựng, hình thành cho cán bộ phương pháp lắng nghe khoa học, biện chứng, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực

tiễn, trở về thực tiễn. Để nghe đúng, nghe đủ, nghe hết những

tân tư, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng, những băn khăn, trăn trở, những sáng kiến, kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị của nhân dân, cán bộ lãnh đạo phải xây dựng, hình thành phương pháp lắng nghe thực sự khoa học, biện chứng, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, trở về thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ

rõ: “Mỗi một chính sách của chúng ta, phải dựa vào ý kiến và

kinh nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của

dân chúng”.

Thứ ba, hình thành cho cán bộ lãnh đạo khơng chỉ phương pháp lắng nghe, mà phải hình thành được kỹ năng, nghiệp vụ

lắng nghe phù hợp với quần chúng nhân dân. Người lãnh đạo

khơng chỉ có phương pháp lắng nghe, cịn phải hình thành được kỹ năng, nghiệp vụ lắng nghe phù hợp. Kỹ năng ấy thể hiện ở: “óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Nghĩa là phải vận dụng “ngũ quan”, hiểu rõ thực tế, nói phải đi đơi với làm. Phải có óc nghiên cứu để nắm vững bản chất của con người, của sự việc, của mọi ý kiến của các tầng lớp nhân dân, kể cả những ý kiến trái chiều, ý kiến của những người “không quan trọng”. phải thực sự “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Trong phương pháp, kỹ năng lắng nghe ý kiến Nhân dân, Bác nhắc nhở các cán bộ, đảng viên học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng.

Thứ tư, cán bộ lãnh đạo phải nắm được đối tượng, hiểu được đối tượng trong quá tình tiếp xúc, lắng nghe quần chúng

nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến

nhân dân, cán bộ lãnh đạo phải nắm được đối tượng, hiểu toàn diện, cặn kẽ và phân loại được đối tượng. Đồng thời, phải có

khả năng ngơn ngữ, khả năng dùng ngôn ngữ phù hợp với địa phương, vùng miền, dân tộc; phải hiểu được ít nhiều ngơn ngữ địa phương mới có thể tìm hiểu, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, những trăn trở, đề xuất, sáng kiến, kinh nghiệm của quần chúng nhân dân có hiệu quả. Bác nhấn mạnh thêm, trong cách làm việc với quần chúng cần phải nắm vững tình hình chất lượng quần chúng, phân loại các mức hạng khác nhau để có biện pháp làm việc cho hiệu quả, mặt khác phải nắm rõ đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của dân chúng là “họ hay so sánh” và họ so sánh đúng vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. Vì thế,

“người cán bộ cũng phải dùng cách so sánh của dân chúng mà

tự mình so sánh”.

Thứ năm, xây dựng, hình thành cho cán bộ phong cách dân chủ trong mọi mặt công tác, mọi hoạt động, đặc biệt là phong

cách dân chủ trong tiếp xúc, lắng nghe ý kiến nhân dân. Hồ Chí

Minh chỉ dẫn: Dân chủ, đi đôi với chống các biểu hiện quan liêu, mất dân chủ, “nói một đường, làm một lẻo”… chống hiện tượng: “chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn” hay trước mặt dân chúng thì lên mặt “quan cách mạng”. Miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc thì theo lối “quan chủ”. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, cịn thực tế thì “chỉ biết ăn sang, diện cho kẻng, chẳng những không lo phụng sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình”.

Thứ sáu, xây dựng, hình thành cho cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo phong cách gương mẫu, nêu gương mọi lúc, mọi nơi,

mọi việc. Cán bộ, đảng viên, người làm lãnh đạo, phải gương

mẫu, thực sự là tấm gương để Nhân dân trông vào, tin vào, dựa vào và noi theo thì nhân dân mới dám nói, muốn nói, dám bộc bạch tâm tư tình cảm, trình bày, đề xuất những sáng kiến, những điều hay lẽ phải, mới dám phê bình, đề đạt ý kiến về những cái hay, cái dở trong công tác lãnh đạo, cũng như bản thân mỗi cán bộ đảng viên để từ đó cán bộ lãnh đạo điều chỉnh chủ trương,

phát triển và chủ trương được thực hiện hiệu quả. Bác yêu cầu: Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự là tấm gương mẫu mực trong công việc và sinh hoạt cho dân noi theo, phải gần gũi Nhân dân, có lịng nhân hậu, thái độ hịa nhã, độ lượng, hết lịng vì dân, “cốt sao cho được lịng dân”.

Thứ bảy, phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở trong công tác tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của

quần chúng nhân dân. Phát huy được vai trò của các tổ chức

trong hệ thống chính trị trong tiếp xúc, lắng nghe ý kiến Nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng, một mặt, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức trong lắng nghe ý kiến, giải quyết ý kiến, tổng hợp ý kiến Nhân dân phản ánh với Đảng, Nhà nước. Mặt khác, tạo cho Nhân dân có nhiều cơ hội đề bảy tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình với Đảng, Nhà nước để từ đó có đường lối, biện pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả đem lại lợi ích cho Nhân dân.

Xây dựng cho cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo phong cách lắng nghe ý kiến Nhân dân là vấn đề vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách hiện nay. Đồng thời, là nguyên tắc, là văn hóa ứng xử, tất cả vì Nhân dân của cán bộ, đảng viên, của người lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nhân dân làm chủ, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, cũng như thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Để xây dựng, hình thành phong cách lắng nghe ý kiến Nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thành tâm, chịu khó, gương mẫu, nêu gương, thường xuyên thực thi “tự soi”, “tự sửa”, liên hệ, gắn bó mật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân…■

Chủ đề II

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)