Cách Hồ Chí Minh về “gần dân, sát dân, học dân, hiểu dân, lắng nghe nhân dân”

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Trang 124 - 128)

- Về phong cách nêu gương:

cách Hồ Chí Minh về “gần dân, sát dân, học dân, hiểu dân, lắng nghe nhân dân”

dân, hiểu dân, lắng nghe nhân dân”

Tư tưởng lấy dân làm gốc đã trở thành truyền thống đạo

lý xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam và được các bậc minh quân, trung thần, các bậc tiền nhân vận dụng rất thành cơng trong q trình dựng nước và giữ nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng ấy, nhưng ở tầm cao hơn, nhân văn hơn, đó là Người đặt “dân” lên vị thế người làm chủ đất nước; trong tất cả mọi việc, kể cả huy động sức dân trước hết vẫn là vì chính lợi ích của dân, vì theo Người lợi ích của dân càng cao, sức dân càng mạnh, nên dù gặp khó khăn vạn lần dân liệu cũng xong… Nắm chắc và vận dụng tư tưởng này trong quá trình triển khai cơng tác nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Đảng ủy và lãnh đạo luôn giáo dục động viên cán bộ, đảng viên gần gũi nhân dân, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, làm tốt cơng tác tư tưởng thì các chủ trương, chính sách của Đảng được thông suốt. Phong cách và lời dạy ấy của Bác đã và trở thành động lực thôi thúc cán bộ, đảng viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn tỉnh Khánh Hịa đã và đang tiếp bước trên con đường cách

mạng với phương châm “gần dân, sát dân, học dân, hiểu dân,

lắng nghe nhân dân”.

Liên hệ với nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Nhà nước giao phó cùng với tinh thần “hết lòng phục vụ nhân dân”, trong những năm vừa qua, tập thể cán bộ, đảng viên ngành Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Khánh Hịa đã phấn đấu hết mình

để cải thiện hình ảnh người cán bộ trong mắt quần chúng nhân dân. Điển hình là việc tăng cường công tác dân vận trên lĩnh vực cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân, bám sát Quyết định số 3377/QĐ-UBND ngày 14/12/2011 của UBND tỉnh ban hành Chương trình cải cách hành chính tỉnh Khánh Hịa giai đoạn 2011 - 2020, hàng năm Sở ban hành Kế hoạch cải cách hành chính, đồng thời ban hành kế hoạch kiểm sốt thủ tục hành chính, kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả theo đúng chức năng, thẩm quyền quản lý của ngành. Tổ chức Hội nghị gặp mặt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo đúng chức năng quản lý. Năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vinh dự được nhận bằng khen về cải cách thủ tục hành chính cấp độ 3 của UBND tỉnh.

Ngồi ra Sở cịn tăng cường cơng tác dân vận gắn với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác thanh tra, kiểm tra. Công tác tiếp công dân và kịp thời giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo hành vi tham nhũng lãng phí được Đảng ủy, lãnh đạo Sở quan tâm hàng đầu, coi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và thường xuyên gắn với cơng tác phịng, chống tham nhũng, nhờ đó giảm thiểu số lượng đơn thư, giảm thiểu vụ việc khiếu nại, tố cáo; đặc biệt, không xảy ra trường hợp đơn thư vượt cấp, hoặc khiếu kiện kéo dài, đông người. Tất cả các đơn thư tiếp nhận đều được xử lý nhanh chóng, đúng quy trình; cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện đúng thời gian quy định.

Đối với công tác chuyên môn, các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn cố gắng gần dân, sát dân, bám sát địa bàn để hướng dẫn tỉ mỉ, chuyển giao đến nông dân, ngư dân những tiến bộ khoa học cơng nghệ, về phát triển sản xuất, về phịng tránh

dịch bệnh… giúp họ nắm vững kiến thức, tiếp cận khoa học công nghệ mới để chủ động vận dụng trong q trình sản xuất. Nhờ đó, góp phần thúc đẩy đầu tư cơng nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, phát triển chăn nuôi nông hộ với qui mô lớn hơn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni phù hợp hơn, kiểm sốt được dịch bệnh cây trồng vật nuôi… Nhiều đơn vị làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng nhờ gần dân, tích cực vận động Nhân dân tham gia bảo vệ phát triển rừng, tham gia đấu tranh ngăn chặn nạn chặt phá rừng, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã và lâm sản trái phép; hoặc nhờ sâu sát, lắng nghe dân nắm bắt kịp thời tâm tư của bà con ngư dân, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ nghề cá, vận động bà con ngư dân đóng mới, cải hốn tàu cá để vươn khơi bám biển dài ngày, phát triển thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc...

Để làm tốt hơn nữa việc xây dựng phong cách “gần dân, sát

dân, học dân, hiểu dân, lắng nghe nhân dân”, Đảng ủy và lãnh

đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, trong thời gian tới giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, cán bộ, đảng viên ln phát huy vai trị độc lập, tự

chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lấy lợi ích của Đảng, của Nhân dân làm cơ sở cho hoạt động của mình. Cán bộ, đảng viên khơng ngại khó khăn, gian khổ, tiên phong trên tất cả các lĩnh vực, làm gương trong mọi hành động, không ngừng rèn luyện phẩm chất: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”. Đối với mình, khơng tự cao, tự đại, kiêu ngạo mà luôn học tập, cầu tiến, luôn tự kiểm điểm, tự phê bình để làm điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân. Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với nhiệm vụ được giao, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “để việc công lên trước việc tư”, đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực, “việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức

dân, gần dân của Bác Hồ để không ngừng củng cố lòng tin của nhân dân với cán bộ, đảng viên, cũng như củng cố mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân.

Hai là, cán bộ, đảng viên luôn gần dân, sâu sát với dân, nắm

bắt được nguyện vọng của quần chúng Nhân dân; Điều chỉnh, rèn luyện cách nói, cách viết, cách làm việc, cách lãnh đạo cho phù hợp, biết phát huy vai trò của dân để làm lợi cho dân. Đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn hiểu sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách là điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải làm cho đông đảo quần chúng nhân dân hiểu đúng, tổ chức cho nhân dân thực hiện đúng và hiệu quả. Muốn vậy, cán bộ phải luôn sâu sát dân, để học cách nói, cách viết, cách làm việc sao cho hợp với lịng dân. Trong mọi cơng tác phải luôn ghi nhớ phương châm “gần dân, trọng dân”, giải quyết những vấn đề thiết thực có liên quan cụ thể tới đời sống của Nhân dân cả về tinh thần và vật chất.

Ba là, quá trình xây dựng và thực hiện mọi kế hoạch công

tác, cán bộ, đảng viên phải điều tra, nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ; phải động viên và phát huy được mọi tiềm năng, sức mạnh của quần chúng.

Bốn là, cán bộ, đảng viên phải luôn luôn gương mẫu trong

công tác cũng như trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cán bộ, đảng viên với tư cách là những người lãnh đạo, quản lý phải là người tiên phong, gương mẫu trong mọi hồn cảnh “miệng nói, tay làm”, thống nhất lời nói với hành động, thực hiện lý luận gắn với thực tiễn lãnh đạo, quản lý.■

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)