KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 64 - 69)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm nông sinh học của cây Gừng núi đá

3.1.1. Đặc điểm hình thái loài Gừng núi đá

Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) có một số đặc điểm mơ tả chính: Dạng cây cao trên 100cm, hình dạng thân cắt ngang tới gốc trịn, lá

hình trái xoan hẹp, chiều dài lá 10-15 cm, chiều rộng lá trong khoảng 2,5 - 3,5 cm, dộ dài cuống lá ngắn <5cm, mép lá có lơng mi, trên lá có sọc dọc theo phiến lá, lá có màu xanh đậm, lá có mùi, viền lá màu xanh đậm. Tần suất ra hoa mỗi năm một lần, mỗi khóm có 3-5 hoa, cấu tạo hoa dạng bông cụm, hoa màu nâu đỏ, vàng. Cây Gừng núi đá có dạng củ phân nhánh, kích thước củ nhỏ <200g, vỏ củ màu đỏ nâu, màu thịt củ phần trung tâm màu xám, màu phụ

ở thịt củ có màu vàng, năng suất 2-3 kg củ/khóm, số củ con trên khóm dao động trong khoảng 8-10 củ, chiều dài củ 5-10 cm, chiều rộng củ tại vị trí rộng nhất 2-3 cm, thời gian sinh trưởng dài trên 10 tháng. Mọc tự nhiên trên các núi đá có độ cao trung bình 500-1200m so với mặt nước biển. Cây Gừng đá thích hợp với dất mùn trên núi cao, loại đất có hàm lượng mùn cao và tơi xốp.

Ðặc biệt, cây Gừng núi đá là cây thích hợp với khí hậu mát mẻ của núi đá, ưa bóng, phát triển tốt nhất dưới ánh sáng tán xạ của rừng nguyên sinh. Do khai thác ngồi tự nhiên ồ ạt dẫn đến tình trạng cạn kiệt, một số người dân đã di thực cây Gừng đá trên núi về trồng tại các hốc đá và vườn quanh nhà với số lượng nhỏ, chủ yếu chỉ đủ để phục vụ sinh hoạt của gia đình trong những dịp lễ tết.

Gừng núi đá cịn có tên gọi khác là Khinh phja, có nơi gọi là khinh sa. Tên Khoa học: Zingiber purpureum Roscoe thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), chi Zingber.

Ảnh 3.1: Hình thái lá cây Gừng núi đá

Lá cây Gừng núi đá mọc xếp lớp không cuống, thn dài, đầu nhọn, phía trên màu xanh lục nhẵn, mặt dưới rải rác có vài lơng, màu hơi nhạt, phiến lá dài tới 20cm, rộng 5cm, bẹ lá nhẵn, lá kèm nguyên, dễ gẫy. lá hình trái xoan hẹp, chiều dài lá 10 - 15 cm, chiều rộng lá trong khoảng 2,5 - 3,5 cm, độ dài cuống lá ngắn <5cm, mép lá có lơng mi, trên lá có sọc dọc theo phiến lá, lá có màu xanh đậm, lá có mùi, viền lá màu xanh đậm.

3.1.1.2. Đặc điểm hình thái thân cây Gừng núi đá

Cây Gừng núi đá được xếp vào nhóm cây thường niên, thân thảo dạng thân hình trụ trịn giống như cây Gừng ta, nhưng thân to hơn cây Gừng ta (thân to như thân cây Giềng), cây cao khoảng 1 - 1,3m cây thường xanh tốt quanh năm đến khi tàn lụi thì thu hoạch. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm, lúc già màu trắng và đắng.

3.1.1.3. Đặc điểm hình thái hoa cây Gừng núi đá

Ảnh 3.3: Hình thái hoa cây Gừng núi đá

Gừng núi đá có cụm hoa dài 30 - 60cm, phủ đầy vẩy, mép có mang lơng, hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Tần suất ra hoa mỗi năm một lần, mỗi khóm có 3-5 hoa, cấu tạo hoa dạng bông cụm, hoa màu nâu đỏ, vàng.

Quả nang hình bầu dục, chia là 3 ơ, chứa 1 hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa có hoa vào tháng 5 - 6.

3.1.1.4. Đặc điểm hình thái củ, rễ cây Gừng núi đá

Ảnh 3.4: Hình thái củ Gừng núi đá

Củ non có màu vàng thơm, củ càng già càng to, chắc, trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Cây Gừng đá có dạng củ phân nhánh, kích thước củ nhỏ <200g, vỏ củ màu đỏ nâu, màu thịt củ phần trung tâm màu xám, màu phụ ở thịt củ có màu vàng, năng suất 2-3 kg củ/khóm, số củ con trên khóm dao động trong khoảng 8-10 củ, chiều dài củ 5-10 cm, chiều rộng củ tại vị trí rộng nhất 2-3 cm, thời gian sinh trưởng dài trên 10 tháng.

3.1.2. Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của cây giúp đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Chiều cao cây, số lá/cây và số nhánh/cây quyết định rất lớn đến khả năng tích lũy chất khơ cũng như năng suất củ Gừng.

Bảng 3.1: Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Gừng núi đá Tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tun

Quang Ơ theo dõi ODB1 ODB2 ODB3 ODB4 ODB5 TB

Trong vùng phân bố cây Gừng núi đá sinh trưởng, phát triển tốt, kết quả theo dõi trong bảng 3.1 cho thấy, chiều cao cây tại các ơ theo dõi trung bình đạt 50,03cm; số lá/cây dao động từ 7,9 -10,2 lá/cây, trung bình đạt 8,86 lá/cây; số nhánh/cây nằm trong khoảng 4,4-6,5 lá/cây và trung bình đạt 5,36 nhánh/cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w