Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp điều tra đặc điểm sinh học
- Phương pháp điều tra thực địa kết hợp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của lồi cây Gừng núi đá: Tiếp cận thông tin thông qua cán bộ, công chức công tác tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, Hạt Kiểm lâm huyện
Lâm Bình, các Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Bình, phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Lâm Bình, Uỷ ban nhân dân xã thuộc huyện Lâm Bình và người dân địa phương ở các vùng đại diện thuộc các xã trong huyện Lâm Bình, đồng thời kế thừa các tài liệu đã có về lồi cây Gừng núi đá kết hợp với điều tra ngồi thực địa theo tuyến điển hình để từ đó xác định vùng phân bố của loài cây Gừng núi đá. Cụ thể: Đề tài tiến hành phỏng vấn
40 cán bộ, công chức (gồm: 03 công chức Kiểm lâm cấp tỉnh; 19 công chức Kiểm lâm huyện; 02 công chức phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện và 16 cán bộ, công chức cấp xã); 72 người dân đại diện cho 72 hộ gia đình tại 08/08 xã trên địa bàn huyện (mỗi xã phỏng vấn đại diện 03 thôn, mỗi thôn phỏng vấn đại diện 03 hộ).
- Xác định 08 tuyến điển hình tại địa bàn 08 xã thuộc huyện (mỗi xã thực hiện điều tra 01 tuyến đã được vạch sẵn trên bản đồ địa hình, đảm bảo đa dạng về địa hình và dạng sinh cảnh) trên mỗi tuyến lập 5 ơ tiêu chuẩn có diện tích 1000m2 để điều tra các kiểu thảm thực vật. Trong mỗi ơ tiêu chuẩn lập 5 ơ dạng bản có diện tích 100m2 để điều tra, đo đếm các đặc điểm sinh học, các chỉ tiêu sinh trưởng của Gừng núi đá.
- Xác định một số đặc điểm sinh thái: Độ cao so với mực nước biển, vị trí phân bổ hoặc gây trồng (chân, sườn, đỉnh, khe) độ dốc, hướng dốc.
- Xác định các thành phần lồi tạo tán chính cho cây Gừng núi đá sinh trưởng và phát triển.
2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái
Trên cơ sở các tuyến đã được thiết lập trên bản đồ, tiến hành điều tra thực địa. Trên tuyến điều tra nếu gặp lồi Gừng núi đá thì dừng lại quan sát, thu mẫu và mơ tả và đo đếm chi tiết các đặc điểm hình thái, để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại.
Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học.
+ Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, kẹp tiêu bản, thước dây…
Sử dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường: Trên mỗi khu vực phân bố quan sát 5 cây Gừng núi đá đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, cây sinh trưởng tốt. Quan sát, mơ tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, lá, hoa, quả, hạt (nếu có) và rễ của cây Gừng núi đá.
+ Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản,…
2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng
Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của các cây Gừng núi đá trong các ô dạng bản. Đếm số lượng giả hành/khóm. Đo kích thước lá, thân, hoa, quả và trọng lượng của củ.
+ Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản,…
2.3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sâu bệnh hại
Điều tra, thu mẫu sâu, bệnh hại chính cây Gừng núi đá theo phương pháp của Phạm Quang Thu (2016) và theo Tiêu chuẩn Việt Nam 8927:2013 và Tiêu chuẩn Việt Nam 8928:2013:
Tiến hành điều tra tồn bộ cây trên các ơ dạng bản ô, 30 ngày điều tra 1 lần, điều tra trong 3 tháng mùa mưa, tiến hành quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị sâu, bệnh hại ở các bộ phận của cây, lá, thân và rễ tiến hành thu mẫu bệnh và quan sát, thu mẫu các pha phát triển của sâu như: trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng đối với sâu hại lá,
cành, thân và rễ theo phương pháp của Phạm Quang Thu (2016). Các bước điều tra sâu, bệnh hại được tiến hành theo hướng dẫn đã được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam 8927:2013 và Tiêu chuẩn Việt Nam 8928:2013.