Những nghiên cứu về loài Gừng núi đá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 33)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Những nghiên cứu về họ Gừng và chi Gừng ở Việt Nam

1.2.5. Những nghiên cứu về loài Gừng núi đá

Theo hệ thống thực vật học mới nhất cây Gừng núi đá được phân loại như sau: Giới Ngành Lớp Bộ Họ Chi Loài : Plantae : Magnoliophyta : Liliopsida : Zingiberales : Zingiberaceae : Zingiber

: Zingiber purpureum Roscoe

- Tên Việt Nam: - Tên khoa học: - Tên khác: - Tên nước ngoài:

Gừng núi đá

Zingiber purpureum Roscoe

Cây Ngải, Zơ Rơng, Gừng Gié, Gừng Tía. Zingiber cassumunar Roxb., Bengle (Java)

* Đặc điểm hình thái

Cây thân thảo cao 1-1,4m, thân rễ dạng củ, phân nhánh, màu trắng, lúc củ cịn non có màu vàng nhạt, thơm. Củ càng già càng to và chắc trong ruột củ có màu vàng, mùi thơm ngọt, dễ chịu. Thân khí sinh khỏe, mọc thẳng đứng.

Lá mọc xếp lớp, không cuống mọc thành hai dãy, thuôn dài đầu nhọn, dài khoảng 20cm, rộng 5cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lơng rải rác, bẹ lá to nhẵn, lưỡi bẹ trịn dễ gãy.

Cụm hoa dạng trứng, đơi khi hình trụ, mọc từ thân rễ trên một cán mập, dài 20- 30cm, phủ bởi những lá bắc xếp lợp, mép màu lục nhạt, đơi khi pha hồng. Đài hoa nhỏ, tràng hoa có ống loe thành thùy màu trắng, một nhị, bao phấn dài hơn trung đới, cánh môi rộng màu vàng nhạt, chia ba thùy ngắn, nhị lép tạo thành thùy bên của cánh mơi, bầu hình elip. Quả nang hình bầu dục, chứa ít hạt màu đen, có áo mềm mầu trắng. Mùa hoa: Tháng 7-9

* Đặc điểm phân bố

Gừng núi đá có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay có mặt ở các vùng nhiệt đới như Polynesia, Hawaii, Đông Nam Á bao gồm một số nước như Malaysia, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ở nước ta cây xuất hiện tự nhiên khá nhiều ở vùng núi cao Trà Bồng (Quảng Ngãi), một số vùng rừng núi

ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bằng có địa hình núi ở miền Tây. Thời gian hiện nay Gừng núi đá được gây trồng ở nhiều nơi mục đích để làm thuốc.

1.2.6 Nghiên cứu gây trồng và phát triển Gừng

- Sinh thái: Gừng núi đá ưa khí hậu nóng ẩm, ưa ánh sáng, có thể bị che bóng một phần trong ngày, thường mọc ở ven rừng và dưới tán rừng kín thường xanh. Ở vùng trung du và đồng bằng cây mọc lẫn trong các lùm bụi dưới chân đồi hoặc quanh làng bản. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè, nhiệt độ thích hợp 21-27°C, lượng mưa hàng năm 1500- 2500mm. Gừng núi đá có hệ thống rễ

phát triển, mỗi năm từ một nhánh mẹ có thể mọc thêm 2-3 nhánh con. Do đó, trong tự nhiên cây thường tạo thành những bụi lớn, có khi chiếm 1-2m.

- Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Gừng núi đá chứa nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các monoterpen chiếm 13% và nhiều sesquiterpen. Các monoterpen gồm α-pinen, camphen, limonene, cineol và camphor. Các sesquiterpen chủ yếu là các humulen chiếm 27%, sesquiterpen monoterpen monocyelic ceton và 37,5% zerumbon. Nhiều loại hợp chất thứ cấp cũng được phân lập từ Gừng núi đá như terpenoid, flavonoid. Trong số đó, zerumbon là thành phần chính của thành phần Gừng núi đá và được xem là hoạt chất chính có tác dụng sinh học đáng chú ý. Zerumbom có tác dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng và trực cầu lao. Zerumbon là một serquiterpen dạng tinh thể được phân lập từ tinh dầu Gừng núi đá. Thành phần có hoạt tính sinh học này có cấu trúc rất đặc biệt và duy nhất, với một nối ceton lieen hợp ở vị trí C số 11, nhờ đó nó có tác dụng sinh học rất đặc biệt. Các nghiên cứu trong và ngồi nước cũng đã góp phần làm rõ hơn về zerumbon.

Gừng núi đá đang trở nên dần quen thuộc ở các nước Đông Nam Á và được sử dụng trong các bài thuốc truyền thống, đem lại hiệu quả trong điều trị một vài bệnh. Ở Malysia, rễ Gừng núi đá được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh như đau bụng, buồn nôn, đau họng, ho, trị vết thâm, sẹo, chữa đau mắt, chữa bệnh gan, chữa thấp khớp, chữa khối u ác tính, chữa hen suyễn.

Ở Việt Nam, chi Gừng (Zingiber) có 11 lồi đã được biết, trong đó nhiều loài được trồng phổ biến làm gia vị và làm thuốc. Chính vì vậy, nhóm các nhà khoa học trẻ thuộc Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội nhiều năm nay đã đi sâu vào nghiên cứu cây Gừng núi đá (Gừng tía) có tên khoa học là Zingiber purpureum Roscoe, họ Gừng - Zingiberaceae để đưa cây

bản địa có tác dụng giảm đau này trở thành sản phẩm chăm sóc sức khỏe tới các thị trường trong nước.

Gừng tía là cây thảo, cao 2m, thân rễ hình khối, thn, có đốt, khía rãnh, màu da cam sẫm ở trong, lá gần như khơng cuống... Cụm hoa tạo thành nón thn, dài 11cm, rộng 4-6cm; lá bắc rộng, màu gỉ sắt, với mép nhạt, có lơng. Hoa màu tàn, lá đài đỏ; cánh hoa hẹp, có màu vàng lưu huỳnh. Quả nang trịn, cao 1,3cm. Hoa ra tháng 7-8, quả vào tháng 9-10. Cây mọc hoang nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam.

Gừng tía có vị cay, đắng, mùi khó chịu, tính ấm, có tác dụng làm thơng hơi, điều kinh, hơi nhuận tràng, cầm lỵ, làm săn da. Gừng tía từ lâu đã được nghiên cứu, trồng khu vực với tác dụng giảm đau, chống viêm, xoa bóp bong gân. Bà con người dân tộc Bana thuộc huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) rất hay dùng thân rễ Gừng dại với tên "ngải”, "rơrơng” để chữa lỵ mãn tính.

Trên thế giới và cả Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành về thành phần hóa học của cây Gừng tía. Các nghiên cứu đã phân lập và xác định cấu trúc của nhiều hợp chất trong cây Gừng tía thuộc các nhóm chất hóa học là: Monoterpenes (tinh dầu) có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống vi khuẩn; Arylbutanoids chống viêm, giảm đau; Dẫn xuất Curcuminoid chống viêm, chống oxy hóa, chống vi khuẩn; Zerumbon có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do sinh ra do protein ở thời kỳ tiền nhiễm và ngăn chặn sự phát triển đột biến của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh Gừng tía có tác dụng giảm đau, chứng đau dây thần kinh, chống co thắt, chống oxy hóa…

Gừng núi đá là lồi mọc hoang nơi có độ ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Trong Gừng núi đá có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho.

Gừng núi đá có nhiều cơng dụng, dùng làm gia vị chế biến nhiều món ăn truyền thống của bà con các dân tộc vùng cao, vừa là nguồn dược liệu, vừa là cây trồng có thể trồng thuần lồi, trồng xen cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do bị khai thác kiệt quệ, Gừng đá bị thối hóa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng. Với mục tiêu bảo tồn nguồn gen quý để mở rộng sản xuất, Viện Di truyền nông nghiệp, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thành công dự án “Nghiên cứu, đánh giá, nhân nhanh giống và kỹ thuật trồng giống Gừng đá Bắc Kạn” và hồn thiện các quy trình kỹ thuật (nhân giống bằng phương pháp ni cấy mơ tế bào, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm).

Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) cịn có các tên khác như Gừng núi, Gừng gió, Gừng tía, riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời… tùy theo sự xuất hiện của chúng ở từng địa phương. Riêng ở Bắc Kạn, Gừng đá thường mọc tự nhiên ở trong các cánh rừng nguyên sinh có lẫn nhiều sỏi đá, trên các hốc đá nên bà con gọi là Gừng đá.

- Gừng núi đá mọc tự nhiên ở một số tỉnh vùng Tây Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang... ; miền Trung như Quảng Nam, Khánh Hòa; Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk… Gừng núi đá ưa những vùng đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước ở các bờ suối nơi ẩm mát, dưới tán rừng già,

ở độ cao từ 500 - 700 m so với mực nước biển, cây thường phát triển theo cụm (từ 5 đến 6 thân).

- Gừng núi đá là cây thân thảo, cao khoảng 1 m, lá hình lưỡi mác, màu xanh đậm. Củ nhỏ cỡ ngón tay, có nhiều đốt, khi đã già vỏ củ màu nâu, ruột màu vàng, có mùi thơm đặc trưng không lẫn với các giống Gừng khác (hơi hắc mùi bọ xít).

- Giá trị sử dụng: Được dùng chủ yếu làm gia vị chế biến một số món ăn truyền thống của bà con dân tộc như thịt ướp, thịt nướng, thịt hầm. Gừng

đá có tính kháng sinh cao nên được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, xương khớp, đau bụng, chữa ung thư…

- Giá trị kinh tế: Theo tính tốn sơ bộ, với 1 ha Gừng núi đá trồng xen dưới tán rừng (mật độ từ 5.000 - 8.000 cây), sau 2 năm cho thu hoạch khoảng 700 - 1.000 kg củ, bán với giá bình quân 500.000 đ/kg như hiện nay bà con có thể thu về từ 350 - 500 triệu đồng. Như vậy bình quân mỗi năm 1 ha Gừng núi đá sẽ cho thu nhập từ 125 - 250 triệu đồng. Đây là điều kiện lý tưởng để bà con các dân tộc các tỉnh miền núi cao, nhất là với các hộ có tham gia chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng theo giao khốn có điều kiện tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu.

- Trồng trọt: Cây thích hợp ở vùng có một mùa khơ ngắn, có nhiệt độ khơng khí tương đối cao trong thời kỳ của Gừng thành thục. Vì vậy, khí hậu ở nhiều địa phương ở miền Nam nước ta thích hợp cho trồng Gừng núi đá. Cây cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, Khả năng giữ nước lớn nhưng thốt nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt khơng ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng Gừng núi đá.

Cắt các đoạn thân ngầm (củ) dài 2,5-5 cm, trên mỗi đoạn thân ngầm có ít nhất một mắt mầm (chồi ngủ) để làm giống trồng. Giống Gừng có thể lấy ngay sau khi thu hoạch để trồng hoặc bảo quản trong thời gian ngắn ở nơi khơ, thống mát sau đó mới đem trồng. Cây được đem trồng vào tháng 2-3 âm lịch, sau 10- 20 ngày, mắt mầm bắt đầu nảy chồi non và lá non, sau một năm sẽ cho thu hoạch củ.

1.3. Đánh giá chung:

Như vậy, ở Việt Nam nghiên cứu về cây Gừng núi đá cịn ít, mới chỉ có một số nghiên cứu về dược tính của cây Gừng núi đá, cịn các nghiên cứu về đặc

điểm nơng sinh thọc, sinh thái học của lồi cũng như đặc điểm sinh trưởng phát triển cịn ít. Với những cơng dụng đặc biệt của lồi Gừng núi đá đã nói ở trên có thể thấy rằng đây là một lồi cây thuốc đầy tiềm năng phát triển, song việc gây trồng cịn rất ít vì vậy khả năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tại chỗ và cho chế biến dược liệu để trở thành hàng hóa vẫn cịn nhiều hạn chế.

1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.4.1. Các yếu tố tự nhiên

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 21029' đến 22042' vĩ độ Bắc và từ 104050' đến 105036' kinh độ Đông

Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng

- Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Đơng giáp tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Thái Nguyên

- Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái

Tỉnh Tun Quang có tổng diện tích tự nhiên là 586.790 ha, chiếm 1,77% diện tích của cả nước, là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn thứ 24 so với cả nước và lớn thứ 7 trong tổng số 11 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang gồm 07 đơn vị hành chính cấp huyện (Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm n, n Sơn, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang) với 138 đơn vị hành chính cấp xã (124 xã, 10 phường và 04 thị trấn).

Là tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa, cách xa các cảng biển, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước; chưa có đường hàng khơng, đường sắt nên việc trao đổi hàng hóa với các vùng trong và ngồi nước gặp nhiều khó khăn. Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch chạy qua địa bàn

tỉnh với chiều dài 90 km, nối liền Tuyên Quang với các tỉnh biên giới phía Bắc, một số tỉnh vùng Trung du và Hà Nội.

* Đối với vị trí địa lý khu vực nghiên cứu huyện Lâm Bình:

Lâm Bình là một huyện nằm ở vùng cao phía bắc tỉnh Tuyên Quang, phía đơng bắc giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang), phía đơng giáp huyện Na Hang, phía tây và tây bắc giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang (Hà Giang) phía nam giáp huyện Chiêm Hóa. Từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đến trung tâm huyện đi theo hai tuyến. Tuyến 1 dài 150 km, tuyến 2 dài 123 km.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 78.496,73 ha và dân số 31.630 người/ 7.840 hộ (năm 2020). Gồm 8 xã: Thượng Lâm, Khuôn Hà, Lăng Can, Phúc Yên, Xuân Lập, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang.

1.4.1.2. Địa hình

Tỉnh Tun Quang có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp với trên 70% diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đơng Nam. Các dãy núi chính cũng chạy theo hướng này và có cấu trúc vịng cung rõ rệt, nhưng không kéo dài liên tục, mà bị chia cắt thành những khối rời rạc (cánh cung sông Gâm). Địa bàn tỉnh có 5 kiểu địa hình như sau:

- Kiểu địa hình núi trung bình (độ cao từ 700 - 1.500 m): Phân bố chủ yếu ở huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, phía Bắc các huyện Hàm n và một số dải núi ở huyện Yên Sơn (núi Là, núi Nghiêm), Sơn Dương (núi Lịch, núi Tam Đảo).

- Kiểu địa hình núi thấp (độ cao từ 300 - 700 m): Bao gồm các dãy núi thấp xen kẽ đồi, phân bố chủ yếu ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và phần phía Nam huyện Chiêm Hóa.

huyện n Sơn, Hàm n.

- Kiểu địa hình karst: Là kiểu địa hình đặc trưng của vùng núi đá vôi, phân bố tập trung ở Na Hang, Lâm Bình, phía thượng lưu huyện Chiêm Hố và Sơn Dương.

- Kiểu địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo các con sông lớn (sông Lô, sông Gâm), tạo thành những bãi bồi không liên tục, thuận lợi cho việc trồng cây hàng năm. Kiểu địa hình này thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ.

Sự chênh lệch độ cao địa hình giữa các vùng trong tỉnh khá lớn: Nơi cao nhất là đỉnh Cham Chu (huyện Hàm Yên) với độ cao tuyệt đối là 1.580 m, nơi thấp nhất ở phía Nam huyện Sơn Dương với độ cao chỉ từ 23 m đến 24 m so với mực nước biển.

Từ Bắc xuống Nam, về cơ bản có thể phân chia địa hình tỉnh Tun Quang thành 3 vùng như sau:

- Vùng phía Bắc, bao gồm các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm n và phần phía Bắc của huyện Yên Sơn (chiếm khoảng 65% diện tích tự nhiên của cả tỉnh). Vùng có độ cao phổ biến từ 200 - 600 m và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Trên nền độ cao này nổi lên một số ngọn núi cao trên 1.000 m như: Cham Chu 1.580 m (đỉnh cao nhất tỉnh, ở phía Bắc huyện Hàm Yên), Pia Phơưng, Ta Pao, Kia Tăng (phía Bắc huyện Na Hang). Độ dốc trung bình khoảng 250 ở phía Bắc và từ 20 - 250 ở phía Nam. Ở phía Bắc huyện Na Hang, huyện Lâm Bình và rải rác một số xã của huyện Chiêm Hóa, Hàm n có núi đá vơi với hiện tượng thiếu nước xảy ra tương đối phổ biến. Nhìn chung, địa hình vùng này bị chia cắt mạnh. Đây là vùng hiểm trở, việc đi lại khó khăn hơn so với các vùng khác. Nhiều khu rừng nguyên sinh vẫn còn tồn tại ở Na Hang, Lâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w