Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 57 - 59)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

Để đạt được mục tiêu đề ra, Luận văn tiếp cận nghiên cứu như sau:

2.3.1.1. Tiếp cận hệ thống:

Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) có giá trị kinh tế cao tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, được tiếp cận một cách hệ thống từ nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài; ảnh hưởng của điều kiện môi trường (thời tiết, đất đai, …) và kinh tế xã hội vùng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với cây Gừng núi đá; đến nghiên cứu các công nghệ nhân giống trên quy mô lớn.

2.3.1.2. Tiếp cận kế thừa:

Luận văn kế thừa các tài liệu có liên quan về đặc điểm nơng sinh học của loài cây Gừng núi đá, kết quả nghiên cứu nhân giống Gừng núi đá từ các cơng trình nghiên cứu, các đề tài khoa học đã được nghiệm thu, đánh giá có hiệu quả để hồn thiện cho phù hợp áp dụng với điều kiện sinh thái của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, cơng trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học trong và ngồi nước đã nghiên cứu tại các địa phương có lồi Gừng núi đá phân bố để bổ sung các thông tin cho Luận văn.

Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học về thực vật ở khu vực điều tra. Kế thừa các tài liệu đã cơng bố trong nước về phân bố của lồi Gừng núi đá như “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”.

Những kết quả nghiên cứu về cây Gừng núi đá trong nước và trên thế giới sẽ được nghiên cứu tổng hợp, phân tích, chỉ ra những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề đang tồn tại cần được giải quyết tiếp. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây Gừng núi đá tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

2.3.1.3. Tiếp cận vùng sinh thái:

Tại mỗi một vùng, cây Gừng núi đá lại được trồng trong các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Trong từng điều kiện cụ thể, mức độ biểu hiện hình thái, khả năng sinh trưởng và năng suất của các cây Gừng núi đá là khác nhau. Do đó, việc lựa chọn các xuất xứ cây Gừng núi đá để tuyển chọn cây trội cần được tiến hành trên phạm vi rộng, tập trung vào những vùng có lịch sử phát triển cây Gừng núi đá và có diện tích trồng Gừng núi đá lớn. Dựa trên kết quả

khảo sát và số liệu thống kê về diện tích để thực hiện việc gây trồng và phát triển cây Gừng núi đá tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

2.3.1.4. Tiếp cận sử dụng hiệu quả bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên:

Diện tích đất được sử dụng để gây trồng Gừng núi đá ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Lâm Bình nói riêng chủ yếu là đất dốc, vùng đầu nguồn, là vùng đất rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng dưới tác động của điều kiện tự nhiên và con người. Như vậy nếu phát triển được các cây Gừng núi đá dưới tán rừng trên diện tích lớn, tập trung với các biện pháp kỹ thuật cùng được giải quyết, trong đó trọng tâm là vấn đề nghiên cứu, chọn giống chất lượng cao, đồng nghĩa với việc giữ rừng tự nhiên do phát triển cây Gừng núi đá dưới tán rừng được nâng cao chất lượng và năng suất và thời gian khai thác sản phẩm điều kiện mơi trường (khí hậu, đất đai, …) và kinh tế xã hội vùng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với loài Gừng núi đá;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w