Phương pháp đề xuất kỹ thuật gây trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 63 - 64)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Phương pháp đề xuất kỹ thuật gây trồng

2.3.5.1. Phương pháp phỏng vấn kỹ thuật gây trồng

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA để thu thập thơng tin từ các địa bàn các huyện có phân bố lồi Gừng núi đá để khoanh vùng và tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng phân bố, giá trị sử dụng của loài Gừng núi đá.

Tiến hành sử dụng công cụ phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt, đi lát cắt, phỏng vấn. Các đối tượng phỏng vấn là các cán bộ, cơng chức có liên quan đến cơng tác Nông lâm nghiệp và người dân địa phương khu vực nghiên cứu, gồm: Cán bộ, công tác tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Bình, các Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Bình, phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Lâm Bình, Uỷ ban nhân dân xã thuộc huyện Lâm Bình và người dân địa phương ở các vùng đại diện thuộc các xã trong huyện Lâm Bình. Cụ thể: Đề tài tiến hành phỏng vấn đối với 40 cán bộ, công

chức (03 công chức Kiểm lâm cấp tỉnh; 19 công chức Kiểm lâm huyện; 02 công chức phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện và 16 cán bộ, công chức cấp xã); 72 người dân đại diện cho 72 hộ gia đình tại 08/08 xã

trên địa bàn huyện (mỗi xã phỏng vấn đại diện 03 thôn, mỗi thôn phỏng vấn đại diện 03 hộ).

Nội dung phỏng vấn được trình bày trong phiếu phỏng vấn đã được soạn sẵn về sinh thái loài, địa điểm phân bố hoặc gây trồng, kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng và giá trị sử dụng... Từ thông tin ban đầu thu được tiến hành khảo sát thực địa để thu thập mẫu Gừng núi đá. Điều tra thu thập thơng tin về các hình thức gây trồng cây Gừng núi đá trên từng vùng, từng dân tộc khác nhau. (Mẫu phiếu phỏng vấn tại Phụ lục 3).

2.3.5.2. Phương pháp đề xuất kỹ thuật gây trồng

Đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng Gừng núi đá dựa trên các kết quả điều tra gieo ươm và gây trồng tại địa bàn nghiên cứu, kế thừa các nghiên cứu trước đây và dựa trên thực tế kết quả đánh giá các mơ hình của đề tài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w