3. Ý nghĩa của đề tài
3.3. xuất giải pháp gây trồng và phát triển cây Gừng núi đá
Để gây trồng và phát triển cây Gừng núi đá góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Luận văn đề xuất 04 nhóm giải pháp, cụ thể như sau:
Một là, nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch: Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, trồng thâm canh, trồng dưới tán rừng. Căn cứ vào điều kiện dân sinh kinh tế, xã hội của từng địa bàn thực hiện việc quy hoạch vùng sản xuất đảm bảo phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái và trình độ sản xuất của người dân. Xây dựng và phát triển việc gây trồng cây Gừng núi đá tập trung theo nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP).
Hai là, nhóm giải pháp về các cơ chế, chính sách: Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nghiên cứu để phát triển cây Gừng núi đá; chính sách về đất đai, thuế, nguồn vốn gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người trồng cây Gừng núi đá đáp ứng với thực tiễn và phù hợp quy định hiện hành. Đảm bảo tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp, người dân tham gia gây trồng, để bảo tồn và phát triển loài cây Gừng núi đá. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp... liên doanh đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây Gừng núi đá trên địa bàn. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất sẽ được tạo điều kiện thuê đất đai và hưởng các ưu đãi đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ những cây trồng sản xuất không hiệu quả sang trồng cây Gừng núi đá. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện bảo tồn và phát triển cây Gừng núi đá. Thu hút đầu tư trực tiếp vào công tác nghiên cứu, tuyển chọn và sản xuất giống phục vụ công tác nuôi trồng và phát triển cây Gừng núi đá ở quy mô lớn;
Ba là, nhóm giải pháp về khoa học, kỹ thuật: Quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật, tập trung nghiên cứu chọn tạo và phát triển, bảo tồn nguồn gen, nhân giống loài cây Gừng núi đá đảm bảo năng suất chất lượng và hiệu quả. Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, điều tra, nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh hại trên cây Gừng núi đá nhằm đảm bảo năng suất vừa chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cho các hộ dân trực tiếp gieo trồng cũng như sản xuất các sản phẩm từ Gừng núi đá nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về công tác trồng an toàn, đúng quy trình; hướng dẫn các cách thực hành, lựa chọn sản phẩm an toàn. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại để chế biến, bảo quản sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Bốn là, nhóm giải pháp về về liên kết để phát triển bền vững: Để đảm bảo việc liên kết, bảo tồn và phát triển bền vững cây Gừng núi đá, cần thực hiện tốt mô hình liên kết “bốn nhà”: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông, lấy Nhà doanh nghiệp làm trung tâm. Mối liên kết đó sẽ giúp hình thành và phát triển hướng đi với bốn mục tiêu chiến lược phát triển xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị từ dược liệu: Nguyên liệu xanh, công nghệ xanh, sản phẩm xanh, dịch vụ xanh. Cần có chính sách khuyến khích việc gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến. Xây dựng các chế tài đủ hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện hợp đồng liên kết giữa nhà máy và nông hộ. Có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết giữa nhà máy và vùng nguyên liệu; trong đó cơ sở, nhà máy chế biến làm nòng cốt trong việc bảo đảm lợi ích của các bên tham gia liên kết. Chỉ có liên kết mới tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp sản phẩm từ cây dược liệu nói chung và cây Gừng núi đá nói riêng phát triển, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
* Đặc điểm nông sinh học:
- Đặc điểm hình thái: Gừng núi đá là loài thực vật thân thảo, cao trên 100cm, hình dạng thân cắt ngang tới gốc tròn, lá hình trái xoan hẹp, chiều dài lá 10-15 cm, chiều rộng lá trong khoảng 2,5 -3,5 cm, dộ dài cuống lá ngắn <5cm, mép lá có lông mi, trên lá có sọc dọc theo phiến lá, lá có màu xanh đậm, lá có mùi, viền lá màu xanh đậm. Tần suất ra hoa mỗi năm một lần, mỗi khóm có 3-5 hoa, cấu tạo hoa dạng bông cụm, hoa màu nâu đỏ, vàng. Cây Gừng núi đá có dạng củ phân nhánh, kích thước củ nhỏ <200g, vỏ củ màu đỏ nâu, màu thịt củ phần trung tâm màu xám, màu phụ ở thịt củ có màu vàng, năng suất 2-3 kg củ/khóm, số củ con trên khóm dao động trong khoảng 8-10 củ, chiều dài củ 5-10 cm, chiều rộng củ tại vị trí rộng nhất 2-3 cm, thời gian sinh trưởng dài trên 10 tháng.
- Sinh trưởng: Kết quả đo một số chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy: chiều cao cây tại các ô theo dõi trung bình đạt 46,92cm; số lá/cây dao động từ 6,9 - 9,5 lá/cây, trung bình đạt 8,14 lá/cây; số nhánh/cây nằm trong khoảng 3,5 - 4,5 lá/cây và trung bình đạt 3,88 nhánh/cây. chiều dài củ của cây Gừng núi đá biến động từ 3,14 - 4,68cm và trung bình đạt 3,99cm. Đường kính củ đạt 0,89 -1,06cm, trung bình đạt 0,96cm. Khối lượng củ/khóm, dao động từ 107,8 - 125,3, trung bình đạt 280,12g. Như vậy, trong điều kiện trồng và chăm sóc bình thường cây đã cho năng suất khá cao, bởi đất trồng Gừng đa số là còn tính chất đất rừng, giàu dinh dưỡng.
- Về tình hình sâu bệnh hại: Gừng núi đá hay bị các loài sâu xám, sâu đục thân, ốc sên phá hoại vào thời kỳ cây con. Gừng núi đá thường hay mắc một số bệnh như: Bệnh cháy lá, bệnh thối củ, bệnh thán thư, bệnh mốc sương.
* Đặc điểm sinh thái học
Gừng núi đá là cây nhiệt đới thích hợp nhất ở độ cao 500-1200m trên mực nước biển. Các loài trong chi Gừng thường sinh trưởng phổ biến ở những nơi giàu dinh dưỡng, ẩm ướt dưới tán rừng thường xanh hoặc rừng rụng lá theo mùa. Là cây ưa nóng ấm và nhiều ánh sáng nhưng lại cần che bóng trong thời kỳ nóng nhiều, đặc biệt khi còn non. Cây Gừng núi đá ở nơi đất tương đối tốt, tầng đất dầy, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, đất có hàm lượng mùn cao. Gừng núi đá sống dưới tán rừng có độ tàn che khoảng 0,5-0,6 với rừng có 1 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và một tầng thảm tươi.
2. Khuyến nghị
Từ kết quả điều tra điều tra về đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài gừng núi đá, để phát để phát triển diện tích Gừng núi đá một cách hiệu quả và bền vững các cấp lãnh đạo cần có chủ trương, định hướng và quy hoạch vùng cụ thể, cùng với đó là sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng và các biện pháp giúp người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ rừng. Phát triển Gừng núi đá phải gắn với bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân, xóa đói giảm nghèo.
Nghiên cứu xây dựng vườn giống gốc, vườn cây đầu dòng phục vụ bảo tồn và nhân giống.
Xây dựng mô hình sản xuất Gừng núi đá thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), “Quyết định số
1828/QĐ- BNN-TCLN, ngày 11 tháng 8 năm 2011, về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010”.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ- BNN ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, về danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
6. Jenne de Beer và các tác giả (2000), Phân tích ngành lâm sản ngoài gỗ
Việt Nam, Tài liệu Dự án Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ, Hà Nội.
7. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Bình, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Họ Gừng (Zingiberaceae), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 506.
9. Nguyễn Quốc Bình (2008), Bài giảng lâm sản ngoài gỗ, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
11. Võ Văn Chi (2003-2004), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1 &2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
12. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
13. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (Tuyen Quang Statistics Ofce), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2020, Nxb Thống kê, Hà Nội.
14. Vũ Văn Dũng, và các tác giả (2002),Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ ở
Việt Nam, Dự án bền vững Lâm sản ngoài gỗ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
15. Nguyễn Thị Hồng Duyên (2013), Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Gừng gió (Zingiber zerumbet Sm.) từ đỉnh sinh trưởng bằng phương pháp in vitro, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
16. Dự án Sử dụng bền vững Lâm sản ngoài gỗ (2001), (2002), (2003), Báo cáo kết quả khảo sát chọn vùng dự án, Tài liệu trang web của Dự án và Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản.
17. Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam - Pha II (2007), Bộ tài liệu khuyến lâm về LSNG.
18. Đỗ Ngọc Đài, Bùi Văn Thanh, Lê Thị Hương, Trần Đình Thắng, 2012. Các cấu tử dễ bay hơi từ rễGừng tía (Zingiber montanum(Koenig) Dietrich) và Gừng (Zingiber offinale Rosc.), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 50(3E): 1229-1234.
19. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam trồng hái, chế biến trị bệnh ban đầu, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
20. Phạm Văn Điển, Phạm Đức Tuấn, Phạm Xuân Hoàn (2009), Phát triển cây LSNG, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Trần Ngọc Hải, Phạm Thanh Hà, Phùng Thị Tuyến (2009), Kỹ thuật gây trồng loài cây lâm sản ngoài gỗ - Trường Đại học Lâm nghiệp.
22. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Nguyễn Trung Hòa (2000), Đông y toàn tập, Nxb Y học Hà Nội.
24. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển 3, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2013), Bàn về định hướng bảo tồn nguồn gen cây Gừng (Zingiber spp.) ở Việt Nam, Tài nguyên di truyền thực vật
Việt Nam, 18/11/2013.
26. Trịnh Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Đỗ Ngọc Đài (2013), “Thành phần hóa học tinh dầu loài Gừng tía (Zingiber montanum
(Koenig) Dietrich), Zingiber purpureum Roscoe”, Kỷ yếu hội thảo, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tr. 1242-1246.
27. Vũ Ngọc Lộ (1977), Những cây tinh dầu quý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
28. Đỗ Tất Lợi (1997), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung, Nxb Y học, Hà Nội.
29. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội.
30. Nguyễn Huy Sơn, Lê Sỹ Trung, Phan Văn Thắng (2010), Lâm sản ngoài gỗ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý,
Phụ lục 1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu
1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh Tuyên Quang (tính đến 31/12/2020)
Đơn vị tính:Ha Diện tích Đơn vị TỔNG SỐ - TOTAL 1. TP. Tuyên Quang 2. Huyện Na Hang
3. Huyện Chiêm Hoá
4. Huyện Hàm Yên
5. Huyện Yên Sơn
6. Huyện Sơn Dương
7. Huyện Lâm Bình
2. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo xã trên
địa bàn huyện Lâm Bình (tính đến 31/12/2020)
Tổng số
Xã Phúc Yên Xã Xuân Lập Xã Bình An Xã Thổ Bình Xã Hồng Quang
Phụ lục 2. Một số yếu tố khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang 1. Nhiệt độ không khí trung bình tại Trạm quan trắc Tuyên Quang
Đơn vị tính:°C Năm Tháng Bình quân năm - Average Tháng 1 -Jan. Tháng 2 -Feb. Tháng 3 - Mar. Tháng 4 - Apr. Tháng 5 - May. Tháng 6 - Jun. Tháng 7- Jul. Tháng 8 - Aug. Tháng 9 - Sep. Tháng 10 - Oct. Tháng 11 - Nov. Tháng 12 -Dec.
Năm Tháng Tổng số giờ nắng Tháng 1 - Jan. Tháng 2 - Feb. Tháng 3 - Mar. Tháng 4 - Apr. Tháng 5 - May. Tháng 6 - Jun. Tháng 7- Jul. Tháng 8 - Aug. Tháng 9 - Sep. Tháng 10 - Oct. Tháng 11 - Nov. Tháng 12 - Dec.
3. Lượng mưa tại Trạm quan trắc Tuyên Quang
Đơn vị tính:Mml Năm Tháng Tổng lượng mưa - Total rainfall Tháng 1 -Jan. Tháng 2 -Feb. Tháng 3 - Mar. Tháng 4 - Apr.
Tháng 7- Jul. Tháng 8 - Aug. Tháng 9 - Sep. Tháng 10 - Oct Tháng 11 - Nov Tháng 12 -Dec.
4. Độ ẩm không khí trung bình tại Trạm quan trắc Tuyên Quang
Đơn vị tính: % Năm Tháng Trung bình năm - Average Tháng 1 -Jan. Tháng 2 -Feb. Tháng 3 - Mar. Tháng 4 - Apr. Tháng 5 - May. Tháng 6 - Jun. Tháng 7- Jul. Tháng 8 - Aug. Tháng 9 - Sep. Tháng 10 - Oct. Tháng 11 - Nov. Tháng 12 -Dec.
PHIẾU PHỎNG VẤN 1
(Sử dụng để phỏng vấn đối với cán bộ, công chức)
---
Họ tên người được phỏng vấn: ...
Ngày, tháng, năm sinh; ………. Dân tộc ...
Trình độ Văn hoá………Trình độ chuyên môn ...
Chức vụ: ...
Đơn vị công tác: ... Để phục vụ trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số
cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây Gừng núi đá
(Zingiber purpureum Roscoe) tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”
xin đồng chí vui lòng cung cấp cho tôi một số thông tin sau: 1. Đồng chí cho biết nguồn cung cấp Gừng núi đá là do đâu?
- Nguồn cung cấp từ nguồn do gây trồng - Nguồn cung cấp từ khai thác tự nhiên - Không biết
2. Theo đồng chí loài Gừng núi đá được phân bố ở đâu?
- Phân bố ở Rừng tự nhiên - Phân bố ở Rừng trồng - Phân bố ở Vườn nhà - Không biết
3. Đồng chí cho biết mục đích thu hái Gừng núi đá để làm gì?
- Mục đích bán cho Tư thương - Mục đích bán cho Thầy lang - Mục đích để làm thuốc
- Sản phẩm bán ra thị trường là Gừng khô
- Sản phẩm bán ra thị trường là Gừng đã qua chế biến