Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 62 - 63)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái

Trên cơ sở các ô tiêu chuẩn đã lập ở nội dung trên, đề tài kết hợp điều tra các đặ điểm sinh thái của Gừng núi đá.

* Nhân tố địa lý, địa hình được xác định qua tọa độ địa lý, độ cao, độ dốc, hướng phơi. Thiết bị sẽ sử dụng là GPS, Địa bàn cầm tay, Bản đồ.

* Điều tra về đất: Tại vị trí địa hình (chân, sườn) có lồi Gừng núi đá phân bố tiến hành đào 1 phẫu diện đại diện có kích thước (1,2x0,8x1,0m) gần nơi có lồi Gừng núi đá phân bố và mơ tả theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995) gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm…. Kết quả điều tra đất được ghi vào biểu điều tra đất.

* Nhân tố khí hậu: Yếu tố khí hậu được sử dụng của các trạm quan trắc khí tượng gần nhất. Ngồi ra, nhiệt độ và ẩm độ tại vị trí điều tra được xác định bằng nhiệt ẩm kế.

* Nhân tố thảm thực vật: Cấu trúc rừng nơi có lồi Gừng núi đá phân bố, bao gồm cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, cấu trúc mật độ cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, độ tàn che, v.v. Lập các ô tiêu chuẩn đại diện, điển hình cho từng trạng thái, trong ơ tiêu chuẩn đảm bảo có lồi Gừng núi đá phân bố. Diện tích OTC là 1000m2. Trong mỗi ơ tiêu chuẩn điều tra thành phần loài, các chỉ tiêu sinh trưởng đối với tầng cây gỗ về đường kính cách mặt đất 1,3m (D1.3), chiều cao dưới cành (Hc), chiều cao vút ngọn (Hvn), của tất cả các cây gỗ có D1.3 lớn hơn 6cm và thu mẫu tiêu bản của các loài chưa biết. Cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi được điều tra trên các ơ dạng bản có diện tích 25m2. Ơ dạng bản được bố trí theo hệ thống song song cách đều trong ô tiêu chuẩn. Trong ô

dạng bản điều tra, xác định tên cây tái sinh, số lượng cây tái sinh ở các cấp chiều cao và sức sống của chúng. Đo đếm số lượng cá thể, kích thước, đặc điểm sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh của tất cả các cây gỗ có D1.3 nhỏ hơn 6cm. Các cây bụi và thảm tươi cũng được thống kê thành phần, số lượng, kích thước, độ che phủ mặt đất. Đồng thời chụp ảnh và định vị tọa độ.

Trong các tuyến điều tra lập các ơ dạng bản có diện tích 100m2, để thống kê số cá thể Gừng núi đá trong mỗi ô dạng bản,

Dụng cụ và thiết bị sẽ sử dụng bao gồm GPS, Máy ảnh kỹ thuật số, Thước dây …

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w