Bảo tồn nguồn gen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 33)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Những nghiên cứu về họ Gừng và chi Gừng ở Việt Nam

1.2.4. Bảo tồn nguồn gen

Ở Việt Nam, việc xác định các giống Gừng trồng ở nước ta hiện còn là vấn đề phức tạp và hình như chưa được điều tra, nghiên cứu có hệ thống. Mới chỉ có một số nghiên cứu nhỏ lẻ về phân loại thực vật, đánh giá tập đoàn và bảo tồn trong vườn gia đình, cịn các nghiên cứu sâu về chọn tạo nhân giống và lưu giữ bảo quản Gừng in vitro, hồn thiện quy trình nhân giống hầu như chưa có cơ quan nào thực hiện.

Thu thập các giống Gừng là nhiệm vụ quan nhằm bảo tồn lâu dài những nguồn gen Gừng địa phương, bản địa có giá trị vì mục tiêu đa dạng nguồn dược liệu, gia vị và nguyên liệu cho các ngành chế biến đồ hộp ở nước ta trong tương lai. Theo hướng đó trong những năm qua các Viện, Trường và Trung tâm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, thu thập nguồn gen Gừng ở một số tỉnh thành trong cả nước. Trung tâm tài nguyên thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thông qua nhiệm vụ thường xuyên đã tiến hành thu thập ở hầu khắp các vùng sinh thái với tổng số trên 300 mẫu giống tính đến năm 2011. Trong giai đoạn 2008 - 2011 Trung tâm giống cây

trồng và công nghệ nông nghiệp thuộc Hội giống cây trồng Việt Nam đã tiến hành nhiệm vụ: "Thu thập, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen Gừng nghệ, góp phần bảo tồn đa dạng cây trồng ở Việt Nam" và đã thu thập trên

200 nguồn gen này đã được chuẩn hóa, nhân giống, mơ tả, đánh giá và lưu giữ tại Lương Sơn, Hịa Bình trong giai đoạn 2008-2011. Ngồi ra, cơng tác thu thập nguồn gen Gừng còn được tiến hành ở một số cơ sở nghiên cứu khác như Trung tâm nghiên cứu cây thuốc thuộc Viện Dược liệu Trung ương và một số công ty dược phẩm trong nước, đưa tổng số nguồn gen Gừng được thu thập lên trên 500 mẫu giống. Bảo tồn là nhiệm vụ quan trọng nhằm lưu giữ nguyên trạng về số lượng và chất lượng nguồn gen sau thu thập. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bản mơ tả nào về đặc điểm nơng sinh học của giống Gừng núi đá và giá trị nguồn gen của chúng.

1.2.5. Những nghiên cứu về loài Gừng núi đá* Phân loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w