Quy trình các bước xây dựng kế hoạch cá nhân (KHCN) sau khi thực hiện đánh

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 36 - 40)

CHUYÊN ĐỀ 2 : CÁC KỸ NĂNG TƯ VẤN CƠ BẢN

4. Quy trình các bước xây dựng kế hoạch cá nhân (KHCN) sau khi thực hiện đánh

a. Yêu cầu về công cụ đánh giá sàng lọc

- Mức độ chính xác của cơng cụ: tính nhạy cảm cho phép phát hiện ra vấn đề cần/khơng cần đánh giá thêm và tính đặc thù cho phép quyết định chính xác cá nhân nào cần/không cần đánh giá thêm.

- Mức độ đơn giản: công cụ cần đơn giản, dễ sử dụng để nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau đều có thể sử dụng được.

- Mức độ tồn diện: cơng cụ phải đa hướng và tập trung vào một hệ thống chỉnh thể chứ khơng nhằm vào các khía cạnh riêng lẻ.

- Mức độ hiệu quả sao cho chi phí khơng q cao mà kết quả chính xác.

b. Giới thiệu một số công cụ đánh giá sàng lọc rối nhiễu tâm lý

- Thang đo đa diện về mức độ hài lòng cuộc sống của học sinh (MSLSS) - Thang đo Trầm cảm, lo âu và căng thẳng (DASS 21)

- Thang đo tổng quát hành vi Conners (Conners Comprehensive Behavior Rating Scales - Conner CBRS

- Thang đo tăng động, giảm chú ý Vanderbilt

- Thang đánh giá hành vi cảm xúc của Achenbach: Thang YRS do trẻ tự khai báo, thang CBCL do cha mẹ khai báo, thang TRF do giáo viên khai báo.

c. Vận dụng phương pháp, kỹ thuật trong việc tìm hiểu và đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh.

d. Sử dụng một số bộ công cụ đơn giản để đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh.

4. Quy trình các bước xây dựng kế hoạch cá nhân (KHCN) sau khi thực hiện đánh giá đánh giá

KHCN là kim chỉ nam cho việc hỗ trợ trẻ có khó khăn/rối nhiễu tâm lý, là một trong các loại hồ sơ dành riêng cho trẻ có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt do nhà trường quản lý.

4.1. Các bước xây dựng KHCN

- Xác định thông tin về trẻ (qua đánh giá)

- Xác định mục tiêu phù hợp và lượng giá được (mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn). Các mục tiêu năm và các mục tiêu ngắn hạn cần được mô tả kỹ, bao gồm: mô tả kỹ năng hoặc một biểu hiện nào đó đã được dự tính là trẻ sẽ đạt được – liệt kê các điều kiện đảm bảo thực hiện các kỹ năng – sử dụng phép đo và tiêu chí để xác định được những biểu hiện thay đổi của trẻ hay chấp nhận được kỹ năng đã đề ra.

37

- Xác định thời gian can thiệp: Số lần/tuần. Số giờ/ lần. - Các biện pháp thực hiện.

- Kế hoạch đánh giá.

- Chữ ký của các thành viên.

- Sau mỗi giai đoạn nhất định như kết thúc nửa học kì, kết thúc học kì, kết thúc năm học, kết thúc hè cần phải đánh giá kết quả thực tế thực hiện bản kế hoạch giáo dục cá nhân. Các thành viên tham gia xây dựng và thực hiện Kế hoạch cá nhân cần tham gia đánh giá trước hết ở những nội dung hoạt động mình phụ trách và có sự thống nhất kết quả đánh giá chung.

4.2. Mẫu Kế hoạch cá nhân

KẾ HOẠCH CÁ NHÂN

1. Thông tin chung

Họ và tên học sinh:……………………………………………Lớp: ……… Trường:………………………………………… ………Năm học:……….. Ngày tháng năm sinh…………………………………… Giới tính:………. Ngày họp bàn kế hoạch cá nhân:………………………………………........ Ngày bắt đầu chương trình:……………… Ngày tổng kết:…………………

2. Kết quả đánh giá hiện tại

- Đặc điểm tiểu sử: - Hồn cảnh gia đình: - Các kết quả đánh giá

3. Mục tiêu năm và các mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu số 1:………………………… ………………………....................... Tình trạng ban đầu:…………………………………………………………

Mục tiêu ngắn hạn

Thời gian Tiêu chí đánh giá Người chịu trách nhiệm Biện pháp thực hiện: 1.……………………………………………………………………………. 2.…………………………………………………………………………….. 3.……………………………………………………………………………..

38

4. Xác nhận của các thành viên tham gia

Người tham gia Họ và tên Chữ kí

Hiệu trưởng Phụ huynh

Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên hỗ trợ

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nhận diện một số khó khăn tâm lý thường gặp ở học sinh.

2. Phân biệt buồn chán học đường với trầm cảm, lo âu học đường với rối loạn lo âu. 3. Mô tả một số phương pháp đánh giá tâm lý được sử dụng phổ biến trong sàng lọc. 4. Thực hành sử dụng một số công cụ để thu thập thông tin về học sinh.

5. Thực hành viết kế hoạch cá nhân hỗ trộ học sinh sau khi đánh giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Minh Hằng (2009), “Mơ hình hoạt động của nhà tâm lý học đường”,

Tạp chí Tâm lý học, số 3 (120), 35-40.

2. Dương Thị Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh và Trần Văn Thức (2007), “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh phổ thông”, Tạp chí Tâm lý học (2), 36-42. 3. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Tư vấn tâm lý giáo dục - Lý luận, thực tiễn và

định hướng phát triển (2006), Hội Tâm lý-Giáo dục, TP. HCM.

4. Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc: Sức khoẻ tâm thần trong trường học (2014), NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

5. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học học đường lần thứ 5: Phát triển tâm lý học học đường trên thế giới và Việt Nam (2016), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà nẳng.

39

6. Nguyễn Bá Đạt (2014), Rối nhiễu tâm lý của trẻ em sống trong gia đình có bạo lực. Luận án tiến sỹ tâm lý học. Trường Đại học xã hội nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Bùi Thị Thoa (2012), Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.

8. Huỳnh Mai Trang (2007), Thực trạng hoạt động tham vấn học đường tại các trường trung học ở nội thành TP.HCM, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

9. American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition (DSM-5). Arlington.

10. Coaley, K. (2010). An Introduction to Psychological Assessment and Psychometrics

11. Macklem, G.L. (2015), Boredom in the Classroom: Addressing Student Motivation, Self-Regulation, and Engagement in Learning, Springer International Publishing.

12. Martínez-Monteagudo, M.C. et al. (2011), Profiles of School Anxiety: Differences in Social Climate and Peer Violence, Electronic Journal of Research in Educational Psychology, 9(3), 1023-1042.

13. Public Schools of North Carolina
(2001), Guidance Curriculum for a Comprehensive School Counseling Program.

40

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)