CHUYÊN ĐỀ 8 : THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA CUỐI KHÓA
2. Đánh giá cuối khóa
Sử dụng kết quả bài tập thực hành ở phần trên để đánh giá cuối khóa tập huấn. Các năng lực cần được đánh giá tùy theo sự lựa chọn tình huống đóng vai bao gồm:
- Năng lực đánh giá tâm lý học sinh (Sử dụng các phương pháp đánh giá: quan sát, trò chuyện,... của học sinh);
- Năng lực xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường; - Năng lực tư vấn can thiệp đối với học sinh có khó khăn tâm lý ở cấp độ 1 (Lập kế hoạch can thiệp; Triển khai can thiệp...);
- Năng lực tìm hiểu phong cách học tập của học sinh; - Năng lực tìm hiểu khả năng học tập của học sinh;
- Năng lực tư vấn cho học sinh về chương trình học tập; phương pháp học tập và các hình thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp với khả năng và hoàn cảnh riêng;
- Năng lực tư vấn hướng nghiệp cho học sinh...
Các tiêu chí đánh giá:
- Cách xây dựng khung làm việc;
- Cách thu thập, xử lý và phân tích thơng tin từ học sinh;
- Các bước lập kế hoạch tư vấn, hỗ trợ (can thiệp) học sinh có khó khăn tâm lý;
- Cách sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật đánh giá khó khăn của học sinh;
- Quy trình và các chiến lược tư vấn phịng ngừa, hỗ trợ tâm lý cho học sinh có khó khăn tâm lý ở trong nhà trường hiện nay;
104
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Xây dựng hệ thống các chủ đề/nội dung tư vấn (thuộc các cấp học khác nhau) đã được bồi dưỡng, để mỗi học viên được lựa chọn ngẫu nhiên một trong số các tình huống dưới đây và tiến hành tư vấn tại cơ sở giáo dục (nơi học viên đang cơng tác):
- Tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn; - Tư vấn học sinh có rối nhiễu tâm lý;
- Tư vấn học sinh có khó khăn trong học tập; - Tư vấn hướng nghiệp;
- Tư vấn về giới tính và sức khỏe sinh sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quan Lệ Nga, Trần Thị Lan Hương ( 2005). Mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi chương trình Rhiya Việt Nam. Cẩm nang hướng dẫn hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tăng cường sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho vị thành niên và thanh niên (tập 2).
2. Nguyễn Văn Siêm ( 2007). Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Tứ và cộng sự (2018). Giáo trình Tâm lý học giáo dục. NXB Đại học Sư phạm TP.HCM.