Yêu cầu thực hành

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 101 - 103)

CHUYÊN ĐỀ 8 : THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA CUỐI KHÓA

1. Thực hành tư vấn cho học sinh

1.2. Yêu cầu thực hành

1.2.1. Yêu cầu chuẩn bị

- Thành lập các nhóm, mỗi nhóm 3 người sẽ đóng các vai NTV, thân chủ và người quan sát, các vai sẽ luân phiên thay đổi vị trí ở các nội dung thực hành để có thể đánh giá được hết các thành viên trong nhóm ở vị trí NTV.

- Mỗi nhóm sẽ chọn 1 tình huống cụ thể trong các chủ đề được gợi ý (nên chọn tình huống đã gặp ở bậc học mình phụ trách), sắp xếp, xây dựng lại tình huống cho phù hợp với yêu cầu thực hành, và thực hiện một ca TV trong đó áp dung các kiến thức và kỹ năng đã học để hỗ trợ hiệu quả vấn đề trong ca TV.

1.2.2. Yêu cầu cụ thể cho việc thực hành

- Các nhóm đóng vai + người đóng vai quan sát và cả lớp quan sát/thảo luận/phản hồi/ rút kinh nghiệm

- Với mỗi ca TV, các nhóm cần đảm bảo thực hành được những nội dung cụ thể sau:

a. Xây dựng khung làm việc:

- Mục tiêu: Thực hành xây dựng khung làm việc với TC trong buổi gặp đầu tiên.

102

- Yêu cầu: chú ý bố trí phịng làm việc, khoảng cách, giao tiếp ban đầu/tự giới thiệu, thỏa thuận về thời gian/ thời lượng để xây dựng khung làm việc, thiết lập mối quan hệ trong buổi gặp đầu tiên.

- Nội dung quan sát: Quan sát trực tiếp những hành vi, cử chỉ, lời nói của NTV khi tham vấn. Sau đó, nhóm tổng hợp những lời nói, hành vi thể hiện kỹ năng tham vấn cần có, những hành vi lời nói chưa đúng với tình huống thực hiện các kỹ năng trên và phản hồi trước lớp.

b. Thực hành kỹ năng thu thập thông tin

- Mục tiêu: Thực hành kỹ năng thu thập thông tin của TC để khai thác thêm vấn đề của TC cho rõ ràng, đầy đủ nhằm định hướng kế hoạch hỗ trợ TC.

- Yêu cầu: dùng kỹ năng đặt câu hỏi, quan sát, phản hồi hoặc một số công cụ đánh giá để thu thập thông tin trong bối cảnh TVHĐ và tôn trọng nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và áp dụng các thái độ/kỹ năng của một NTVHĐ.

- Nội dung quan sát: Quan sát trực tiếp những hành vi, cử chỉ, lời nói của NTV và ghi lại những thơng tin đã được thu thập trong lúc đóng vai. Sau đó, nhóm tổng hợp những thơng tin. Trong lúc quan sát cần chú ý thái độ NTV như thế nào? Dựa vào đâu để đánh giá thái độ đó? Cách thu thập thơng tin qua buổi trò chuyện như thế nào? Nội dung thông tin thu thập đã đủ chưa? Có cần thiết khơng? Sau đó trình bày những lời nói, hành vi thể hiện kỹ năng thu thập thơng tin, những hành vi lời nói chưa thực hiện hiệu quả và phản hồi trước lớp.

c. Thực hành kỹ năng phân tích thơng tin

Mục tiêu: phân tích thơng tin, vận dụng các lý thuyết TV để xác định vấn đề và có kế hoạch hỗ trợ cho TC.

Yêu cầu: Dựa vào lý thuyết để phân tích thơng tin vừa thu nhận được trong việc đóng vai. Chọn định hướng lý thuyết và tiến hành phân tích nhu cầu/ phân tích các biểu hiện rối nhiễu/ bệnh/ cần giúp đỡ. Qua đó xác định chiến lược hỗ trợ /kế hoạch can thiệp cho các vấn đề của TC, xem xét việc hỗ trợ TC sẽ kéo dài trong 1 buổi hay cần nhiều thời gian hơn, nếu cần nhiều thời gian hơn thì cần đặt giả thiết và xây dựng mục tiêu/ ý tuởng cho buổi làm việc tiếp theo.

Nội dug quan sát: Với những thơng tin thu thập được, nhóm vận dụng lý thuyết nào? Việc vận dụng lý thuyết đó có phù hợp hay chưa? Việc xác định vấn đề, mục tiêu cần hỗ trợ của TC có phù hợp hay chưa (vấn đề lệch chuẩn hành vi, rối nhiễu tâm lý, khó khăn trong học tập, hướng nghiệp?), việc xác định các nguyên nhân ra sao? Cách thức, chiến lược, biện pháp hỗ trợ TC như thế nào? (Có thể trong 1 buổi TV hay cần nhiều buổi hơn?).

d. Kết thúc can thiệp

103 TV.

Yêu cầu: Xác định thời điểm kết thúc can thiệp tùy thuộc vào tiến triển đáp ứng với nhu cầu của TC và trao đổi việc kết thúc can thiệp với TC.

Nội dung quan sát: Thời điểm kết thúc can thiệp và khi nào? Ai là người muốn kết thúc. NTV trao đổi với TC về những điều đã làm được/ lượng giá sự tiến bộ, một số khó khăn cịn tồn đọng/ những lo ngại và nguy cơ có thể có khi kết thúc case làm việc như thế nào?

- Lưu ý: Sau khi các nhóm đóng vai, các thành viên khác quan sát thì nhóm đóng vai sẽ chia sẻ ý kiến của nhóm, sau đó tiến hành thảo luận cả lớp, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, giảng viên phân tích và khái quát lại vấn đề.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)