Nguyên nhân phát sinh hành vi lệch chuẩn

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 52 - 53)

CHUYÊN ĐỀ 5 : TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN

2. Nguyên nhân phát sinh hành vi lệch chuẩn

Thuật ngữ có liên quan đến HVLC là rối loạn hành vi. Rối loạn hành vi là một khái niệm có liên quan nhiều đến lĩnh vực y học, bệnh lý hay TLH lâm sàng. Sự rối loạn hành vi được hiểu là hội chứng hành vi hay trải nghiệm đi kèm theo những khó chịu, đau đớn, những trở ngại hay hạn chế ở một hay nhiều phạm vi chức năng (như tri giác, tư duy, tình cảm, ghi nhớ, vận động…) gắn liền với nguy cơ phải đối mặt với nhiều hậu quả khác nhau. Sự rối loạn này là rối loạn tâm lý được thể hiện ra trong hành vi. Nó thường diễn ra khi cá nhân khơng thể đáp ứng được các chuẩn mực về mặt cơ thể, ví dụ như đái dầm, mất ngủ, mút tay, rối loạn chú ý…

Trong thời cổ đại, người Ai Cập, Hy Lạp và Do Thái cho rằng những gì trái với bình thường đều là hành động của các vị thần. Vì vậy hành vi rối loạn hay bất thường được hiểu là dấu hiệu có sự can thiệp huyền bí hay của quỷ thần.

Hippocrater là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về rối loạn hành vi bắt nguồn từ cơ thể. Theo ông, rối loạn hành vi là dấu hiệu của bệnh chứ khơng phải của quỷ ám. Ơng cho rằng nguyên nhân rối loạn có thể thuộc về bệnh lý của não, được tạo ra do sự xáo trộn bốn chất dịch chính trong cơ thể đó là mật đen, mật vàng, máu và đờm dãi. Được hiểu như, nếu con người cáu kỉnh, hiếu động thì được cho là do có lượng mật vàng quá mức; nếu con người u sầu, trầm cảm thì được xem là do có lượng mật đen quá mức; những người tỏ vẻ vui buồn thất thường, thái quá được nghĩ là có lượng máu quá mức và những ai tính tình ù lì, lạnh lùng được cho rằng có lượng đờm dãi quá nhiều. Như vậy, ơng giải thích rối nhiều hành vi là do sự mất cân bằng sinh lý. Mơ hình lý thuyết chất dịch này cho rằng có thể điều chỉnh hành vi rối loạn bất thường bằng cách sử dụng những cách điều trị trên cơ thể.

Philippe Pinel (1745 - 1862) - bác sĩ tâm thần Pháp đã giải thích rằng sự căng thẳng môi trường là nguyên nhân gây ra những rối loạn hành vi. Vì vậy, phải đưa họ vào cơ sở (môi trường) làm giảm sự căng thẳng này, giúp họ phục hồi sự cân bằng của mình. Trị liệu của Pinel được đánh giá rất cao ở thời điểm đó.

Đầu thế kỷ XX, mơ hình y tế cho rằng nguồn gốc HVLC là do một số loại hoạt động sai chức năng trong cơ thể hoặc não bộ. Những loại hoạt động sai chức năng khác nhau sẽ tạo ra những “rối loạn” khác nhau. Có thể nói đây là hệ thống phân loại bệnh tâm thần đầu tiên được mọi người chấp nhận. Đại biểu của mơ hình này là Kraepelin. Ơng đã chia rối loạn tâm thần thành bệnh thần kinh, rối loạn nhân cách, tâm thần hữu cơ, tâm thần chức năng và giảm thiểu trí nhớ.

Theo quan điểm I.Pavlov, các kích thích có hại của mơi trường lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến HVLC. Với trường phái Phân tâm học, HVLC là do sự dồn nén cảm xúc của

53

những biểu tượng quan hệ vào vô thức thời ấu thơ. Sự dồn nén này thường liên quan đến lĩnh vực phát triển tính dục, đó là bản năng tính dục (hay năng lượng libido) với những trẻ em khơng vượt qua được mặc cảm Ơđíp dẫn đến sự hụt hẫng năng lượng libido là nguyên nhân dẫn đến sự sợ hãi của trẻ. Nếu kéo dài sự sợ hãi này sẽ làm mất đi sự cân bằng tinh thần, cái “siêu tơi” khơng thể kìm nén nổi cái “bản năng” từ đó bộc lộ những mặc cảm bị dồn nén. Khi các mặc cảm bị phóng chiếu ra bên ngồi sẽ gây nên các HVLC và các rối loạn này sẽ bùng nổ theo cơ chế tái lặp lại. Vì khi cá nhân trở nên yếu kém trong hồn cảnh mới thì sự giải toả biểu hiện ra một dạng HVLC lại xảy ra, nhằm tìm lại các tác động điều chỉnh mà lần trước đây đã từng phát huy hiệu lực.

Theo quan điểm của thuyết hành vi, HVLC là do điều kiện nguyên nhân hiện tại đang duy trì hành vi khơng thích nghi (xuất phát từ mơi trường bên ngồi) hơn là những nguyên nhân, điều kiện quá khứ. Các nhà trị liệu hành vi đã sử dụng mơ hình ABC (Anticedents - Kích thích , Behaviors - Hành vi, Consequences - Hậu quả) để mơ tả q trình hình thành hành vi. Theo đó, một số kích thích là điều kiện cần và đủ để hình thành HVLC. HVLC gây ra những hậu quả có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến cá nhân hoặc xã hội, cá nhân hoặc xã hội có thể nhận biết được hay khơng nhận biết được. HVLC gây ra những hậu quả không ảnh hưởng đến cá nhân hoặc xã hội hay cá nhân và xã hội khơng nhận biết được chính là điều kiện cần thiết để khi các kích thích được lập lại và duy trì thì sẽ xuất hiện hành vi tương tự. Vì vậy, mục tiêu của trị liệu hành vi là can thiệp tích cực để làm giảm hoặc loại bỏ những sai lệch bằng cách thay đổi những điều kiện duy trì hành vi sai lệch.

Có thể khẳng định rằng, ở mỗi cách tiếp cận, các nguyên nhân dẫn đến HVLC được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy, nếu như rối loạn hành vi liên quan đến khía cạnh bệnh lý thì HVLC thông thường liên quan đến các quan hệ xã hội. HVLC là hành vi không đúng những chuẩn mực mà xã hội đã quy định. Tuy có ranh giới khơng hồn tồn trùng nhau nhưng rối loạn hành vi và HVLC lại có những nguyên nhân rất tương đồng. Đây là những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể (sự rối loạn chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tâm lý) và cả những nguyên nhân xuất phát từ mơi trường bên ngồi (kích thích có hại).

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 52 - 53)