Phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn xã hộ iở học sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 60 - 62)

CHUYÊN ĐỀ 5 : TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN

4. Quy trình và kỹ năng tư vấn cho học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường phổ

4.1. Phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn xã hộ iở học sinh

Các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội đều gây nên những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội, làm suy thối nhân cách con người. Vì vậy, phịng ngừa và ngăn chặn những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội là một việc làm rất khó khăn và phức tạp địi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, thơng qua giáo dục, thuyết phục, cải tạo hoàn cảnh sống… tạo ra những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển nhân cách.

Các biện pháp chung:

- Giáo dục là biện pháp tốt nhất trong việc ngăn ngừa những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. Nội dung giáo dục bao gồm:

+ Cung cấp cho các thành viên trong cộng động những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chính trị… của cộng đồng và xã hội. Làm cho mọi người nắm được quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhân cách sai lệch chuẩn mực xã hội.

+ Hình thành thái độ tích cực ủng hộ các hành vi phù hợp, lên án các hành vi lệch chuẩn mực xã hội (hình thành dư luận xã hội lành mạnh).

61

+ Hướng dẫn những hành vi chuẩn mực, phù hợp với xã hội cho các thành viên trong cộng động. Tăng cường giáo dục các nét đẹp văn hóa truyền thống, các thuần phong mỹ tục cho thế hệ trẻ, đấu tranh loại bỏ các loại văn hóa phẩm đồi trụy.

+ Làm cho các cá nhân nhận thức được sai lệch của mình và tự nguyện sửa chữa, tự rèn luyện, tự điều chỉnh, hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

+ Đổi mới nội dung, phương pháp và các hình thức tuyên truyền giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác giáo dục thế hệ trẻ.

- Từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy pháp luật làm cho mọi người có thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Có biện pháp nghiêm trị những kẻ cố tình vi phạm pháp luật để làm gương. Xét xử phải đúng người, đúng tội, cơng bằng và bình đẳng đối với mọi người trong xã hội.

- Xây dựng và ban hành hệ thống các chính sách có liên quan đến việc ngăn chặn các sai lệch xã hội:

+ Hệ thống những chính sách hướng vào cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội nhằm ngăn chặn tận gốc rễ các sai lệch xã hội, loại bỏ những nguyên nhân làm nảy sinh các sai lệch này. Điều đó gắn liền với các giải pháp nhằm ngăn chặn sự hình thành các giá trị và chuẩn mực xã hội sai lệch gắn liền với những “bi kịch của sự phát triển”, những sự “bệnh hoạn xã hội” nảy sinh từ các quan hệ của cơ chế thị trường, điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, tăng cường cuộc đấu tranh chống đói nghèo, tạo cơ sở kinh tế xã hội bình đẳng để mỗi người lao động có điều kiện làm việc và hưởng thụ hợp lý những thành quả lao động của mình, những chính sách nhằm củng cố các mối quan hệ xã hội, củng cố sự ổn định gia đình và xã hội.

+ Hệ thống những chính sách hướng vào việc xây dựng các chuẩn mực xã hội và sự định hướng giá trị xã hội lành mạnh. Cụ thể là các chính sách xã hội nhằm phát huy và kế thừa các phẩm chất đạo đức truyền thống, phát huy và sáng tạo những giá trị cao đẹp của nhân loại trong lối sống để xây dựng những nguyên tắc mới trong mối quan hệ giữa con người với con người. Các chính sách nhằm củng cố vai trò điều chỉnh của luật pháp, tăng cường các biện pháp giáo dục tư tưởng nâng cao ý thức tự giác của mọi người, trong đó có học sinh trong việc tuân thủ các chuẩn mực mới, phê phán và lên án các hành vi sai lệch.

+ Những chính sách hướng trực tiếp vào việc tấn công các sai lệch xã hội, xây dựng một hệ thống tổ chức điều hành và quản lý có hiệu lực để kiểm tra, khám phá và loại trừ các hành vi phạm tội. Ở đây, căn cứ vào từng loại sai lệch và tệ nạn, từng đối tượng cá nhân, băng nhóm hoặc những tổ chức cụ thể, chúng ta lại có thể phân tích và tìm ra những chính sách và giải pháp tương ứng.

Các chính sách nhằm ngăn chặn các sai lệch xã hội mặc dù có thể được ban hành dưới nhiều hình thức, hướng vào các lĩnh vực và đối tượng khác nhau nhưng

62

chúng bao giờ cũng cần được đặt trong mối quan hệ thống nhất, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.

Trong trường học cần thiết phải có phịng tư vấn do nhà tâm lý đảm nhận để cùng giáo viên làm giảm thiểu tối đa số lượng học sinh có nguy cơ và có biểu hiện sai lệch, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

Ngoài ra, cần tiến hành “thăm khám” định kỳ hàng năm về tâm lý cho trẻ nhằm đánh giá toàn diện sự phát triển và phát hiện sớm những biểu hiện rối loạn tâm lý, hành vi lệch chuẩn để điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 60 - 62)