Tư vấn lập kế hoạch nghề nghiệp và sẵn sàng chuẩn bị cho nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 79 - 82)

CHUYÊN ĐỀ 6 : TƯ VẤN HỌC TẬP VÀ HƯỚNG NGHIỆP

2. Tư vấn hướng nghiệp

2.3. Tư vấn lập kế hoạch nghề nghiệp và sẵn sàng chuẩn bị cho nghề nghiệp

tương lai

Tìm hiểu các thơng tin về nghề để giới hạn lựa chọn và định hướng phù hợp với các yếu tố của bản thân và xã hội thơng qua “Vịng nghề nghiệp” và “Bản mô tả nghề”.

80

* Bản mô tả nghề

Bản mô tả nghề là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính cũng như yêu cầu của nghề nghiệp và nhà tuyển dụng đối với người lao động.

STT Nội dung Mô tả

1. Tên nghề

2. Đặc điểm lao động và yêu cầu

2.1 Đối tượng lao động

2.2 Nội dung lao động

2.3 Công cụ, phương tiện lao động

2.4 Yêu cầu của nghề đối với người lao động

2.5 Điều kiện lao động và chống chỉ định y học

3. Vấn đề tuyển sinh của nghề

3.1 Những nơi đào tạo nghề

3.2 Điều kiện tuyển sinh

3.3 Triển vọng nghề

Thơng tin bổ sung

Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề Những điều kiện bảo đảm cho người lao động làm việc trong nghề

Việc xác định bản mô tả cho một nghề giúp các cá nhân thu thập các thông tin cơ bản và đối chiếu với điều kiện của bản thân, từ đó đưa ra các quyết định có căn cứ.

Các kênh tìm hiểu và thu thập thơng tin nghề

- Phỏng vấn: Tìm hiểu thơng tin nghề nghiệp từ những nguồn lực từ gần nhất cho đến xa hơn. Một số nguồn thông tin hữu ích là cha mẹ, người thân, giáo viên, những người lớn xung quanh và dần mở rộng sang các cá nhân khác.

- Học nghề phổ thông: Tham gia các lớp học nghề trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành hoặc trong các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề cũng là một cơ hội giúp học sinh thực hành và trải nghiệm. Qua đó, học sinh khám phá hứng thú và năng lực bản thân thông qua việc thử sức trong các loại hình nghề nghiệp phù hợp.

- Tìm kiếm thơng tin qua các trang mạng: Học hỏi bổ sung thông tin từ các trang mạng giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết bên cạnh những nhóm ngành nghề được giới thiệu trong nhà trường, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, cần có sự chọn lọc và xem xét tính tin cậy khi tiếp xúc với các dịng thơng tin đa dạng.

81

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Anh/chị hãy nêu các cách nhận biết phong cách học tập chiếm ưu thế của cá nhân.

2. Anh/chị hãy lên kế hoạch cho giáo viên phát hiện ra học sinh năng khiếu trong lớp mình phụ trách.

3. Anh/chị hãy trình bày các nguyên tắc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khi hỗ trợ học sinh.

4. Anh/chị hãy giải thích nội dung trọng tâm của vòng nghề nghiệp.

5. Anh/chị hãy lên kế hoạch cho giáo viên xác lập bản mô tả nghề dựa trên các kênh tìm hiểu và thu thập thơng tin nghề.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Anh/chị hãy tìm ra 1 đến 3 học sinh tại trường các anh/chị đang gặp khó khăn học tập và lên kế hoạch hỗ trợ phù hợp.

Anh/chị hãy lên kế hoạch tư vấn hướng nghiệp cho một hoặc một nhóm học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Entwistle, N. (1998). Styles of Learning and Teaching. New York: David Fulton.

2. Holland, J. L. (1997). Making vocational choices: A theory of vocational personalities and work environments. Psychological Assessment Resources.

3. Nghị, P. T. (2013). Tâm lý học Giáo dục. Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn, T. N. & Hồ, P. H. P. (2013). Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh cấp trung học phổ thơng. NXB ĐHQG Hà Nội.

5. Riso, D. R., & Hudson, R. (1996). Personality types: Using the Enneagram for self-discovery. Houghton Mifflin Harcourt.

6. Savickas, M. L. (2008). Helping people choose jobs: A history of the guidance profession. In International handbook of career guidance (pp. 97-113). Springer, Dordrecht.

7. Westwood, P. (2008). What teachers need to know about learning difficulties. Victoria, Australia: ACER Press.

82

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)