CHUYÊN ĐỀ 6 : TƯ VẤN HỌC TẬP VÀ HƯỚNG NGHIỆP
1. Tư vấn học tập
1.1. Tìm hiểu phong cách học tập của học sinh
Có tới 7 phong cách học tập học sinh có thể xác định cho mình. Từ đó, học sinh học cách áp dụng phương pháp phù hợp để biến việc học tập trở thành một công việc dễ dàng hơn. Các phong cách này gồm: Học qua thị giác, học qua thính giác, học bằng lời nói, học qua hoạt động thể chất, học hỏi bằng logic, học thông qua tương tác xã hội và học theo định hướng cá nhân.
Cách nhận biết phong cách học tập ưu thế của bản thân:
- Học qua thị giác: Trẻ thích sử dụng các hình ảnh, tranh vẽ, màu sắc, sơ đồ, lược đồ để tổ chức thông tin và giao tiếp với người khác. Chúng cũng dễ dàng nhận ra các đối tượng liên quan đến thị giác như hình dạng, màu sắc, vị trí,... Chúng định hướng tốt, sử dụng bản đồ một cách dễ dàng và ít khi bị lạc đường, ví dụ như khi bước từ thang máy ra chúng có thể xác định được ngay hướng đi tiếp theo. Chúng rất thích vẽ tranh, các hình tượng, viết nguệch ngoạc đặc biệt là sử dụng các màu sắc. Đa số những người có phong cách học qua thị giác có một gu ăn mặc thẩm mỹ và cân bằng về màu sắc.
- Học qua thính giác và bằng lời nói: Trẻ thích nói về những điều cần làm, về ưu điểm và khuyết điểm của một vấn đề/ tình huống. Chúng cũng thể hiện tốt các cảm xúc bản thân thông qua cường độ nhịp điệu và âm sắc của giọng nói. Trẻ học qua thính giác trong giao tiếp thích lắng nghe nhưng khó đợi đến lượt của bản thân để nói, có xu hướng mơ tả miêu tả dài dịng và lặp lại các chi tiết, chúng thích trị chuyện. Trẻ học qua thính giác có xu hướng nhớ tên nhưng lại qn mất khn mặt gắn với tên đó và dễ dàng bị thu hút bởi các âm thanh. Chúng thích đọc các đoạn hội thoại, ghép những đoạn trần thuật dài dòng. Chúng thường hiểu và nhớ nhanh hơn khi nghe các hướng dẫn miệng từ giáo viên hoặc bạn bè, thích nói một mình. Chúng thích nói trực tiếp hơn là viết ra các hướng dẫn, yêu âm nhạc, khẩu hình rõ, thích ca hát nhưng khó tập trung khi có tiếng ồn, thường là người hướng ngoại và thích tranh luận.
- Học hỏi qua hoạt động thể chất: Những trẻ học tập thông qua vận động cơ thể sẽ thấy rất khó khăn trong việc ngồi yên trong lớp để tiếp thu bài giảng. Phần lớn thời gian chúng cần được vận động, di chuyển để đưa thông tin vào bộ nhớ. Những trẻ học tập thơng qua vận động cơ thể thường có sự phối hợp tốt giữa tai và mắt, phản ứng nhanh, ghi nhớ những gì đã làm qua một cách nhanh chóng và chính xác, giỏi thể thao, có năng khiếu sân khấu như đóng kịch, giàu năng lượng.
67
- Học hỏi bằng logic: Trẻ thích suy nghĩ để lý giải một cách logic các sự việc xảy ra quanh mình. Chúng nhận ra được mẫu/quy luật một cách dễ dàng, cũng như tạo được sự kết nối giữa hình thức và ý nghĩa nội dung. Chúng có khả năng xếp loại, gom nhóm các thơng tin một cách nhanh chóng và chính xác. Trẻ học theo cách này làm việc tốt với các con số và các phép tính phức tạp. Chúng có thể tính nhẩm rất tốt, sắp xếp mọi thứ vào 1 hệ thống. Chúng cảm thấy hạnh phúc khi đưa ra các mục tiêu và nhận thấy rõ sự tiến triển qua việc đạt được từng mục tiêu bộ phận. Chúng thích lên lịch làm việc, lên kế hoạch chi tiết hoặc là đánh số thứ tự cho các hoạt động của mình. Chúng thường nhìn thấy sự lơgic hoặc mâu thuẫn trong lời nói, bài viết hoặc hành động của những người xung quanh. Chúng thích giải các bài tốn khó theo kiểu ứng dụng tương tự, thích chơi cờ tướng, cờ vua.
- Học qua tương tác xã hội: Trẻ giao tiếp tốt với mọi người bằng cả giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Bạn bè thường lắng nghe trẻ hoặc tìm tới trẻ để xin lời khuyên. Trẻ rất nhạy cảm với động cơ, cảm xúc và tâm trạng của người mà trẻ đang tiếp xúc. Trẻ có khả năng lắng nghe tốt và hiểu được quan điểm của người khác. Trẻ cũng có thể hướng dẫn và tư vấn cho các bạn cùng tuổi. Trẻ thích thú khi giao tiếp cá nhân “một – một” với thầy cô hoặc người hướng dẫn. Trẻ thích làm việc nhóm, thích ở những nơi đơng người, thích nói chuyện với người khác, thích các hoạt động xã hội hơn là làm việc một mình. Chúng cũng thích những trị chơi tập thể như là đá banh, bóng chuyền, bóng rổ,...
- Định hướng cá nhân: Trẻ có khả năng chú ý tốt, dễ tập trung suy nghĩ và cảm nhận về một chủ đề cụ thể. Trẻ hiểu suy nghĩ của bản thân và có thể phân tích bằng nhiều cách khác nhau những suy nghĩ và cảm nhận của mình. Trẻ học theo cách này thường sử dụng nhiều thời gian cho việc phân tích và nghĩ về các sự kiện trong quá khứ cũng như cách tiếp cận chúng. Trẻ thường viết nhật ký hay ghi lại bằng hình ảnh những sự kiện và suy nghĩ của bản thân mình, thích sử dụng thời gian một mình và có những trị tiêu khiển riêng. Trẻ thích đi du lịch ở những nơi yên bình, tránh xa đám đơng. Trẻ có suy nghĩ độc lập, thích đọc những cuốn sách thiên về tự giúp đỡ và tự khám phá bản thân. Trẻ thích làm việc ở những nơi yên tĩnh đơi khi lì lợm tự giải quyết các vấn đề dù biết nếu đem ra bàn luận sẽ dễ dàng hơn.