CHUYÊN ĐỀ 7 : TƯ VẤN GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN
1. Vấn đề tư vấn giới tính và SKSS cho trẻ vị thành niên hiện nay
1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Giới và Giới tính
* Giới: là một khái niệm phức tạp, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong tâm lý học, Giới có thể được hiểu là giới sinh học hay giới xã hội [3, tr 23-25].
- Giới sinh học: dựa trên những đặc điểm sinh học của cơ thể (cấu tạo cơ quan sinh dục, nhiễm sắc đồ…) để phân chia thành các giới như giới Nam, nữ, giới tính thứ 3 với những đặc tính tự nhiên có sẵn và khơng thay đổi.
- Giới xã hội: dựa trên những đặc điểm xã hội (chức năng, quyền hạn, vai trị xã hội…): giới trí thức, giới công nhân, giới nông dân, giới sinh viên… với những đặc tính do xã hội quy định và có thể thay đổi theo thời gian.
Trong xã hội học, khi đề cập đến khái niệm về giới người ta hay quan tâm đến khía cạnh xã hội của giới, bao hàm các đặc điểm văn hóa xã hội gắn với việc cá nhân là nam hay nữ. Nói cách khác, trong xã hội học giới là thuật ngữ xã hội để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng của xã hội tương ứng với nam và nữ [1].
* Giới tính: có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và dễ bị nhầm lẫn Giới tính về mặt từ ngữ có thể được hiểu là những đặc điểm của giới. Những đặc điểm này bao gồm cả mặt sinh học và mặt tâm lý xã hội
- Về mặt sinh học: những đặc điểm giới tính có thể là những đặc điểm sinh lý cơ thể như cấu trúc và chức năng của hệ sinh dục, sự biến đổi của chúng về lượng và chất: sự phát triển của hệ sinh dục, sự hoàn thiện về chức năng sinh sản…
- Về mặt tâm lý xã hội: giới tính cũng có thể bao gồm cả những đặc điểm về tâm lý (tính cách, hành vi…) theo kiểu nam hay nữ và những đặc điểm tâm lý này chịu sự chi phối mạnh mẽ của đời sống xã hội và có thể thay đổi.
Như vậy, có thể hiểu giới tính là tồn bộ những đặc điểm tâm – sinh lý – xã hội đặc trưng cho từng giới, tạo nên sự khác biệt giữa các giới (Nam, nữ, giới tính thứ 3) [3, tr. 29].
83
Dưới góc độ xã hội, giới tính thường nhắm đến nguồn gốc sinh học, gồm những phương diện sinh học (cấu trúc gen, giải phẫu sinh lý…) để chỉ một người là nam, nữ, giới tính thứ 3 [1].
b. Tính dục và tình dục
- Tính dục (Sexualite): là những xung lực nội tại từ bên trong con người mong muốn tạo nên những khoái cảm nhằm thoả mãn nhu cầu (vật chất và tinh thần) rất phong phú nơi con người như đói muốn ăn, nhớ nhung muốn gặp gỡ…
- Tình dục (Sexuel): thể hiện một chức năng của tính dục, đó là sự ham muốn khoái cảm tập trung vào một đối tượng khác giới (hay đồng giới – trong thế giới thứ 3) kèm theo những tình cảm tốt đẹp. Tình yêu sẽ nảy sinh trên cơ sở những tình cảm tốt đẹp và sự hồ hợp trong quan hệ tình dục.
c. Sức khỏe sinh sản
Sinh sản là một chức năng sinh học của con người và có liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất, tinh thần, đồng thời cũng là mối quan tâm của xã hội. Khơng chỉ y khoa mà ngày càng có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tham gia nghiên cứu về vấn đề sinh sản của con người. Khái niệm sức khỏe sinh sản ra đời với mục đích tác động nhận thức về việc cần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản để con người có thể thực hiện khả năng sinh sản một cách tốt nhất về nhiều mặt, chứ không phải là việc thực hiện chức năng sinh sản theo bản năng tự nhiên.
Khái niệm sức khỏe sinh sản được phát biểu dựa trên khái niệm về sức khỏe đã được mở rộng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). WHO đã đưa ra khái niệm về sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một tình trạng hài hịa về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng phải chỉ đơn thuần là khơng có bệnh hay tàn phế”.
Lấy cơ sở từ khái niệm này về sức khỏe, Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cairo năm 1994 đã đưa ra định nghĩa sức khỏe sinh sản như sau: “Sức khỏe sinh sản là một trạng thái hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi khía cạnh liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của con người”.
Như vậy, sức khỏe sinh sản bao hàm những nội dung về:
- Một trạng thái sức khỏe thể chất tốt nhất: hệ thống các cơ quan sinh dục nam và nữ không bị bệnh và thực hiện tốt các chức năng của hệ thống ấy.
- Đảm bảo rằng con người không bị bắt buộc hoặc bị sức ép từ hành vi của người khác hoặc bị lợi dụng sự thiếu hiểu biết để làm những điều họ khơng muốn, làm những điều có hại cho cơ thể họ, cho khả năng và năng lực sinh sản của họ. Cũng đồng nghĩa với việc con người có sự tự do, không chịu một áp lực tâm lý nào bắt nguồn từ đặc điểm sinh sản của họ.
84