Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (Trang 33 - 37)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến VKD:

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất,

doanh thu và khả năng sinh lời của vốn, do đó nó chịu ảnh hưởng trực tiếp các các nhân tố chủ quan sau:

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành SXKD:

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành SXKD có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của DN. Mỗi ngành SXKD có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế - kỹ thuật như: Tính chất ngành nghề, tính thời vụ và chu kỳ SXKD.

Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy mô, cơ cấu VKD. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, hình thức thanh tốn,…do đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của DN.

Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những DN hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu VLĐ giữa các q trong năm thường biến động lớn, doanh thu bán hàng khơng được đều, tình hình thanh tốn, chi trả gặp khó khăn, ảnh hưởng tới chu kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn,… do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của DN. Những DN có chu kỳ SXKD ngắn thì nhu cầu vốn trong năm thường khơng có biến động lớn, DN lại thường xuyên thu được tiền bán hàng. Điều đó giúp DN dễ dàng đảm bảo cân đối thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh, vốn quay được nhiều vòng trong năm. Ngược lại những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lượng VLĐ tương đối lớn, vốn thu hồi chậm, quay vịng ít.

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chiến lược thể hiện phương

hướng quy mô của một tổ chức trong dài hạn. Một chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong việc sử dụng vốn nói riêng. Chiến lược về chọn lựa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, khai thác và tạo ra các cơ hội mới, trên cơ sở đó sẽ góp phần tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng vịng quay vốn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Cơ cấu vốn: Thành phần và tỉ trọng của các loại vốn trong tổng vốn của

DN tại thời điểm được gọi là cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn đầu tư là nhân tố có ảnh hưởng rất

lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các DN. Việc bố trí cơ cấu vốn càng hợp lí, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng DN thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng lên và ngược lại, nếu bố trí cơ cấu vốn khơng hợp lí, khơng phù hợp với điều kiện kinh doanh của DN thì đồng vốn khơng thể phát huy tối đa tác dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng VKD của DN.

- Hình thức tài trợ vốn:

Chi phí sử dụng vốn của các DN liên quan đến hình thức tài trợ vốn, bởi vì DN có sử dụng hình thức tài trợ vốn nào cũng phải chịu một mức chi phí sử dụng vốn nhất định. Vấn đề đặt ra là DN phải lựa chọn được cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, từ đó giảm chi phí kinh doanh, làm tăng lợi nhuận, nâng cao kết quả sử dụng VKD của DN.

- Trình độ của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp:

Sự ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả sử dụng VKD thể hiện ở sự vận dụng khai thác trang thiết bị sẵn có, khai thác tiến bộ khoa học kĩ thuật đã áp dụng vào DN, cũng như sự tiếp nhận được những thành tựu tiên tiến mới nhất. Sự ảnh hưởng của nhân tố này cũng rất lớn. Nếu như năng lực của người lao động tốt thì hiệu quả làm việc của họ tăng lên, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu như năng lực thấp, việc khai thác sử dụng số tài sản hiện có của DN khơng triệt để, dẫn đến lãng phí vốn, làm giảm hiệu qủa sử dụng VKD của DN.

- Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Thể hiện ở trình độ quản lý lao động,

quản lý sản xuất, quản lý tài chính. Cụ thể như sau:

+ Trình độ quản lý sản xuất: Hệ thống quản lý sản xuất hiện đại với việc cải tiến công nghệ nhằm đạt tốc độ sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu hàng tồn kho, cắt giảm các chi phí khơng cần thiết, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu hệ thống quản lý sản xuất trì trệ, lạc hậu sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất, thu hẹp lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

+ Trình độ quản lý lao động: Một doanh nghiệp có trình độ quản lý lao động thiếu khoa học của doanh nghiệp sẽ gây ra thất thốt, lãng phí, giảm hiệu quả cơng

việc, ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu sắp xếp số lượng và chất lượng nhân sự phù hợp với từng công việc, năng lực của người lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách khuyến khích lao động hợp lý thì sẽ tận dụng tối đa trình độ, tạo điều kiện cho việc khai thác và sử dụng VKD một cách hiệu quả nhất.

+ Trình độ quản lý tài chính: ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý huy động vốn, sắp xếp cơ cấu vốn, luân chuyển vốn, để thành lập, duy trì và mở rộng cơng việc kinh doanh. Trình độ quản lý tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong các kế hoạch thu hút, quản lý, sử dụng vốn hiệu quả nhất, tránh tình trạng lãng phí, dư thừa vốn.

- Thương hiệu của doanh nghiệp: Thương hiệu mạnh có giá trị lớn trong việc

duy trì và mở rộng quan hệ làm ăn với đối tác, đồng thời cũng là một vật đảm bảo trong các quan hệ tín dụng. Thơng qua đó, doanh nghiệp có các điều kiện thuận lợi để ổn định nguồn cung cấp các yếu tố sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh: Tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng vịng quay của vốn. Các doanh nghiệp nếu kịp thời nắm bắt và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ duy trì và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.

Tóm lại, nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn là nhóm các nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng tự điều chỉnh, tự cải thiện nên doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến nhóm nhân tố này. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý, nâng cao trình độ quản lý, chú trọng áp dụng khoa học cơng nghệ, tạo dựng uy tín thương hiệu, sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w