Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (Trang 85 - 96)

2.4. Kết quả đầu tư của Tập đồn Dầu khí Việt Nam

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của vốn kinh doanh như tỷ suất sinh lời của tài sản mà chưa tính đến tác động của lãi vay và thuế TNDN - BEP, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng VKD - ROA, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu - ROE của PVN giảm mạnh vào năm 2020 so với 2019. Trong giai đoạn 2018- 2020 thì các chỉ tiêu sinh lời này ở mức thấp nhất vào năm 2020 với tỷ lệ từ 0,015% đến 0,002%; năm 2018 ở mức từ 0,048% đến 0,006%; cao nhất là năm 2019 từ 0,054% đến 0,006%”. Trong bối cảnh giá dầu có tăng nhẹ trong giai đoạn này nhưng vẫn thấp so với mức các năm trước đó và diễn biến khó lường như hiện nay thì dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến kết quả kinh doanh của PVN cũng như của các đơn vị thành viên, trong đó ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là đến khâu đầu, kinh doanh Khí, tiếp đó là các đơn vị dịch vụ phục vụ ngành dầu khí, dẫn đến khả năng sinh lời của VKD trong

những năm sắp tới có thể bị giảm sút.

Doanh thu thuần của PVN trong các năm qua đã liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2019.

Chi phí quản lý PVN trong giai đoạn này cũng khơng có sự biến động nhiều, lần lượt các năm 2018, 2019 và 2020 là 9.216 tỷ đồng, 10.528 tỷ đồng và 11.997 tỷ đồng.

Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn của PVN trong những năm qua có chiều hướng tăng, từ 6.584 tỷ đồng cuối năm 2018 đến cuối năm 2020, mức dự phòng là 9.828 tỷ đồng. Số liệu trích dự phịng này dựa trên Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm tốn. Tuy nhiên, trên BCTC của một số đơn vị có vốn góp lớn của Tập đồn như: Cơng ty TNHH MTV Tìm kiếm Thăm dị Dầu khí - PVEP và PVCombank cịn tồn tại nhiều điểm ngoại trừ và nhấn mạnh của đơn vị kiểm tốn độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Theo đó, nếu tính đến những điều chỉnh trên BCTC của các đơn vị theo các ý kiến của kiểm tốn thì sẽ ảnh hưởng đến việc trích dự phịng đầu tư của PVN đối với phần vốn góp của PVN tại các đơn vị này. Dẫn đến sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của PVN, thậm chí có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh của PVN. Trong bối cảnh giá dầu tuy có tăng nhưng vẫn chưa được ở mức kỳ vọng thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khơng bảo tồn được VKD đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tập đồn Dầu khí Việt Nam.

- Số dư vay nợ cuối năm 2019 tăng 4,73% so với năm 2018, cuối năm 2020 tăng 2,33% so với 2019, đạt giá trị là 389.045 tỷ đồng. Các khoản vay ngân hàng của PVN chủ yếu phục vụ cho đầu tư các dự án điện, trong thời gian xây dựng lãi vay nếu có sẽ được vốn hóa, sau khi hồn thành Nhà máy điện sẽ được chuyển nhượng/bàn giao cho đơn vị thành viên vận hành, theo đó nghĩa vụ các khoản nợ cũng được chuyển giao cho các đơn vị thành viên. Như vậy, tại Tập đồn Dầu khí hầu như các khoản vay chưa phát1 huy được vai trò của đòn1 bẩy tài chính.

- Về quản lý các khoản vốn bằng tiền: Mặc dù PVN đã có những biện pháp quản lý dòng tiền đã phần nào giúp gia tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền. Tuy nhiên

thực tế đã qua, việc PVN quản lý và sử dụng vốn bằng tiền vẫn còn một số bất cập như: Cơng tác lập kế hoạch dịng tiền chưa sát thực tế, số dư tiền gửi không kỳ hạn tại một vài Ngân hàng vẫn cịn để tồn với số dư lớn, khơng chuyển sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với kỳ hạn hợp lý tại Ngân hàng PVCombank; Các khoản tiền gửi của PVN tại Ocenbank lên tới 8.600 tỷ đồng bị đóng băng khơng thể rút ra. Như vậy, việc quản lý cũng như hệ thống quy chế, quy định về quản lý và sử dụng vốn bằng tiền có nhiều bất cập, việc chú trọng trong công tác giám sát việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền này.

- Về quản lý vốn lưu động (nợ phải thu): PVN đang bị chiếm dụng vốn khá lớn (giá trị các khoản phải thu ngắn hạn chiếm khoảng trên dưới 28%-30% giá trị vốn lưu động), trong khi kỳ thu tiền là khá dài khiến nợ chưa thu được lớn, có khả năng nguy cơ gây rủi ro về khả năng thanh khoản, thậm chí là nguy cơ mất vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt là các khoản nợ xấu, ủy thác cho vay khó thu hồi, nợ tồn đọng lâu ngày chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý (như ứng vốn cho địa phương, trả nợ thay Vinashin...), tạm ứng cho nhà thầu trong đầu tư xây dựng cơ bản nhưng chậm/khó thu hồi vốn ứng, thiếu biện pháp giám sát mục đích chi của nhà thầu như bảo lãnh tạm ứng... (PVC - Dự án NMNĐ Thái Bình 2 sử dụng khơng đúng mục đích số tiền tạm ứng hơn 1.000 tỷ đồng).

Ngồi ra, cơng tác quản lý cơng nợ còn một số tồn tại như: chưa thực hiện đối chiếu công nợ đầy đủ, một số khoản cơng nợ có chênh lệch trong đối chiếu xác nhận nợ…

- Cơng tác quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản của PVN cịn một số tồn tại, vướng mắc như: Cơng tác lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đầu tư điều chỉnh đối với các dự án của PVN chậm, ảnh hưởng đến việc hoàn thành hồ sơ xin cấp bảo lãnh của Chính phủ, trong khi điều kiện tiên quyết để giải ngân vốn vay là phải có bảo lãnh của Chính phủ, làm ảnh hưởng đến cơng tác thu xếp vốn cho dự án, có thể gây chậm tiến độ dự án; tiến độ triển khai một số dự án trong nước còn chậm so với kế hoạch đề ra như: Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Dự án Tổ hợp hoá dầu Miền Nam, các Dự án nhiệt điện Long Phú 1, Sơng Hậu 1, Thái Bình 2; một số dự án phát sinh chi phí đầu tư dẫn đến phải điều

chỉnh Tổng mức đầu tư hoặc điều chỉnh bổ sung hợp đồng EPC; tiến độ giải ngân tại hầu hết các Ban QLDA đều thấp so với kế hoạch dẫn đến số tồn dư tiền tại các Ban QLDA cao hơn nhiều so với thực tế chi trả.

Việc chậm tiến độ xây dựng các dự án làm tăng hàng loạt các khoản chi phí như: chi phí đầu tư do trượt giá, chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án, chi phí trả lãi vay, chi phí phải gia hạn thời gian bảo hành, chi phí bảo quản, bảo dưỡng, lưu kho bãi thiết bị, chi phí đào tạo cơng nhân vận hành... Các Dự án điện cịn nhiều yếu tố rủi ro có thể làm tăng chi phí thực hiện dự án, đặc biệt là phát sinh chi phí của Nhà thầu, theo đề nghị lên đến hàng trăm triệu USD. Vấn đề này sẽ có vướng mắc về pháp lý do giá trị của Hợp đồng EPC phần của Tổng thầu là trọn gói nên sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý. Việc chậm tiến độ thực hiện dự án đồng thời làm chậm thời gian phát điện thương mại, gây ảnh hưởng đến cân đối dịng tiền trả nợ. Ngồi ra, trường hợp thời gian xây dựng dự án kéo dài so với kế hoạch tiến độ đề ra sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch rút vốn của các khoản vay và phải gia hạn thời gian rút vốn/chịu phí cam kết sử dụng vốn. PVN sẽ phải trả nợ gốc một số khoản vay ngay trong giai đoạn thi công xây dựng, ảnh hưởng đến việc cân đối dòng tiền của dự án. Công tác quản lý vốn tại các Ban quản lý dự án chưa chặt chẽ, để tồn dư với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của PVN. Như vậy, việc chậm tiến độ, các điều chỉnh, phát sinh làm tăng tổng mức đầu tư của dự án, quản lý không chặt chẽ vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung của PVN.

- Tỷ trọng khơng nhỏ của đầu tư tài chính dài hạn trong cơ cấu vốn cố định của PVN (khoảng trên dưới 8,5%). Do Tập đồn Dầu khí Việt Nam có hoạt động chủ yếu là đầu tư góp vốn vào các đơn vị thành viên. Việc góp vốn vào các đơn vị hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không thu được lợi nhuận cổ tức dẫn đến ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của PVN.

Trong những năm qua, lợi nhuận được chia về từ các đơn vị bị giảm, đặc biệt là từ hoạt động kinh doanh cốt lõi (PVEP) khơng cịn nữa, từ năm 2018 trở về trước, mỗi năm PVEP nộp lợi nhuận khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng về PVN, từ năm 2018 đến nay thì hoạt động của PVEP thua lỗ nên khơng có lợi nhuận nộp về PVN. Một số

cơng ty con và liên doanh liên kết hoạt động kinh doanh bị lỗ, dẫn đến PVN đã phải thực hiện1 trích lập dự phịng đầu1 tư tài chính dài hạn.

Tuy nhiên, trên BCTC của một số đơn vị của Tập đoàn như: PVEP và PVCombank còn tồn tại nhiều điểm ngoại trừ và nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Theo đó, nếu tính đến những điều chỉnh trên BCTC của các đơn vị theo các ý kiến của kiểm tốn thì sẽ ảnh hưởng đến việc trích dự phòng đầu tư của PVN đối với phần vốn góp của PVN tại các đơn vị này, theo đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của PVN, thậm chí có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh của PVN. Trong bối cảnh giá dầu tăng thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên sẽ không bị ảnh hưởng, hạn chế được tiềm ẩn cơ khơng bảo tồn được VKD đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của PVN . Đặc biệt, việc đầu tư vào Ngân hàng Oceanbank với tỷ lệ vượt quá quy định của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động của Oceanbank cịn nhiều tồn tại, cơng tác điều hành có nhiều sai phạm gây thiệt hại, thua lỗ, mất vốn của Ngân hàng. Theo kết luận của Thanh tra NHNN thì Oceanbank thua lỗ lớn, bị âm vốn chủ sở hữu 5.845 tỷ đồng (31/03/2014), nợ xấu lên đến gần 50% trên tổng nợ. Việc NHNN mua lại toàn bộ cổ phần của Oceanbank với giá 0 đồng, đã chấm dứt tồn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đơng của các cổ đơng hiện hữu dẫn tới PVN mất tồn bộ vốn góp tại Oceanbank (800 tỷ đồng). Bên cạnh đó, PVN cịn có rủi ro phải trả nợ thay cho một số đơn vị mà PVN thực hiện bảo lãnh vay vốn do tình hình sản xuất kinh doanh tại các đơn vị này kém hiệu quả, thậm chí mất hết cả vốn chủ như: NVPolly, PVTrans...

- Về quản lý tài chính doanh nghiệp: Trên thực tế hầu hết các đơn vị của PVN đều chưa thiết lập quy trình, hệ thống biểu mẫu cũng như cơ sở dữ liệu đầy đủ để lập kế hoạch tài chính hàng năm, trung hạn cũng như dài hạn; cơng tác dự báo dịng tiền, hệ thống Báo cáo quản trị cũng như cơng tác phân tích tài chính chưa đầy đủ để đáp ứng yêu cầu quản trị của Ban Lãnh đạo PVN, chưa hỗ trợ kịp thời Ban điều hành ra quyết định quản lý, kinh doanh. Một số rất ít đơn vị thực hiện lập kế hoạch tài chính, biểu mẫu báo cáo quản trị chi tiết, đầy đủ thông tin. Cơng tác quản trị rủi ro tài chính cũng chưa được chú trọng, bước đầu đã thành lập Phòng quản trị rủi ro nhưng công

tác nhận diện rủi ro và quản trị rủi ro chưa thực sự rõ nét, chưa có các quy trình, chiến lược cụ thể để quản lý rủi ro cũng như chưa có các Báo cáo định kỳ về cơng tác quản trị rủi ro. PVN cũng chưa tổ chức bộ phận thực hiện cơng tác Kiểm tốn nội bộ phù hợp với các quy định1 để đảm bảo có một tuyến phịng vệ rủi ro hiệu quả.

2.4.2.2. Các nguyên nhân chủ quan

- Năng lực khai thác, sử dụng tài sản cịn hạn chế, vịng quay tồn bộ vốn là rất thấp, chậm chạp do lượng vốn sử dụng lớn nhưng doanh thu thuần cũng như doanh thu tài chính thu về hàng năm chưa tương xứng với số vốn đã sử dụng. Nguyên1 nhân chủ yếu xuất phát1 từ đặc điểm hoạt động chủ yếu của PVN là đầu tư tài chính vào các Cơng ty thành viên trong lĩnh vực dầu khí. Cụ thể:

Hiệu quả kinh doanh của PVN phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của các đơn vị thành viên: Hoạt động điều hành, quản trị của một số đơn vị thành viên yếu kém dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khơng bảo tồn được vốn dẫn đến việc phải trích lập dự phịng tổn thất các khoản đầu tư tài chính của PVN và có xu hướng tăng cao trong những năm tới, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của PVN.

- Chiến lược kinh doanh của PVN: Trong giai đoạn vừa qua, chủ trương phát triển đa ngành quá nóng vội, đầu tư vào một số lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính như ngân hàng, bất động sản, sản xuất xơ sợi may mặc... không mang lại hiệu quả cho PVN mà cịn gây thiệt hại, mất vốn. Điển hình là việc mất khoản đầu tư vào Ngân hàng Oceanbank 800 tỷ đồng khi NHNN mua lại 0 đồng do Oceanbank đã hoạt động thua lỗ, bị âm vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, không khôi phục được hoạt động kinh doanh. Khoản đầu tư vào PVCombank (3.900 tỷ đồng) các năm qua cũng không thu được cổ tức do Ngân hàng này hoạt động kém hiệu quả; Báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020 cịn tồn tại nhiều điểm ngoại trừ có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả hoạt động kinh doanh (từ lãi thành lỗ), tiềm ẩn nguy cơ mất vốn của PVN đã đầu tư vào Ngân hàng này. Khoản đầu tư vào Công ty CP Xây lắp Dầu khí - Petrocons cũng khơng hiệu quả. Hoạt động kinh doanh của Công ty CP Sản xuất Xơ sợi Polyeste Đình Vũ - NNPolly cũng khơng hiệu quả, thua lỗ nặng, âm vốn chủ sở hữu lớn, kinh doanh khơng đủ bù biến phí, mất hồn tồn khả năng thanh toán, hiện

Nhà máy đã dừng hoạt động...

- Về cơ cấu vốn: Trong một thời gian dài PVN có năng lực tài chính mạnh, nguồn vốn chủ dồi dào nên PVN chưa chú trọng đến việc khai thác hiệu quả của địn bẩy tài chính. Các khoản1 vay ngân hàng hiện nay của PVN chủ yếu phục vụ cho đầu tư các dự án điện, sau khi hoàn thành Nhà máy điện sẽ được chuyển nhượng/bàn giao cho đơn vị thành viên vận hành, theo đó nghĩa vụ các khoản nợ cũng được chuyển giao cho các đơn vị thành viên. Như vậy tại PVN hầu như các khoản vay chưa phát huy được vai trò của đòn1 bẩy tài chính.

- Về quản trị nợ phải thu: nợ phải thu của PVN lớn và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là khoản` phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khoản phải thu ngắn hạn (đến 43% cuối năm 2020). Việc ứng vốn cho đầu tư XDCB còn thiếu những biện pháp giám sát mục đích chi của nhà thầu (như bảo lãnh tạm ứng...). Việc phải trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi với giá trị lớn cũng thể hiện công tác quản lý nợ phải thu vẫn cịn những hạn chế.

- Cơng tác quản lý chi phí chưa thật tốt, mặc dù khoản chi phí này tương đối ổn định qua các năm nhưng vẫn ở mức tương đối cao, mặc dù chủ yếu là ảnh hưởng của các khoản trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi.

Một phần của tài liệu Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w