Chủ động lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn VKD

Một phần của tài liệu Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (Trang 105 - 108)

Những yếu tố quan1 trọng hàng đầu quyết định1 đến sự thành bại của một doanh nghiệp chính là nền kinh1 tế thị trường. Hiện nay, nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, việc tiếp cận các nguồn vốn và huy động vốn của các DN cịn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh Ngân sách Nhà nước đang khó khăn, mọi nguồn thu đang được huy động tối đa về NSNN, đặc biệt là các khoản lợi nhuận cịn lại sau khi trích lập các Quỹ được huy động về NSNN. PVN cần chú trọng hơn trong công tác huy động và sử dụng VKD.

Với đặc thù là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên 5 lĩnh vực kinh doanh chính, hoạt động cốt lõi là lĩnh vực tìm kiếm thăm dị khai thác dầu khí, với định hướng, kế hoạch phát triển đã trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thấy nhu cầu về vốn của PVN trong giai đoạn 2020-2025 sắp tới cịn rất lớn, khả năng cân đối nguồn khó khăn. Vì thế, một trong những vấn đề quan trọng của PVN là cần chủ động tìm cách khai thác có hiệu quả các nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu SXKD của PVN. Khi lập kế hoạch huy động vốn và để sử dụng nguồn VKD của PVN một cách có hiệu quả thì PVN cần chú trọng đến các biện pháp như sau:

Một là, PVN cần xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt

lường như hiện nay, PVN cần thực hiện rà soát, tái cơ cấu danh mục đầu tư; cắt giảm, dừng, chuyển nhượng các dự án kém hiệu quả, đặc biệt rà soát, đánh giá hiệu quả các Dự án tìm kiếm thăm dị, khai thác dầu khí ở nước ngồi để điều chỉnh kế hoạch đầu tư, cân đối nguồn phù hợp, tránh bị tồn đọng, thừa/thiếu vốn ở các khâu, các giai đoạn.

Hai là, PVN cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động VKD

Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, PVN cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc huy động vốn từ việc xác định khả năng vốn hiện có của PVN, số vốn cịn thiếu để lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp với chi phí sử dụng vốn thấp nhất để giúp PVN có cơ cấu vốn tối ưu và linh hoạt; thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 2020-2025. Theo như đã phân tích ở Chương 2, nợ phải trả của PVN tại thời điểm 31/12/2020 mặc dù có tăng hơn so với năm 2019 và 2018 nhưng ở tỷ trọng thấp, khoảng 3%. Trong ngắn hạn sẽ không chứa đựng nhiều rủi ro tài chính, làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ của PVN. Bên cạnh việc khai thác triệt để mọi nguồn vốn sẵn có của PVN thì PVN cần quan tâm đến chính sách vay nợ, tận dụng hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Cụ thể các hình thức huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển cho giai đoạn 2020-2025 như sau:

-Thực hiện cổ phần hóa, thối vốn tại các đơn vị ngồi ngành kinh doanh chính và kém hiệu quả để thu hồi vốn, tạo nguồn tiền đáp ứng phần nào cho nhu cầu đầu tư phát triển.

- Kiến nghị Nhà nước để lại tối thiểu 32% lãi dầu khí nước chủ nhà từ các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (trước đây là 25%); 100% phần thu từ cổ phần hóa và thối vốn tại các Cơng ty con của PVN để tạo nguồn vốn cho PVN phát triển (theo dự thảo Thông tư sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần thì khơng cịn Quỹ Hỗ trợ phát triển sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty Mẹ/Tập đồn nữa mà số thu từ cổ phần hóa này được chuyển về Quỹ Hỗ trợ phát triển và sắp xếp doanh nghiệp của Nhà nước; thu từ thoái vốn được hạch tốn vào kết quả kinh doanh, sau khi trích lập các Quỹ theo quy định thì nộp lợi nhuận cịn lại về NSNN).

- Vay ưu đãi của Chính phủ, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế...; đề nghị Chính phủ bảo lãnh đối với các khoản vay cho các dự án trọng điểm dầu khí.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện cho các nhà thầu dầu khí tham gia góp vốn vào các Hợp đồng dầu khí, tham gia điều hành các doanh nghiệp thành viên, đặc biệt thu hút các đối tác ở các nước có vị thế cùng tham gia trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí tại các vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm về chính trị và lĩnh vực chế biến dầu khí.

- Huy động vốn từ các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Đây là nguồn vốn đóng vai trị quan trọng trong tổng số VKD của PVN. Nguồn vốn này có chi phí sử dụng vốn thấp nhất tuy nhiên nó ảnh hưởng đến khả năng tự chủ của PVN, vì vậy PVN cần sử dụng nguồn vốn này một cách linh hoạt, tiết kiệm và có hiệu quả thông qua việc xác định cơ cấu vốn tối ưu; xây dựng các dự án đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Ba là, sau khi lập kế hoạch huy động vốn, PVN cần chủ động trong việc phân

phối và sử dụng số vốn đã huy động sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, PVN cần có những giải pháp đảm bảo tiến độ đầu tư các dự án, tránh tình trạng chậm tiến độ, ảnh hưởng đến kế hoạch rút vốn của các khoản vay và phải xin gia hạn thời hạn rút vốn, làm phát sinh chi phí tài chính; ngồi ra, PVN sẽ phải trả nợ gốc một số khoản vay ngay trong giai đoạn thi công xây dựng, làm ảnh hưởng đến việc cân đối dòng tiền của dự án cũng như hiệu quả của dự án nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung.

Như vậy, trên thực tế PVN chưa thực sự chú trọng đến chính sách vay nợ và sử dụng hiệu quả của địn bẩy tài chính nhằm làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trong giai đoạn sắp tới, nhu cầu cho đầu tư phát triển là rất lớn theo định hướng phát triển ngành, PVN cần tăng cường công tác quản trị tài chính, đa dạng hóa nguồn vốn, trong đó quan tâm hơn nữa đến chính sách vay nợ, gia tăng hiệu quả của địn bẩy tài chính, đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu và hiệu quả.

Việc chủ động khai thác, tạo lập và sử dụng nguồn VKD có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của PVN. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp PVN có cơ cấu vốn linh hoạt và hiệu quả, góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng VKD của PVN.

Một phần của tài liệu Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w