3.1. Định hướng phát triển Tập đồn Dầu khí Việt Nam trong những năm tớ
3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội
3.1.1.1. Triển vọng kinh tế Việt Nam những năm tới
Theo Niên giám thống kê năm 2020 của Tổng cục Thống kê về tình hình Kinh tế - Xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020 thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực, kinh tế vĩ mơ ổn định Mặc dù tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng 6,21%, thấp hơn tốc độ tăng của năm 2015 (tăng 6,68%) nhưng trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, trong đó tốc độ tăng GDP năm 2017 đạt 6,81%; năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008; năm 2019 tăng 7,02%. Bình quân giai đoạn 2016- 2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, cao hơn 0,87 điểm phần trăm so với mức tăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011- 20202 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Bình qn giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GDP đạt 5,99%/năm, không đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch” đề ra (6,5-7%/năm). Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN3;
Tốc độ tăng GDP theo mục tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội các năm 2017-2019 lần lượt là: 6,7%; 6,5%-6,7%; 6,6%-6,8%.
Tốc độ tăng GDP các năm 2011-2020 lần lượt là: 6,24%; 5,25%; 5,42%; 5,98%; 6,68%; 6,21%; 6,81%; 7,08%; 7,02%; 2,91% .
Bình quân năm trong giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP của Việt Nam đạt 6,78%, cao hơn tốc độ tăng của Xin-ga-po (2,44%); Thái Lan (3,42%); Ma-lai-xi-a (4,8%); Phi-li-pin (6,6%); In-đô-nê-xi-a (5,07%); chỉ thấp hơn Cam-pu-chia (7,09%)
( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020 của Tổng cục Thống kê tr.7)
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại tồn cầu, gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu.
Tác động của căng thẳng thương mại tới kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam
Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian tới, những tác động này cũng ảnh hưởng trực tiếp và mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
Tác động tới kinh tế, thương mại và những ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam
Nhìn vào mặt tích cực, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ do hàng Trung Quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại trong dài hạn sẽ làm suy giảm kinh tế thế giới, giảm cầu nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam. Sự gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Các công ty Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu sang thị trường Mỹ, có thể là nguyên nhân cho việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc giảm đi do Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với các mặt hàng như linh kiện điện tử, thiết bị máy tính và nơng sản.
Hàng Trung Quốc vào Mỹ bị đánh thuế cao đã tạo ra những cơ hội thị trường lớn cho hàng hóa xuất khẩu của những nước đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Trong danh sách những mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi đợt đanh thuế của Mỹ, nhiều hàng hóa là thế mạnh của Việt Nam, đáng chú ý là nhóm hàng cơng nghệ cao như thiết bị viễn thông liên lạc, bảng mạch điện tử vi tính, bộ chuyển đổi tĩnh điện, đồ gỗ. Đây là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng cơng nghệ cao sang Mỹ.
Tuy nhiên, việc tăng xuất khẩu sang Mỹ cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam. Điều đó sẽ khiến hàng hóa Việt Nam rơi
vào tầm ngắm của việc kiểm tra của Mỹ, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đối với những quốc gia thao túng tiền tệ, việc bị coi là nước thao túng tiền tệ có thể dẫn đến việc hàng hóa Việt Nam bị đánh thuế khi bán vào thị trường Mỹ, gây tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng làm nguy cơ thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng trong thời gian ngắn. Do vị trí địa lý nên lượng hàng Trung Quốc dư thừa sẽ đổ về thị trường Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh về giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đồng NDT mất giá mạnh khiến giá hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn. Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn vì Trung Quốc tăng cường thực thi biện pháp bảo vệ thị trường nội địa.
Tác động tới dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI
Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến quan trọng của dòng FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc nhờ vị trí chiến lược, chi phí nhân cơng thấp, nguồn nhân lực dồi dào, mơi trường vĩ mơ và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớn và việc mới tham gia vào hai hiệp định thương mại tự do CPTPP và EVFTA “đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn các thị trường xuất khẩu chính. Chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng tăng cao cũng khiến cho các nhà đầu tư chuyển hướng sang những địa điểm đầu tư tiết kiệm chi phí hơn, và Việt Nam được xem là một lựa chọn thay thế. Hơn nữa, Việt Nam đang tiến dần lên nấc thang cơng nghệ mới, đó cũng là lý do để kỳ vọng dịng vốn FDI trong lĩnh vực cơng nghệ cao có thể tìm đến Việt Nam.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của dịng vốn FDI từ Trung Quốc cũng là vấn đề đáng lo ngại, bởi vì nhiều dự án FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam trước đây là các dự án có cơng nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, cịn có những lo ngại về khả năng Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam là nhằm đạt được xuất xứ Made in Việt Nam, tận dụng các FTA mới của Việt Nam để hưởng lợi về thuế và lệnh áp thuế từ Mỹ. Nếu Việt Nam khơng kiểm sốt chặt chẽ vấn đề này, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt lên các doanh nghiệp ở Việt Nam tương tự như đối với Trung Quốc.
Tác động tới thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng
Bên cạnh các tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng tác động mạnh tới thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam. Chiến tranh thương mại tuy không trực tiếp tác động lên lãi suất tại Việt Nam nhưng có thể tác động gián tiếp thơng qua biến động tỷ giá và áp lực lạm phát, cụ thể:
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi đạt kỷ lục vào tháng 4/2018, đã xuất hiện xu hướng giảm điểm mạnh với việc nhà đầu tư ngoại liên tục rút vốn rịng, bất chấp nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực. Dự báo tình trạng này cịn tiếp diễn, các nhà đầu tư có xu hướng hỗn lại các các dự án đầu tư bởi do chiến tranh thương mại được dự báo sẽ còn tiếp diễn.
(Nguồn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/599/5032/cang- thang- thuong-mai-my---trung-va-nhung-anh-huong-den-nen-kinh-te-va-doanh- nghiep- viet-nam.aspx. Truy cập ngày 11/2/2022)
Để hoàn thành mục tiêu giai đoạn tiếp theo, Việt Nam cần tập trung vào 6 nhóm động lực có tính nền tảng cho tăng trưởng kinh tế như: Hoàn thiện thể chế kinh tế; nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của nền kinh tế; nâng cao năng suất lao động; tăng khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và coi đơ thị hóa là q trình tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
3.1.1.2. Những thuận lợi, khó khăn của PVN
Năm 2018, Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã hồn thành vượt mức các chỉ tiêu. Trong đó, sản lượng khai thác dầu thô trong nước vượt 675 nghìn tấn, đạt 11,31 triệu tấn so kế hoạch Chính phủ giao, tổng doanh thu tồn PVN đạt 626,8 nghìn tỷ đồng, vượt 96 nghìn tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch năm. Đặc biệt, nộp ngân sách đạt 121,3 nghìn tỷ đồng, vượt 47,5 nghìn tỷ đồng, vượt 64,3% kế hoạch năm, góp phần quan trọng vào cân đối ngân sách trung ương năm 2018; tổng lợi nhuận sau thuế đạt 38.639 nghìn tỷ đồng, vượt gấp 2,5 lần kế hoạch năm, lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 33.630 nghìn tỷ đồng, năm 2020 lợi nhuận sau thuế đạt 12.913 nghìn tỷ đồng.
Thực hiện cổ phần hóa thành cơng ba đơn vị thành viên là Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn và Tổng cơng ty Điện lực Dầu khí
Việt Nam thu về thặng dư 7.500 tỷ đồng cho Nhà nước. Bộ máy cơ quan Tập đồn Dầu khí Việt Nam được tinh gọn hơn, tạo khí thế mới trong tồn bộ hoạt động của Tập đoàn,... Đồng thời, Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã tập trung huy động mọi nguồn lực để xử lý năm dự án yếu kém của ngành theo đúng đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đưa dây chuyền sản xuất của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ vào hoạt động trở lại. Tiếp tục huy động toàn bộ nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án, đặc biệt là dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Sơng Hậu 1, Long Phú 1…
* Thuận lợi
Tình hình chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mơ được duy trì ổn định; những nỗ lực của Chính phủ mới trong việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm qua, PVN đã xây dựng và tích luỹ thêm được nguồn lực mạnh, cả về vốn, hệ thống cơ sở vật chất, cơng nghệ, trình độ, kinh nghiệm về quản lý và điều hành; bổ sung được nhiều cán bộ trẻ có năng lực; đội ngũ cán bộ và cơng nhân kỹ thuật của PVN đã có nhiều kinh nghiệm từ việc thực hiện đầu tư và vận hành các dự án/cơng trình lớn, cơng nghệ cao.
Mơi trường làm việc năng động, sáng tạo, có chế độ đãi ngộ, khuyến khích người lao động tích cực cống hiến tối đa trí tuệ và sức lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
* Khó khăn
- Một là: do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 nhu cầu về tiêu thụ khí, điện, xăng dầu giảm mạnh dẫn đến các chỉ tiêu này không đạt được kế hoạch 10 tháng đầu năm như mong muốn (khai thác khí bằng 95,5%, sản xuất điện bằng 91,5%, sản xuất xăng dầu bằng 95,7% kế hoạch);
- Hai là: giá dầu suy giảm sâu dẫn đến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực E&P của PVN phải dừng/giãn tiến độ, ảnh hưởng đến sản lượng khai thác dầu khí cho các năm sau và ngay trong năm 2020.
- Ba là: do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh, khoảng chênh lệch giá giữa sản phẩm và dầu thô (crack margin) từ nửa cuối tháng 2/2020 đến cuối năm 2020 bị
thu hẹp rất nhiều so với năm 2019 dẫn đến các đơn vị trong lĩnh vực sản xuất và phân phối xăng dầu như: Cơng ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Cơng ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tổng cơng ty Dầu Việt nam (PVOil) gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
- Bốn là: nguồn lực của PVN năm 2020 suy giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 (lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm từ 33.630 nghìn tỷ xuống cịn 12.913 nghìn tỷ), ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các kế hoạch trung hạn, dài hạn và sự phát triển của PVN trong những năm tới.
- Năm là: tình hình Biển Đơng diễn biến phức tạp đã tác động đến cơng tác tìm kiếm thăm dị và phát triển chung của Tập đồn dầu khí Việt nam. Nguồn vốn thực hiện cơng tác tìm kiếm thăm dị gặp khó khăn do cơ chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ tìm kiếm thăm dị dầu khí. Hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện tại đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên và số lượng giếng khoan mới rất ít nên hệ số suy giảm sản lượng hằng năm. Các đơn vị dịch vụ dầu khí gặp rất nhiều khó khăn do khối lượng cơng việc và giá dịch vụ giảm sâu trong ba năm vừa qua và thường xuyên ở trong tình trạng thiếu việc làm...
- Sáu là: các dự án/đơn vị yếu kém (Xơ sợi Đình Vũ, Nhiên liệu sinh học, đóng tàu Dung Quất) chưa được xử lý triệt để. Việc tiêu thụ sản phẩm Ethanol tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thị trường trong nước nhu cầu thấp, các chính sách hiện tại chưa đủ bắt buộc xã hội sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường. Một số dự án trọng điểm của PVN và đơn vị thành viên chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân (dự án đường ống dẫn khí Nam Cơn Sơn 2 (giai đoạn 2), đường ống dẫn khí Sao Vàng - Đại Nguyệt, dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Lơ B, Cá Voi Xanh, dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ…dẫn đến giá trị thực hiện đầu tư, giá trị giải ngân thấp.
Bên cạnh đó: thị trường dịch vụ dầu khí giảm mạnh, các đơn vị dịch vụ gặp khó khăn trong mở rộng và tìm kiếm thị trường, ảnh hưởng tới việc làm của người lao động.
3.1.2. Mục tiêu, định hướng của Tập đồn Dầu khí Việt Nam thời gian tới
3.1.2.1. Mục tiêu chiến lược
Tập trung phát triển các lĩnh vực chính là tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí; cơng nghiệp khí; cơng nghiệp điện; chế biến dầu khí, tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí; dịch vụ dầu khí; trong đó lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí là cốt lõi; đẩy mạnh phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm dầu khí và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Phát triển PVN bền vững, theo nguyên tắc kinh tế thị trường, tăng cường tính chủ động trong quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phát huy tối đa nội lực, kết hợp đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế, khuyến khích và thu hút các đối tác trong nước và nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực của PVN và các đơn vị thành viên.
Đẩy mạnh tái cơ cấu, hoàn thiện khâu tổ chức quản lý, hoạt động để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
3.1.2.2. Định hướng phát triển
Phát triển PVN thành doanh nghiệp nịng cốt trong ngành dầu khí, tối ưu hóa mơ hình tăng trưởng, đóng vai trị chủ đạo, định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2035 đã được Bộ Chính trị phê duyệt tại Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 Chiến lược phát triển Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1749/QĐ-TTg ngày 14/10/2015.
Xây dựng, củng cố, phát triển Tập đồn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên, đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chủ đạo, tạo thành chuỗi giá trị