Vốn lưu động của PVN giai đoạn 2018 2020

Một phần của tài liệu Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (Trang 65 - 71)

Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Tăng/(giảm) năm 2019 so năm 2018 Tăng/(giảm) năm 2020 so năm 2019 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) A Tài sản ngắn hạn/Vốn lưu động 342.085 100 391.436 100 371.006 100 49.351 0.22 -20.430 -0.91

I Tiền và các khoản tương đương tiền 63.963 0.19 67.365 0.17 68.289 0.18 3.402 0.05 0.924 0.01 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 145.249 0.42 172.767 0.44 172.387 0.46 27.518 0.19 -0.380 0.00 III Các khoản phải thu ngắn hạn 96.384 0.28 118.897 0.30 103.228 0.28 22.513 0.23 -15.669 -0.51

- Phải thu khách hàng 38.429 0.11 40.799 0.10 36.325 0.10 2.37 0.06 -4.474 -0.11

- Trả trước cho người bán 4.208 0.01 3.977 0.01 3.396 0.01 -0.231 -0.05 -0.581 -0.15

- Phải thu theo TĐ kế hoạch xây dựng 0.348 0.00 0.186 0.00 0.090 0.00 -0.162 -0.47 -0.096 -0.52

- Phải thu về cho vay ngắn hạn 24.611 0.07 30.653 0.08 28.396 0.08 6.042 0.25 -2.257 -0.07

- Phải thu ngắn hạn khác 34.287 0.10 49.772 0.13 44.232 0.12 15.485 0.45 -5.54 -0.11

- Dự phịng phải thu NH khó địi -5.537 -0.02 -6.525 -0.02 -9.247 -0.02 -0.988 0.18 -2.722 0.42

- Tài sản thiếu chờ xử lý 0.038 0.00 0.035 0.00 0.036 0.00 -0.003 -0.08 0.001 0.03

IV Hàng tồn kho 23.802 0.07 22.142 0.06 20.115 0.05 -1.66 -0.07 -2.027 -0.09

V Tài sản ngắn hạn khác 12.687 0.04 10.265 0.03 6.987 0.02 -2.422 -0.19 -3.278 -0.32

52

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn kinh doanh của nó cũng ln được tài trợ từ những nguồn nhất định. Do vậy, quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp không thể tách rời việc huy động nguồn vốn tài trợ. Vốn được huy động kịp thời với chi phí thấp là tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Từ Biểu đồ 2.3 và Bảng 2.2 ta thấy: Cùng với sự thay đổi về vốn kinh doanh của PVN trong giai đoạn từ cuối năm 2018 đến năm 2020 thì nguồn vốn của PVN có sự biến động theo chiều hướng sau:

Nợ phải trả: Nợ phải trả là khoản mục có sự biến động theo chiều hướng tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Cụ thể, về giá trị tuyệt đối của nợ phải trả vào thời điểm 31/12 các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 363.005 tỷ đồng; 380.170 tỷ đồng và 389.045 tỷ đồng; tỷ lệ giảm từ 8.2% còn 4.3%. Đồng thời khoản mục này chiếm tỷ trọng lần lượt là 44%; 44% và 46% trên tổng nguồn vốn. Như vậy nợ phải trả của PVN trong giai đoạn khảo sát đang biến động theo chiều hướng tăng dần và tỷ trọng đang tăng lên xấp xỉ mức 46% trong cơ cấu tổng nguồn vốn.

Ngoài ra, trong những năm qua PVN chủ yếu phải trả cho người bán ngắn hạn, thuế và khoản phải trả cho nhà nước và các khoản chi trả ngắn hạn, chiếm tỷ trọng khoảng từ 44% đến 46% trong tổng nợ phải trả của PVN.

Vốn chủ sở hữu của PVN trong những năm qua đều tăng lên về giá trị tuyệt đối và có sự biến động nhẹ về tỷ trọng. Cụ thể là: năm 2018 vốn chủ sở hữu đạt 461.797 tỷ đồng và chiếm 56% về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn; đến năm 2019, 2020 vốn chủ sở hữu đạt giá trị tương ứng là 479.493 tỷ đồng, chiếm 56% trong tổng nguồn vốn và 463.899 tỷ đồng, chiếm 54% trong toàn bộ vốn. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của PVN trong giai đoạn vừa qua khá ổn định, tuy biến động nhẹ nhưng vẫn giữ ở mức trên dưới 55% cho thấy PVN đảm bảo được khả năng tự chủ về tài chính. Do đó, tổng nguồn vốn tăng và giảm lên qua các năm là không đáng kể.

Qua số liệu trên cho thấy những năm qua nguồn hình thành vốn của PVN có sự biến động nhẹ. Mà ở đây là nợ ngắn hạn chính là nguyên nhân của sự gia tăng của khoản mục nợ phải trả. Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu cụ thể là từ nguồn kinh phí và quỹ khác của PVN giảm nhẹ qua các năm và duy trì tỷ trọng ở mức rất nhỏ trên

tổng nguồn vốn. Tài sản của PVN chủ yếu được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn. PVN đảm bảo khả năng độc lập và tự chủ về tài chính.

2.2.1.2. Thực trạng sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn1 lưu động của PVN trước hết ta cần đi phân tích cơ cấu VLĐ, từ đó đánh giá được cơ cấu VLĐ có hợp lý hay không và đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Qua Bảng 2.3 ta thấy: Vốn lưu động của PVN cuối năm 2019 là 391.436 tỷ đồng, so với cuối năm 2018 tăng 49.351 tỷ đồng1 với tỷ lệ tăng1 tương1 ứng là 2,2% và cuối năm 2020 vốn lưu động là 371.006 tỷ đồng, giảm so với cuối năm 2019 là 20.430 tỷ đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 9,1%. Nhìn chung những số liệu này trong giai đoạn phân tích cho thấy nhu cầu vốn lưu động của PVN trong những năm gần đây đang có sự biến động.

Trong cơ cấu VLĐ của PVN, chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu ngắn hạn. Bên cạnh đó đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Sau đây ta đi xem xét cụ thể các khoản mục trong cơ cấu VLĐ của PVN:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Cuối năm 2018 giá trị này là 63.963

tỷ đồng chiếm 19% trong tỷ trọng vốn lưu động. Đến cuối năm 2019 khoản mục này tăng 3.402 tỷ đồng (tương ứng giảm 17%) lên 67.365 tỷ đồng. Đến cuối năm 2020 tăng 0,924 tỷ đồng (tương ứng 1,4%) lên mức 68.289 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng là 18% trong tổng vốn lưu động. Sự phân bổ tài sản vào tiền và các khoản tương đương tiền của PVN tăng dần qua các năm, đến cuối năm 2020 tỷ trọng này chỉ còn 18%, chủ yếu được duy trì dưới dạng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Các chỉ số trên cho thấy PVN đã quan tâm đến công tác quản trị dòng tiền, giảm tỷ trọng tiền tăng tỷ trọng đầu tư vào tiền gửi với các kỳ hạn dài hơn, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Với tỷ lệ này sẽ tạo ra sự an tồn về khả năng thanh tốn cho PVN, tuy nhiên PVN chỉ nên duy trì khoản mục này ở mức phù hợp để khơng gây lãng phí.

lưu động, trong các năm 2018, 2018 và 2020 lần lượt là 42%; 44% và 46%. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng - 12 tháng tại các Ngân hàng thương mại. Cuối năm 2019 ở mức 172.767 tỷ đồng, tăng

27.518 tỷ đồng (tương đương tăng 19%), cuối năm 2020 tiếp tục tăng lên mức 172.387 tỷ đồng (giảm 0,380 tỷ đồng tương đương giảm 0,2%). Như vậy, PVN đã giảm mạnh tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng), tăng tiền gửi có kỳ hạn dài hơn (từ 3 tháng đến 1 năm).

- Các khoản phải thu ngắn hạn biến động liên tục qua các năm trong giai

đoạn 2018-2020, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn1 lưu động, trong các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 28%; 30% và 28%. Cuối năm 2019, số dư các khoản phải thu ngắn hạn của PVN ở mức 118.897 tỷ đồng, tăng 22.513 tỷ đồng tương đương tăng 23% so với năm 2018; cuối năm 2020 giảm xuống 103.228 tỷ đồng (giảm 15.669 tỷ đồng tương đương giảm 5% so năm 2019). Các1 khoản phải thu ngắn hạn chủ yếu là:

+ Các khoản phải thu khác có tỷ trọng 11% cuối năm 2018, đến cuối năm 2020 giảm xuống là 10% với giá trị là 36.325 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2020, nợ xấu đã trích dự phịng phải thu khó địi là 9.247 tỷ đồng. Các khoản nợ phải thu khó địi PVN đã phải trích dự phịng 100% giá trị khoản nợ theo thời hạn trả nợ gốc chủ yếu là các khoản ủy thác qua Oceanbank, PVCombank.

+ Trả trước cho người bán cuối năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 4.208 tỷ đồng, 3.977 tỷ đồng và 3.396 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 1% cuối năm 2018, cuối năm 2019 và cuối năm 2020): chủ yếu là các khoản PVN ứng trước cho các nhà thầu liên quan đến các cơng trình xây dựng cơ bản mà PVN làm chủ đầu tư (như Dự án Nhiệt điện Sơng Hậu 1, Long Phú 1, Thái Bình 2, Cơng trình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn ...).

Năm 2019, PVN đã phải trích lậ1p dự phịng nợ phải thu khó địi đối với các khoản nợ xấu nêu trên, số dư dự phịng phải thu khó địi tại thời điểm cuối năm 2018 là 5.537 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 tăng lên mức 6.525 tỷ đồng và cuối năm 2020 là 9.247 tỷ đồng.

- Hàng tồn kho của PVN chủ yếu là các khoản nguyên nhiên liệu phục vụ vận

hành, chạy thử các Nhà máy Nhiệt điện mà Tập đoàn đầu tư xây dựng. Do đặc thù kinh doanh của PVN là kinh doanh dầu khí trong đó chủ yếu là khí, khơng có tồn kho và rất thấp trong cơ cấu vốn1 lưu động1 (5% cuối năm 2018, 6% vào cuối năm 2019 và cuối năm 2020 là 5% với giá trị là 20.115 tỷ đồng).

- Tài1 sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu VLĐ với tỷ trọng

qua các năm 2018, 2019 và 2020 của PVN lần lượt là 4%; 3% và 2%. Chủ yếu là các khoản chi phí trả trước, tạm ứng cho cán bộ nhân viên của PVN và các khoản thuế GTGT được khấu trừ, các khoản phải thu Nhà nước. Các khoản mục này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn1 lưu động1 nên sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Qua xem xét khái quát tình hình VLĐ của PVN trong giai đoạn 2018 - 2020, ta thấy cơ cấu VLĐ của PVN trong giai đoạn vừa qua đã có những biến động tích cực như việc giảm tỷ trọng tiền và tương đương tiền, tăng đầu tư tài chính ngắn hạn (kỳ hạn tiền gửi ngân hàng dài hơn với lãi suất cao hơn); hàng tồn kho không biến động. Tuy nhiên, các khoản phải thu ngắn hạn khác tăng qua các năm về giá trị tuyệt đối. Dẫn đến phải trích1 lập dự phòng phải thu ngắn1 hạn đối với các khoản nợ xấu làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của PVN. Công tác thu hồi vốn tạm ứng ở một số Dự án như: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, Nhà máy Nhiệt điện Sơng Hậu 1 cịn chậm do giá trị thực hiện thi công trên cơng trường đã hồn thành nhưng chưa được nghiệm thu, thanh tốn. Sự bố trí vốn trong các khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền và Đầu tư tài chính ngắn hạn là khá lớn (từ khoảng 61% đến 65% trong cơ cấu vốn lưu động) sẽ gây sự lãng phí về VKD, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.1.3. Thực trạng sử dụng vốn cố định (VCĐ) và vốn dài hạn khác

VCĐ là số vốn đầu tư trước để hình thành nên tài sản cố định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VCĐ tham gia vào hầu hết các giai đoạn và giữ một vị trí quan trọng. Việc quản lý và sử dụng vốn cố định như thế nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn là mục

tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp. Tình hình và sự biến động của vốn cố định của PVN được thể hiện trong Bảng 2.4.

Tổng vốn cố định của PVN thể hiện ở quy mô của tài sản dài hạn (TSDH). Hiện nay, trong cơ cấu TSDH, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dở dang dài hạn và tài sản dài hạn khác là ba khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn cố định của PVN ta đi xem xét và phân tích các chỉ tiêu sau:

-Khoản mục Phải thu dài hạn có biến động giảm cả về số tuyệt đối và tỷ

trọng VCĐ trong các năm. Cụ thể, năm 2018 khoản mục này là 62.064 tỷ đồng tương ứng 13%, năm 2019 là 69.111 tỷ đồng tương ứng với 15% tăng so với năm 2018 là 7.047 tỷ đồng tương ứng với tăng 11%. Đến cuối năm 2020, khoản mục này tăng 76.312 tương ứng 16% tăng so với năm 2019 là 7.201 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 10%.

- Các khoản Tài sản cố định và Bất động sản đầu tư là hai khoản mục

chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu vốn cố định của PVN và khơng có biến động lớn về tỷ trọng trong ba (03) năm nghiên cứu, chiếm khoảng 28% trong tổng VCĐ do đặc thù hoạt động kinh doanh của PVN phần lớn là đầu tư tài chính và kinh doanh thương mại.

57

Một phần của tài liệu Quản lý Vốn kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w