Tác giả Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 26 - 29)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến

1.2.1. Tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi ( 1380- 1442) hiệu là Ức Trai – một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nƣớc ta, văn võ song toàn. Nguyễn Trãi quê gốc ở làng Chí Ngại ( Chí Linh, Hải Dƣơng) sau rời về Nhị Khê ( Thƣờng Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Cha là Nguyễn Ứng Long, một nho sinh nghèo, học giỏi, từng đỗ Thái học sĩ dƣới thời Trần, mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi sinh trƣởng trong một gia đình mà bên nội cũng nhƣ bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nƣớc và văn hóa, văn học.

Cuộc đời Nguyễn Trãi đã phải trải qua nhiều mất mát đau thƣơng: tang mẹ lúc 5 tuổi, 10 tuổi ông ngoại qua đời. Năm 1400 Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và ông đã cùng cha ra làm quan cho triều nhà Hồ. Bảy năm sau, giặc Minh cƣớp nƣớc ta cha của Nguyễn Trãi bị bắt và đƣa sang Trung Quốc.Nợ nƣớc, thù nhà Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn, ông đã từ Đông Quan ( Hà Nội ngày nay) tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và giành thắng lợi.

Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”- một áng thiên cổ hùng văn và đƣợc coi nhƣ là bản tuyên ngôn đọc lập thứ hai của nƣớc Nam. Ông hăm hở tham gia và công cuộc xây dựng lại đất nƣớc, đƣợc giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Nguyễn Trãi là ngƣời toàn tài, văn võ song toàn chính điều đó làm cho bọn nịnh thần trong triều đình ghen ghét bày mƣu hãm hại ông và ông không dƣợc trọng dụng nhƣ trƣớc nữa. Trƣớc sự biến động trong triều chính nhƣ vậy, ông đã cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn năm 1439. Sau khi vua Lê Lợi mất, con trai Lê Thái Tông lên làm vua đã vời Nguyễn Trãi ra giúp việc nƣớc. Năm 1442, giữa lúc Nguyễn Trãi đang gánh trọng trách với dân với nƣớc thì án oan Lệ Chi Viên ( Trại Vại) xảy ra. Nguyễn Trãi bị bọn gian thần nghi ngờ, vu hãm vào tội âm mƣu giết vua, bị xử tội tru di tam tộc ( giết cả ba họ). Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông ( cháu Lê Lợi) mới minh oan cho Nguyễn Trãi ( Ức Trai lòng sáng tựa sao

Khuê - Ức Trai tâm thƣợng quan Khuê tảo), cho sƣu tầm lại thơ văn của ông,

tìm con cháu sống sót để bổ nhiệm làm quan.

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, danh nhân văn hóa thế giới (đƣợc UNESCO công nhận năm 1980) đồng thời cũng là con ngƣời phải chịu oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam: Bi kịch Lệ Chi Viên để lụy bậc thiên tài – Hận anh hùng – Nƣớc biển Đông cũng không

rửa sạch! (Sóng Hồng).

Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hóa, văn học, bằng cả chữ Hán và Chữ Nôm. Có những tác phẩm đạt tới kiệt tác, đỉnh cao độc nhất vô nhị - xƣa nay chƣa từng thấy.

Chẳng hạn : Đại cáo Bình Ngô – áng thiên cổ hùng văn – bản tuyên ngôn đọc lập thứ hai của lịch sử Việt Nam, Quân trung từ mệnh tập có sức mạnh bằng mƣời vạn quân, Dƣ địa chí – cuốn sách địa lí đầu tiên ở nƣớc ta...

Sau thảm họa tru di tam tộc, tác phẩm của Nguyễn Trãi bị thất lạc hoặc bị thiêu hủy nhiều. Năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh sƣu tập lại các sáng tác của ông và mãi cho đến thế kỉ XIX các tác phẩm của ông mới đƣợc sƣu tầm khá đầy đủ, nhƣng những di sản văn học của Nguyễn Trãi còn đến ngày nay chƣa chắc đã phải là toàn bộ sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.

Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận xuất sắc nhất trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại khối lƣợng khá lớn: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu cáo viết dƣới triều Lê... Tƣ tƣởng chủ đạo xuyên suốt, luận điểm cốt lõi trong các tác phẩm của ông là tƣ tƣởng nhân nghĩa, yêu nƣớc, thƣơng dân:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trƣớc lo trừ bạo

( Bình Ngô đại cáo)

Hay trong Quân trung từ mệnh tập (trích thƣ Tái dụ Vƣơng Thông thƣ):

Ngƣời giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Đƣợc thời và có thếthì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mệnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng trở bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ƣ? Sao đủ để cùng nói việc binh lƣợc?

Đó là nhà chính luận bậc thầy, luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt.

Hai tập thơ Ức Trai thi tập (chữ Hán) và Quốc Âm thi tập (chữ Nôm) đã thể hiện hình ảnh con ngƣời bình thƣờng – con ngƣời trần thế thống nhất, hòa quyện với con ngƣời anh hùng vĩ đại. Lí tƣởng nhân nghĩa yêu nƣớc kết hợp với thƣơng dân, vì dân trừ bạo :

Bui một tấc lòng ƣu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nƣớc triều dâng

Nguyễn Trãi ví mình nhƣ cây trúc, cây mai, cây tùng cứng cỏi thanh cao, trong trắng – những phẩm chất cao quý của ngƣời quân tử dành để giúp nƣớc và trợ dân cày. Đau nỗi đau của con ngƣời, yêu tình yêu con ngƣời, đau đớn chứng kiến thói đời nghịch cảnh : Hoa thƣờng hay héo cỏ thƣờng tƣơi... Tình cảm thiên nhiên phong phú: khi hoành tráng: (Cửa biển Bạch Đằng), khi xinh xắn, tinh tế (Cây chuối), khi êm đềm ngọt ngào (Côn Sơn ca)...

Nguyễn Trãi đã có những cống hiến đặc biệt trong thơ Nôm: sáng tạo cải biến thể loại: thơ lục ngôn, thơ Đƣờng luật thất ngôn chen một số câu 6 tiếng (Cây chuối, Bảo kính cảnh giới); sử dụng hình ảnh quen thuộc, dân dã bình thƣờng rất Việt Nam: cây chuối, cây sen, ao bèo, rau muống, mồng tơi... Giáo sƣ Lê Trí Viễn đã nhận xét: Thơ Nôm Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 26 - 29)