Mùa thu trĩu nặng tâm sự trong thơ Nguyễn Trãi và mùa thu đậm đà bản sắc dân

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 59 - 63)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.3. Mùa thu trĩu nặng tâm sự trong thơ Nguyễn Trãi và mùa thu đậm đà bản sắc dân

bản sắc dân tộc Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến.

Qua phần khảo sát chúng tôi thống kê đƣợc 22 bài viết về mùa thu của thi nhân Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi. Trong đó Nguyễn Trãi có 12 bài Nguyễn Khuyến chỉ có 10 bài.

Khác với mùa xuân căng tràn sức sống hay mùa hè rực rỡ, mùa thu trong thơ Nguyễn Trãi trĩu nặng tâm sựvà trầm buồn hơn. Trƣớc sự ganh đua của ngƣời đời, sự tranh chấp bon chen của những kẻ nịnh bợ, không thể góp sức mình cho Nguyễn Trãi đành chấp nhận cuộc sống thƣờng niên. Nhƣng ông vẫn luôn hi vọng và chờ đợi cơ hội để lại đƣợc nhập thế phục vụ nhân dân, phục vụ đất nƣớc. Nguyễn Trãi thao thức, dằn vặt không ngủ đƣợc cho đến sáng. Đó là trạng thái, thao thức của một con ngƣời luôn muốn hành động. Qua đây, nhà thơ cũng không quên nhắc lại cái chí của chính mình: vì dân, vì nƣớc, vì cái lẽ lớn ở đời:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then

( Thuật hứng – bài 24)

Không những vậy, đó còn là cái cảm giác xa vắng mênh mông một đêm thu trong quán lạnh nghe gió thổi mƣa rơi:

Thu phong lạc diệp ky tình tứ

Dạ vũ thanh đăng khách mộng hồn

( Thu dạ khách cảm)

Mặc dù cáo quan về ở ẩn nhƣng trong lòng Nguyễn Trãi vẫn luôn canh cánh nỗi lòng với dân với nƣớc, luôn trăn trở suy tƣ. Ông luôn mơ ƣớc có cuộc sống gần gũi với thiên nhiên hòa mình vào thiên nhiên:

Công danh đã đƣợc hợp về nhàn Lành dữ âu chi thế nghị khen Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ƣơng sen.

( Thuật hứng – Bài 24)

Nguyễn Trãi nói ẩn cƣ và ông cũng đã từng làm nhƣ thế, nhƣng thực tình lòng ông đâu có nghĩ nhƣ ông nói và làm. Bỏ triều đình mà tìm về núi cũ, sống khoáng đạt trƣớc một tạo vật vô cùng rộng lớn, tâm hồn nhà thơ nhƣ cũng đƣợc nâng lên đến tuyệt đỉnh thanh cao. Ông mở lòng mình với mai với trúc; con ngƣời ông cao khiết đến mức gội đầu bằng sƣơng, lót lòng bằng tuyết, đón nhận ánh trăng vào nhà hay lắng nghe tiếng đàn của gió qua lá trúc rì rào; nhƣng nhƣ thế đâu có nghĩa là cánh của nhìn xuống cuộc đời của ông đã khép chặt lại. Cho nên trong thơ Nguyễn Trãi, ta nghe nhƣ có vấn vƣơng tiếng kêu của một con chim quốc, tiếng kêu ra máu trong mấy lời nhớ nƣớc. Tấm lòng son sắt của Ức Trai khiến ta nghĩ đến hình ảnh anh lái đò trong chuyện Trƣơng Chi, một con ngƣời có tình yêu nóng bỏng nhƣng không nói lên lời, chết rồi mà trái tím vẫn đỏ nhƣ son không tan ra đƣợc. Trái tim Nguyễn Trãi đối với nƣớc là trái tim son kiểu ấy:

Bui có một lòng trung mấy hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen

(Thuật hứng – Bài 24)

Sống trọn đời, nhà thơ luôn tâm niệm phải coi trọng đạo trung hiếu và nghĩa quân thân. Nhƣng dù nói tới trung hiếu cƣơng thƣờng hay gì đi nữa, cũng chỉ bao hàm một khái niệm nhớ nƣớc thƣơng dân của nhà thơ. Qua những vần thơ viết về thiên nhiên ấy cho ta thấy một Nguyễn Trãi luôn trằn trọc suy tƣ, thao thức suốt mấy đem không ngủ bởi tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân vẫn đêm ngày cuồn cuộn nƣớc triều dâng.

Là thi sĩ của cảnh quê, là thi sĩ của các mùa ở nông thôn, Nguyễn Khuyến đã làm nhiều bài thơ về mùa xuân và mùa hạ, nhƣng ông vẫn nổi tiếng nhất với ba bài tả cảnh mùa thu. Nguyễn Khuyến không đi theo vết xe

đổ của các nhà thơ thời xƣa, ta không tìm thấy đƣợc các cảnh Trung Hoa, hay các cảnh tƣởng tƣợng mà ông đã vƣợt lên những công thức chung “sáo rỗng” về mùa thu để trở về với những cảnh quen thuộc thƣờng ngày đích thực của nông thôn Việt Nam. Dƣờng nhƣ ba bài thơ thu này đều tập trung miêu tả tất cả những gì kì diệu nhất của phong cảnh thiên nhiên, dƣờng nhƣ tất cả hồn thơ của ông đều tập trung ở đây trong ba bức tranh thu này. Đó là những thi phẩm tuyệt tác còn truyền tụng đến ngày nay. Ba bài thơ thu là ba bức tranh đƣợc cảm nhận ở ba góc độ, ba tâm trạng khác nhau nhƣng nó lại rất quen thuộc ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Đó là cảnh một đêm thu với bóng tối sâu thẳm, những chấm lửa lập lòe và phất phơ, quẩn quanh làn khói ở lƣng giậu trong Thu ẩm:

Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lƣng giậu phất phơ màu khói bạc Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Từ màu lam nhạt của khói nƣớc, vầng trăng trên cao lóe sáng xuống mặt nƣớc. Dƣờng nhƣ cả ánh trăng và mặt nƣớc đã quyện hòa vào với nhau là một, vì chúng cùng phản chiếu lẫn nhau, cùng làm nổi bật vẻ đẹp cho nhau. Và cuối bài thơ, chợt nhận ra và đặt ra một câu hỏi ngạc nhiên, vừa nhƣ một lời tâm sự kín đáo:

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

Da trời mùa thu không ai nhuộm mà cũng xanh. Đúng là chỉ có bầu trời thu Việt Nam bao giờ cũng trong xanh đẹp đẽ đến nhƣ vậy đó. Nhƣng còn màu mắt đỏ hoe thì có thật là “không ai vầy” không? Câu thơ nhƣ một giọt lệ còn đọng trên khóe mi hiếm hoi của tuổi già, giọt lệ buồn đau âm ỉ khó quên.

Bên cạnh ba bài thơ thu tuyệt tác, Nguyễn Khuyến còn miêu tả cảnh thu ở những thời điểm khác nhau. Cũng là sự khẽ khàng của chiếc lá nhƣng bài thơ sau là sự khẽ khàng trong trong một đêm thu thanh vắng, tĩnh lặng:

Bốn mặt non sông phẳng lặng tờ, Phòng văn tựa ghế ngắm gƣơng nga Lá thu một chiếc bay trong gió Khêu gợi bao nhiêu nỗi nhớ nhà

(Thu dạ hữu cảm)

Hay cái nóng của mùa hè vẫn còn đọng lại khi thu đến, màu “xanh biếc” của bầu trời cùng với cái oi nóng cũng đủ cho ta cảm nhận đƣợc cái nóng nực của mùa thu:

…Vây quanh dòng nƣớc nhƣ đai thắt Xanh biếc da trời chiếc áo nhung Nắng gió nóng oi nhƣ giữa hạ Sấm mƣa xa mãi phía hừng đông

(Thu nhiệt)

Hình ảnh, màu sắc của những câu thơ sau lại cho thấy một nét mới nữa về mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến. Âm thanh “xào xạc” của lá ngô cùng không gian cao rộng của trời thu trong một buổi chiều thật đặc biệt:

Tiếng đâu xào xạc lá ngô đồng

Năm ngoái, ngày này một cảnh chung Tầng thẳm, trời mây xanh rất mực Bóng chiều, khói nƣớc lạt nhƣ không…

(Thu tứ)

Nhà thơ vẫn sử dụng hình ảnh ánh trăng để nói về mùa thu:

Gió nhẹ bóng trăng vờn khói bạc Mù quang chuôi đẩu gác mây xanh

(Thu dạ tiêu vọng)

Những bài thơ thu của Nguyễn Khuyến đặc biệt là ba bài thơ về mùa thu của ông là những bài thơ tuyệt tác, vẫn đƣợc truyền tụng cho đến ngày nay. Từ ngữ trong thơ rất linh động, gợi cảm, lời thơ chảy tuôn giống nhƣ lời nói bình thƣờng mà lại súc tích, thâm trầm. Mùa thu trong thơ Nguyễn

Khuyến là những bức tranh thủy mặc tuyệt tác mang đặc trƣng của làng cảnh Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)