2 Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 72 - 75)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1.2 Ngôn ngữ thơ

Văn học là những tác phẩm nghệ thuật đƣợc xây dựng dựa trên chất liệu ngôn từ trong đó thơ ca chính là những tác phẩm, những công trình nghệ thuật đƣợc tạo nên nhờ sáng tạo ngôn từ một cách xuất sắc nhất. Ngôn ngữ trong thơ đòi hỏi ngƣời nghệ sĩ phải đạt tới trình độ điêu luyện mới có thế

truyền tải nội dung lớn đằng sau những câu thơ ngắn gọn, những vần thơ “ ý tại ngôn ngoại” thì việc sử dụng ngôn ngữ là hết sức quan trọng. Vì thế muốn nắm bắt đƣợc những tác phẩm mà các thi nhân xƣa viết, nghệ thuật ngôn từ trong các tác phẩm ấy là điều hết sức cần thiết.

Ở đây ngôn ngữ dân tộc đã đƣợc nâng lên một trình độ mới. Mỗi câu thơ đã đƣợc các nhà thơ mài dũa công phu điêu luyện. Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều sử dụng thành công ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ dân tộc. Do hai tác giả đều sống trong xã hội phong kiến việt nam nên phần nhiều các tác phẩm đều sử dụng nhiều ngôn ngữ bác học. Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là những ngƣời thông hiểu đạo lí Nho gia, có vốn Hán học sâu sắc nên trong thơ của hai tác giả sử dụng nhiều từ Hán – Việt. Các tác giả sử dụng những từ ngữ Hán – Việt bên cạnh những từ ngữ thuần Việt không chỉ tạo nên bức tranh thiên nhiên diễm lệ trang nhã mà còn đậm chất dân tộc. Chẳng hạn nhƣ:

Nguyên tác : Nhàn trung tận nhật bế thƣ trai Môn ngoại tàn vô tục khách lai Đỗ vũ thanh trung xuân lão Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai

Dịch nghĩa: Thong thả trọn ngày đóng của phòng sách Ngoài cửa không hề có khách tục đến

Trong tiếng đỗ quyên kêu nghe xuân đã về già Cả sân hoa xoan nở dƣới mƣa phùn

( Mộ xuân tức sự)

Hay hai câu thơ trong bài “ Hạ nhật ngẫu thành” của Nguyễn Khuyến:

Phú chiếu lục tần khiêu nhất lí Đƣơng môn thúy trúc vũ song hồ

Không chỉ thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi sử dụng ngôn ngữ bác học, thi liệu Hán học mà ngay cả trong thơ Nôm Ức Trai cũng sử dụng thành công và một cách thẩm mĩ. Nhà thơ đã sử dụng những điển tích, điển cố quen thuộc:

Dân giàu no đủ khắp đòi phƣơng

( Bài thơ số 43)

Trong những bài thơ viết về thiên nhiên bốn mùa của mình, ngoài việc sử dụng ngôn ngữ bác học, hai tác gia còn sử dụng, vận dụng linh hoạt thành công ngôn ngữ bình dân vào việc miêu tả thiên nhiên bốn mùa.

Trong thơ Quốc âm, có những bài thơ đã vận dụng nhiều từ láy của dân tộc một cách độc đáo khiến cho tác phẩm trở nên độc đáo hơn, sống động hơn:

Hầu nên khôn lại tiếc khuâng khuâng Thu đến đêm qua cảm vả mừng

Một tiếng chày đâu đam cối nguyệt Khoan khoan những lệ hỏ tan vừng

( Thơ Tiếc cảnh – Bài 1)

Nguyễn Khuyến cũng vậy cũng vận dụng và sử dụng linh hoạt ngôn ngữ dân tộc:

Sóng biếc theo làn hơi gợi tí Lá vàng trƣớc gió khẽ đƣa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng đƣợc Cá đâu đớp động dƣới chân bèo.

(Câu cá mùa thu)

Dân tộc ta là một dân có lịch sử lâu đời. Những nhà thơ dân tộc ƣu tú nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến... đều trân trọng tiếng nói của tổ tiên ta và vận dụng, học hỏi những cái hay cái đẹp của chữ Hán để làm giàu đẹp thêm cho Tiếng Việt. Các nhà văn nhà thơ đã dần nâng cao gái trị văn học nƣớc nhà thông qua tiếng Việt – ngôn ngữ bình dị, chữ Hán – ngôn ngữ bác học để làm giàu đẹp thêm cho ngôn ngữ nƣớc nhà.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 72 - 75)