Mùa đôngđầy khí phách trong thơ Nguyễn Trãi và mùa đông lạnh lẽo trong thơ

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 63 - 68)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.4.Mùa đôngđầy khí phách trong thơ Nguyễn Trãi và mùa đông lạnh lẽo trong thơ

trong thơ Nguyễn Khuyến

Từ phần khảo sát chúng tôi đã thống kê đƣợc số bài thơ viết về mùa đông của hai tác giả là 10 bài trong đó Nguyễn Trãi chiếm 6 bài còn Nguyễn Khuyến chỉ có bốn bài. Mặc dù thơ viết về mùa đông không nhiều nhƣng mỗi bài thơ viết về mùa đông của các thi nhân đều mang những nét riêng biệt. Trƣớc bao sóng gió cuộc đời Nguyễn Trãi vẫn luôn vững vàng mang khí phách hiên ngang của một đấng trƣợng phu. Nguyễn Khuyến viết về mùa đông với cảm giác lạnh lẽo cô đơn khi già xế bóng chỉ có một mình.

Cảnh sắc thiên nhiên của một đêm mùa đông đã đƣợc đã đƣợc Nguyễn Trãi diễn tả một cách tinh tế đầy ý vị trong một bài thơ chữ Hán:

Nguyên tác: Tĩnh dạ bích tiêu lƣơng tự thủy Nhất thanh hạc lệ cửu cao hàn

Dịch nghĩa: Đêm lặng vòm trời biếc lạnh nhƣ nƣớc Một tiếng hạc rít lạnh ngắt ở chín chằm

(Đề Bá Nha cổ cầm đồ)

Có lẽ “ Tùng” cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi khi tả cảnh mùa đông. Cây tùng bốn mùa vẫn xanh tƣơi dù cho các loại thảo mộc khác thay đổi theo thời tiết:

Thu đến cây nào chẳng lạ lùng Một mình lạt thuở ba đông

Lâm tuyền ai rặng già làm khách, Tài đống lƣơng cao ắt cả dùng

(Tùng)

Quy luật thiên nhiên xứ lạnh vào thu, cây cối đều biến dạng, trơ trụi cành lá trở nên lạnh lùng, chỉ có một loài cây duy nhất đi ngƣợc lại với quy luật ấy, cứ tiếp tục xanh tƣơi, bất chấp thời tiết có khắc nghiệt nhƣu thế nào đi nữa. Hai câu thơ đầu của bài thơ này bày ra cái thế so sánh, cái bình thƣờng

đối lập với cái phi thƣờng, và tất nhiên cái phi thƣờng cánh thêm nổi bật. Ở thời trung đại cây tùng luôn là một đề tài để các thi nhân nói lên những lời hay ý đẹp khi vịnh tùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có bài thơ vịnh cây tùng:

Vui cùng suối đá, tính cách riêng thanh cao Ngoại với tuyết sƣơng, sắc xanh không biến đổi Dùng thì ra giúp đời, không dùng thì ẩn núa Ai bảo rằng: gỗ lớn dùng

( Tùng – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

“ Tùng” của Nguyễn Trãi là chùm thơ ba bài, đều viết theo thể tứ tuyệt, thất ngôn xuyên lục. Hình tƣợng cây tùng trong ba bài thơ “ Tùng” là hình ảnh tƣợng trƣng về một con ngƣời lí tƣởng mà Nguyễn Trãi mong ƣớc. Chỉ có một mình cây tùng trƣớc ba tháng mùa đông lạnh , nó vẫn “ lạt” nổi lên một mình nhƣmột cái gì đó gan góc, bƣớng bỉnh. Đúng nhƣ câu trong luận ngữ : “ Trời rét mới biết tùng bách không điêu tàn”.

Bài thơ Tùng thứ ba của tác giả toát lên niềm tin mãnh liệt, không lay chuyển của nhà thơ vào phẩm chất giá trị của mình, vào lí tƣởng hữu dụng cao cả của mình. Nhƣng niềm tin mới cô đơn, đau đớn làm sao! Nói với cây tùng chỉ là hình thức mình nói với mình, còn cây tùng chỉ là hình ảnh phân thân của nhà thơ mà thôi. Môi trƣờng xung quanh nhƣ ta thấy chỉ là gièm pha, đố kị, phủ nhận. Đối chiếu với môi trƣờng ấy mới thấy rõ nhân cách ngƣời xƣa là một sức mạnh cứng cỏi, siêu nhiên chừng nào! Nhân cách ấy mãi mãi nâng đỡ ta tự tin vào lẽ phải của mình, khích lệ ta đứng vững trong nghịch cảnh:

Tuyết sƣơng thấy đã dặng nhiều ngày Có thuốc trƣờng sinh càng khỏe thay Hổ phách, phục linh nhìn mấy biết Dành còn để trợ dân cày

Nếu Nguyễn Trãi mạnh mẽ tự tin khi đông đến và biết vƣơn mình lên trong cái thời tiết khắc nghiệt còn Nguyễn Khuyến viết về mùa đông lại ngập tràn sự cô quạnh, tĩnh lặng, vắng vẻ và cái rét đặc trƣng:

Đầu cành, mấy tiếng chim kêu tuyết Trƣớc điếm, năm canh chó sủa trăng.

( Đêm đông cảm hoài)

Ta có thể cảm nhận đƣợc không gian tĩnh lặng và lạnh lẽo đến mức chỉ có mấy tiếng chim kêu và tiếng chó sủa trong một đêm đông đầy cảm xúc của nhà thơ.

Mây chạy, sƣơng buông lại gió bay Phong quang năm mới kể từ nay Xuân về lối cũ, chim hay chửa Cây nảy mầm non, hoa sẽ đầy Ngại rét đêm ôm lồng ấp ủ

Nén buồn, ngày mƣợn chén nồng khuây…

( Đông chí )

Thời tiết chớm đông thật đặc biệt, nhà thơ rất tinh tế khi miêu tả cái thay đổi của tự nhiên “mây chạy, sƣơng buông” màn sƣơng buông xuống mang đến cái rét khiến con ngƣời ta trở nên rụt rè và khiến tâm hồn trở nên u ám. Không còn là cái tiết trời dịu nhẹ của mùa thu, mùa đông đến mang theo hơi lạnh đặc biệt khiến con ngƣời ta có nhiều cảm nhận và Nguyễn Khuyến cũng vậy. Ông miêu tả tiết trời của mùa đông bằng chính cảm nhận tinh tế của mình đã giúp ngƣời đọc có đƣợc những cảm nhận hết sức chân thực về tiết trời mùa đông.

Cốt băng, nhĩ địch ngã nghi ngã Hạng lạp, điền thoa thùy vấn thùy

(Xƣơng buốt, tai ù, mình tƣởng mƣợn, Nón che, tơi phủ, khách thƣa lời )

( Tiểu hàn )

Nếu nhƣ hai bài thơ trên, mùa đông hiện lên với sự vắng lặng, yên tĩnh và cái lạnh chớm đến thì đến bài thơ này mùa đông đƣợc đặc tả với cái lạnh giá rét một cách sâu sắc. Bằng việc sử dụng ngòi bút tả thực và chân thật của Nguyễn Khuyến, ông đã đƣa ngƣời đọc đến cái mùa đông buốt giá với những

nét đặc trƣng nhất. Một tiết đông chí, sƣơng muối gió bấc, cái rét cắt da cắt thịt, rét đến “xƣơng buốt, tai ù”, con ngƣời nhƣ không phải là mình vậy, sự vật nhƣ muốn thu mình lại, mọi hoạt động ngừng trệ. Cái rét khiến ngƣời ta run rẩy đến mức “nón che, tơi phủ” và dƣờng nhƣ không còn muốn cất lời. Hẳn phải có óc quan sát và cảm nhận tinh tế thì nhà thơ mới có thể miêu tả cái rét thấu xƣơng của mùa đông đến vậy. Cái rét buốt ấy trái ngƣợc hoàn toàn với vẻ tƣơi tắn của mùa xuân khi vạn vật sinh sôi nảy nở, hay cái náo nhiệt ồn ã sôi động, chói changcủa mùa hè cũng nhƣ cái man mác dịu nhẹ của mùa thu.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong sáng tác của cả hai tác giả thiên nhiên bốn mùa hiện lên với đủ những gam màu, âm thanh khác nhau đặc trƣng từng mùa cho thiên nhiên Việt Nam. Đó không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là những dòng tâm trạng đƣợc tái hiện thông qua bức tranh đó. Dù ở thời điểm nào, hoàn cảnh nào thì hồn thơ của hai ông luôn tƣơi trẻ. Thiên nhiên mà hai tác giả tìm đến luôn là những hình ảnh tràn đầy sức sống, thanh cao nhƣ tâm hồn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến. Hai ông yêu thiên nhiên, tấm lòng cũng luôn tha thiết với con ngƣời, cho nên những trang thơ viết về thiên nhiên của hai ông cũng luôn đầy ắp những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, thiên nhiên bốn mùa trong thơ hai thi nhân cũng thể hiện những khác biệt rõ rệt. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Trãi giàu sức sống, căng tràn sức xuân, cảnh vật thiên nhiên đƣợc nhìn qua lăng kính tuổi trẻ còn trong thơ Nguyễn Khuyến thì lại ảm đạm mang nỗi buồn của thời đại. Nếu mùa hạ trong thơ Ức Trai rực rỡ, tƣơi đẹp với nhiều màu sắc bao nhiêu, thì trong thơ Tam Nguyên Yên Đổ nó lại ngột ngạt oi nóng bấy nhiêu. Còn mùa thu trong thơ Nguyễn Trãi mang nhiều tâm sự của một nhà Nho luôn canh cánh nỗi lòng vì dân vì nƣớc, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến lại mang đậm màu sắc mùa thu của làng cảnh Việt Nam đặc biệt là vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Và mùa đông trong thơ Ức Trai ta cảm nhận đƣợc khí phách hiên ngang của một đấng trƣợng phu trƣớc bao song gió của cuộc đời thì mùa đông trong thơ Nguyễn Khuyến lại mang đến cho ta sự lạnh lẽo, cô đơn. Qua bức tranh thiên nhiên bốn mùa này, hai nhà thơ đã gửi gắm biết bao tâm sự của mình về những chiêm nghiệm của cuộc đời, những lẽ sống lớn.

CHƢƠNG 3

THIÊN NHIÊN BỐN MÙA TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN KHUYẾN – NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC

BIỆT TRÊN PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Không chỉ có nhiều nét tƣơng đồng và khác biệt về mặt nội dung, những sáng tác về thiên nhiên bốn mùa trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến còn có nhiều nét tƣơng đồng và khác biệt về mặt nghệ thuật. Ở chƣơng 3 này, chúng tôi xin trình bày về sự thể hiện thiên nhiên bốn mùa trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến những tƣơng đồng và khác biệt trên phƣơng diện nghệ thuật với hai khía cạnh chính là bút pháp và ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 63 - 68)