Sự tƣơng đồng về mặt nghệ thuật thể hiện

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 68 - 72)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1. Sự tƣơng đồng về mặt nghệ thuật thể hiện

3.1.1. Bút pháp ước lệ và tả thực

Trong thời kì Trung đại, quan niệm thẩm mỹ của các nhà văn coi thiên nhiên nhƣ là nguồn gốc sản sinh ra nhân cách cao quý nên theo quan điểm của Nho gia, thiên nhiên là mẫu mực, là chuẩn mực, là lí tƣởng của cái đẹp. Bởi vậy thiên nhiên đƣợc lấy làm thƣớc đo cho sự chuẩn mực cho con ngƣời và những hình ảnh các anh hùng luôn gắn với hình ảnh thiên nhiên ƣớc lệ tƣợng trƣng.Bút pháp nghệ thuật là một thật ngữ quen thuộc, tìm hiểu về bút pháp là nhân tố quan trọng góp phần hiểu sâu hơn về giá trị của tác phẩm. Trong văn học bút pháp là cách thức hành văn, dùng chữ, cách sử dụng các phƣơng tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Căn cứ vào đặc điểm văn học trung đại và các bút pháp nghệ thuật chia ra các tiểu loại: Bút pháp trào lộng, bút pháp trữ tình, bút pháp ƣớc lệ, tƣợng trƣng, gợi tả, tả thực... Trong thơ ca ta thấy rằng trog văn học trung đại bút pháp ƣớc lệ tƣợng trƣng và tả thực đã đƣợc các nhà văn, nhà thơ sử dụng triệt để.

Ƣớc lệ là một thuộc tính nổi bật, một đặc trƣng thi pháp của văn học trung đại: “Ƣớc lệ trong sử dụng ngôn ngữ của văn học trung đại là một cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ sao cho lời thơ, lời văn trở nên tao nhã, sang trọng nhằm xây dựng nên những hình tƣợng nghệ thuật khuôn mẫu, chẩn

mực, chuẩn thƣớc”. Thiên nhiên bốn mùa trong văn học trung đại nói chung thƣờng mang tính ƣớc lệ cao. Công thức ƣớc lệ này đƣợc biểu hiện qua việc sử dụng các đối tƣợng miêu tả khi tác giả muốn diễn đạt về thời gian trong năm theo mùa. Ngoài sử dụng công thức ƣớc lệhọ còn sử dụng cả bút pháp tả thực. Hai bút pháp này đƣợc Ức Trai và Tam nguyên Yên Đổ tận dụng hết sức triệt để.

Trong sáng tác của hai tác giả kể cả chữ Hán và chữ Nôm thiên nhiên bốn mùa đƣợc xuất hiện lần lƣợt theo thời gian, khoác trên mình những nét đặc trƣng riêng tiêu biểu của từng mùa, chính những thay đổi đó khiến lòng ngƣời cũng thay đổi, lòng thi nhân thêm dạt dào cảm xúc. Do ảnh hƣởng của thi pháp thơ Đƣờng nên thế giới tự nhiên trong thơ của hai tác giả mang những dấu ấn đặc trƣng. Thiên nhiên thay đổi theo vòng tuần hoàn của thời gian, mỗi mùa lại mang một dấu ấn riêng. Mùa xuân với không khí vui tƣơi, náo nức, với những loài hoa đặc trƣng:

Xuân đến hoa nào chẳng tốt tƣơi Ƣa mi vì tiết sạch hơn ngƣời

( Mai – QÂTT)

Gió đông phơi phới rƣớc xuân vào

( Ngày xuân gửi bạn – I)

Một ngọn gió đông sẽ thổi phào

( Ngày xuân gửi bạn – II)

Những hình ảnh thiên nhiên ƣớc lệ nhƣ: hoa, cánh đồng cỏ xanh, ngọn gió đông... Trở thành tín hiệu mùa xuân.

Cảnh mùa hè lại đƣợc gắn với những hình ảnh ƣớc lệ: cái nắng gay gắt, tiếng cuốc kêu, tiếng ve, hoa lựu, hoa sen, cây hòe... Tất cả đều sống động, đậm nét, mang gam màu nóng biểu hiện một sức sống mãnh liệt, căng tràn của cảnh vật:

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hƣơng

Màu đỏ của hoa lựu, mùi hƣơng thơm ngát của hoa sen là tín hiệu báo hiệu rực rỡ khi vào giữa hè. Hè còn đƣợc đánh dấu với cái nắng nhƣ thiêu đố, mọi thứ nhƣ bị thiêu dụi:

Kim hạ khổ thái nhiệt, Thảo khô trạch diệc kiệt. Ích chi dĩ tây phong, Hà vật bất mỹ diệt.

(Mùa hè này khổ vì nóng nực quá, Cỏ khô, ao đầm cũng cạn.

Hơn nữa lại có gió Tây, Vật gì mà chẳng tàn tạ).

( Nhâm Dần hạ nhật)

Hay trong bài thơ “Sơ hạ” của Tam nguyên Yên Đổ:

Tạc dạ trì biên sinh nộn hà

( Sen nõn bên ao đêm hè trƣớc)

Mùa thu là mùa của tâm trạng, của nỗi buồn nên những hình ảnh đặc trƣng ở mùa này cũng nhẹ nhàng, êm dịu nhƣng cũng không kém phần đẹp đẽ. Mùa thu đã đƣợc tác giả tả bằng ánh trăng sáng vằng vặc giữa trời:

Hải nhƣợc chiết nên cành quế tử

Giang phi chiếm đƣợc giấc thiềm cung

( Thủy trung nguyệt – QÂTT )

Bầu trời mùa thu cao rộng, nƣớc trong xanh, không gian tĩnh lặng khiến cho trăng thu trong sáng vô ngần. Với những hình ảnh ƣớc lệ đó Nguyễn Khuyến đã vẽ lên bức tranh thu sinh động không kém phần so với bức tranh thu của Nguyễn Trãi:

Sơn hà liêu lạc tứ vô thanh,

Độc toạ thƣ đƣờng khán nguyệt minh. Hà xứ thu phong xuy nhất diệp,

Dẫn lai vô hạn cố viên tình.

Hay:

Nhất thanh tiêu sắt động cao ngô

( Thu tứ)

( Tiếng đâu xào xạc lá ngô đồng)

Xuân qua hạ đến rồi đến thu, thu qua nhƣờng chỗ cho đông lạnh giá. Nói đến mùa đông là nói đến cái lạnh lẽo, cô đơn, giá buốt cho nên hình ảnh “ tuyết rơi” đƣợc các nhà thơ trung đại dùng để chỉ mùa đông:

Tuyết sóc leo cây làm điểm phấn Cõi đông dài nguyệt in câu

( Ngôn chí, bài 13 - QÂTT )

Hay:

Sóc phong liệp liệp vũ tiêu tiêu, Đằng kỉ chi trì bệnh cốt kiêu Dạ bán khái thanh nhƣ độc hạc, Khâm trung xúc tất hữu hàn miêu Nhàn quan Tấn Tống thiên niên sự Mộng quá Kinh Ngô vạn lí kiều Dao chỉ vân gian hồng nhật xuất Trọng âm nhai cốc tẫn băng tiêu.

( Hàn vũ – Nguyễn Khuyến)

Đó là những hình ảnh ƣớc lệ rất đặc trƣng tiêu biểu cho từng mùa trong sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến, sử dụng những hình ảnh ƣớc lệ đó, các nhà thơ trung đại đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc dân tộc.

Ngoài bút pháp ƣớc lệ hai tác giả còn sử dụng, khai thác triệt để bút pháp tả thực. Trong các sáng tác về thiên nhiên bốn mùa của hai tác giả, những hình ảnh, âm thanh mà ông đƣa vào trong thơ của mình đều xuất phát từ sự quan sát tinh tế nhạy cảm chứ không hề dựa trên những nguyên tắc cổ

điển. Chẳng hạn, qua bài “Hạ nhật mạn thành” âm thanh của tiếng ve đƣợc tái hiện lại sinh động:

Nguyên tác: Vũ quá đình kha trƣởng lục âm Thiền thanh cung chủy tấu Ngu cầm

Dịch nghĩa: Mƣa qua rồi cành cây ở sân thêm xanh ôm Tiếng ve ngâm nhƣ tấu nhạc vua Ngu Thuấn

Trong “Thu vịnh” cảnh vật mùa thu đƣợc miêu tả vào những thời điểm cụ thể, khác nhau. Vào buổi sáng:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Vào buổi chiều:

Nƣớc biếc trông nhƣ tầng khói phủ

Vào buổi tối:

Song thƣa để mặc bóng trăng vào

Không gian không còn mang tính ƣớc lệ, chung chung nữa mà có tầng thấp, tầng cao, màu xanh là xanh ngắt, rất cụ thể, trăng không phải là trăng hình thức nữa mà là ánh trăng hiện thực, soi qua song cửa sổ.

Qua những bài thơ viết về thiên nhiên bốn mùa của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến cho chúng ta thấy hai tác giả là những ngƣời luôn thiết tha vì đất nƣớc, vì nhân dân. Bức tranh thiên nhiên của hai tác gia đều đƣợc xây dựng bằng cả bút pháp tả thực và bút pháp ƣớc lệ. Bút pháp ƣớc lệ đã giúp cho các bài đƣợc những hình ảnh vô cùng độc đáo, sắc nét diễn tả đƣợc vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa đồng thời cũng gợi lên đƣợc tâm sự thầm kín của nhân vật trữ tình ẩn sau bức tranh thiên nhiên ấy. Còn bút pháp tả thực cùng lối quan sát tinh tế của hai ông – hai nhà thơ đã vẽ lên những bức tranh thiên nhiên bốn mùa tuyệt đẹp; sự ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà chỉ có ở quê hƣơng ta.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)