Nhận xét về thiên nhiên bốn mùatrong thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 33 - 37)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.3.2. Nhận xét về thiên nhiên bốn mùatrong thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến

Qua khảo sát thơ viết về thiên nhiên bốn mùa trong thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến chúng tôi rút ra nhận xét sau:

Tập thơ QÂTT của Nguyễn Trãi gồm 254 bài thơ, số lƣợng bài thơ có hình ảnh thiên nhiên bốn mùa xuất hiện với tần số khá cao 13,4%. Hình ảnh thiên nhiên bốn mùa trong QÂTT rất phong phú và đa dạng. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng Nguyễn Trãi cũng có thơ, đặc biệt là những bài thơ viết về mùa xuân chiếm số lƣợng nhiều nhất 6,3%, mùa thu 2,8%. Thơ viết về mùa hạ chiếm 2,4% và mùa đông chiếm 2%, một con số không nhiều nhƣng cũng đủ làm nên tên tuổi của ông.Còn trong tập thơ ƢTTT gồm 105 bài, số lƣợng bài thơ xuất hiện hình ảnh thiên nhiên bốn mùa cũng khá nhiều có khoảng 14 bài chiếm 13,3%. Trong đó, thiên nhiên mùa xuân và mùa hè chiếm tỉ lệ cao nhất 4,8%. Những bài thơ viết về mùa hạ và mùa đông lại ít hơn một chút, mùa hạ là 2,9% còn mùa đông là 1%.

Hình ảnh thiên nhiên bốn mùa trong thơ Nguyễn Khuyến là một chủ đề tƣơng đối lớn có khoảng 40 bài. Hình ảnh thiên nhiên bốn mùa trong thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú và đa dạng. Theo vòng tuần hoàn của thời gian, một năm có bốn mùa thì mùa nào Nguyễn Khuyến cũng có thơ viết về thiên nhiên mùa ấy. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Khuyến chiếm 42,5% và mùa thu chiếm 25% đó là một số lƣợng khá lớn. Thơ viết về mùa hạ chiếm 22,5% và ít nhất là mùa đông chỉ chiếm 10% - ít nhất trong các bài thơ có hình ảnh thiên nhiên bốn.

Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng thơ viết về thiên nhiên bốn mùa trong các sáng tác của Nguyễn Trãi (tính cả hai tập thơ) nhiều hơn so với các sáng tác của Nguyễn Khuyến. Mùa xuân và mùa thu đều đƣợc hai thi nhân dành nhiều cảm xúc nhất, vì thế mà hai mùa đó chiếm tỉ lệ cao nhất trong bốn mùa. Sau hai mùa xuân, thu thì Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều giành ngòi bút của mình cho mùa hạ và mùa đông.

Những số liệu khảo sát, thống kê là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu về thiên nhiên bốn mùa trong các sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến dƣới góc nhìn so sánh. Hai tác giả viết về thiên nhiên bốn mùa không chỉ đơn thuần miêu tả thiên nhiên bốn mùa mà qua các bài thơ đó còn là vẻ đẹp tâm hồn của họ. Mỗi mùa là một cảnh thiên nhiên khác nhau và thể hiện một tâm trạng khác nhau của tác giả. Mùa xuân tƣợng trƣng cho tuổi trẻ, cho tình yêu cho những sự khởi đầu mới, mùa hạ rực rỡ với những ánh nắng chói chang và những âm thanh sống động đặc trƣng. Hình ảnh thiên nhiên mùa thu lại đẹp thanh sơ giản dị với những hình ảnh tiêu biểu cho mùa thu làng cảnh Việt Nam. Còn về mùa đông, thiên nhiên trở nên xơ xác, tiêu điều, lạnh lẽo và cô đơn qua đó cũng thể hiện đƣợc tâm trạng của tác giả.

Tiểu kết chƣơng 1

Nhìn chung, thiên nhiên có vai trò quan trọng với các tác giả văn học trung đại.Thiên nhiên tƣơi đẹp và giàu sức sống không chỉ làm say đắm lòng ngƣời mà còn là đề tài bất tận trong thi ca. Mỗi thời đại thiên nhiênlại mang màu sắc, cảm hứng khác nhau. nhƣ vậy, thiên nhiên bốn mùa trong các sáng tác của các tác giả mang đến cho ngƣời đọc những xúc cảm về mùa khác nhau. Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là hai tác gia văn học lớn trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng. Hai tác giả đã có nhiều sáng tác lấy cảm hứng từ thiên nhiên đặc biệt là thiên nhiên bốn mùa. Trên cơ sở khảo sát thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến chúng tôi muốn đi sâu, làm rõ sự giống và khác nhau giữa nội dung, nghệ thuật trong các sáng tác viết về thiên nhiên bốn mùa.

CHƢƠNG 2

THIÊN NHIÊN BỐN MÙA TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN KHUYẾN – NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC

BIỆT TRÊN PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG

Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là hai tác gia lớn và có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam ở cả phƣơng diện nghệ thuật và nội dung. Thiên nhiên bốn mùa chiếm số lƣợng khá lớn , cho thấy Ức Trai và Tam Nguyên Yên Đổ là những ngƣời yêu thiên nhiên tha thiết, say đắm trƣớc những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hai nhà thơ cũng có tâm hồn nhạy cảm trƣớc những sự biến đổi của thiên nhiên cũng nhƣ thời cuộc. Trong buổi đầu tiên của nền thi ca trung đại Việt Nam, dù ở địa vị nào thì Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đã tạo dựng cho mình một kiểu nhà Nho đích thực – sống hòa quyện với thiên nhiên, yêu thiên nhiên. Đề tài thiên nhiên nói chung và thiên nhiên bốn mùa nói riêng trong thơ sáng tác của hai tác giả kể cả chữ Hán và chữ Nôm vô cùng đa dạng và phong phú, nó nhƣ là tấm gƣơng phản chiếu cuộc đời đầy những thăng trầm của hai ông. Nếu nhƣ trong thơ của Nguyễn Trãi (cả chữ Hán và chữ Nôm) là những cảm xúc tinh hoa những hình ảnh thân thuộc mang đậm phong vị dân tộc nhƣ “tùng, cúc, trúc, mai”, “ phong, hoa, tuyết, nguyệt” thì trong thơ của mình, Nguyễn Khuyến không chỉ mƣợn thiên nhiên làm bạn tiêu sầu mà còn hòa mình với đời sống nông thôn. Chính vì vậy mà trong tâm hồn ông thiên nhiên luôn có vai trò quan trọng. Thiên nhiên bốn mùa trong thơ ông không bó buộc phải là rộng lớn đặc sắc mà nhiều khi chỉ là những hình ảnh giản dị, quen thuộc của quê hƣơng xứ sở nhất là cảnh nông thôn: một ao thu nhỏ lạnh, một ngõ xóm trồng trúc, một khoảng trời xanh, một ngọn núi, một cánh đồng nƣớc lụt, mảnh vƣờn sau nhà lúc vào hè…Những cảnh đó ông khéo khơi rộng và tìm ra vẻ đẹp chƣa ai khai thác bao giờ.

Với phần nội dung chƣơng 2, chúng tôi xin trình bày về sự thể hiện thiên nhiên bốn mùa trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến – những nét tƣơng đồng và khác biệt trên phƣơng diện nội dung.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 33 - 37)