Mùa xuân căng tràn sức sống trong thơ Ức Trai và mùa xuân ảm đạm trong thơ

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 52 - 56)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1.Mùa xuân căng tràn sức sống trong thơ Ức Trai và mùa xuân ảm đạm trong thơ

2.1. Thiên nhiên bốn mùatrong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến – những tƣơng

2.2.1.Mùa xuân căng tràn sức sống trong thơ Ức Trai và mùa xuân ảm đạm trong thơ

đạm trong thơ Nguyễn Khuyến

Qua quá trình khảo sát chúng tôi đã thống kê đƣợc 38 bài thơ viết về mùa xuân của hai tác giả. Nguyễn Trãi có 21 bài thơ, còn Nguyễn Khuyến có

17 bài. Nhƣ vậy có thế thấy, thiên nhiên mùa xuân xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi với số lƣợng lớn. Thơ của Nguyễn Trãi viết về thiên nhiên mùa xuân căng tràn sức sống còn Nguyễn Khuyến mang nét ảm đạm, u buồn.

Cũng nhƣ bao nhà thơ khác, Nguyễn Trãi có cả túi thơ xuân bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Trong thơ văn Trung đại các thi nhân thƣờng họa mùa xuân bằng những nét chấm phá nhƣng đến với mùa xuân của Ức Trai ta đến với “ Trại đầu xuân mộ”, “ Cuối xuân tức sự” tƣơi đẹp pha chút buồn thời thế sâu lắng:

Nguyên tác:

Ðộ đầu xuân thảo lục nhƣ yên, Xuân vũ thiêm lai thuỷ phách thiên. Dã kính hoang lƣơng hành khách thiểu, Cô chu trấn nhật các sa miên.

Dịch nghĩa:

Cỏ xuân ở đầu bến đò, xanh biếc nhƣ khói, Lại thêm mƣa xuân nƣớc tiếp ngang trời. Ðƣờng đồng nội vắng tanh, ít ngƣời qua lại,

Ngày thƣờng chiếc đò cô độc ghếch mái chèo lên bãi cát

(Trại đầu xuân độ)

Nếu nhƣ cảm hứng xuân trong thơ chữ Hán Ức Trai giàu sức sống nhƣng vẫn ẩn giấu nhiều tâm sự ẩn ức thì thơ Nôm viết về mùa xuân của Nguyễn Trãi thì lại căng tràn sức xuân và sống động tình xuân. Nhìn cảnh vật mùa xuân qua lăng kính tuổi trẻ và tình yêu vừa là đặc điểm vừa là vẻ đẹp độc đáo nhân văn của Ức Trai. Ngày xuân có biết bao nhiêu niềm vui nhƣng có lẽ vui nhất trong đời chữ nghĩa của thi nhân là “ Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu”:

Chè mai đem nguyệt dạy xem bóng Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu

Hay bài “ Bảo kính cảnh giới 38”:

Mấy phen lần bƣớc dặm thanh vân, Đeo lợi làm chi luống nhọc thân. Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc, Âu thì tóc đã bạc mƣời phân. Trì thanh cá lội in vừng nguyệt, Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân. Dầu phải dầu chăng mặc thế, Đắp tai biếng mảng sự vân vân.

Cảnh vật thiên nhiên cũng trở nên vui tƣởi hẳn theo dòng tâm trạng của nhà thơ:

Nguyên tác: Vũ hậu xuân chiều trƣớng hải môn Thiên phong xuy khỉ lãng hoa phun Bách lâm tàn chiếu sƣ yên thụ

Cách thủy cô chung đảo nguyệt thôn

Dịch nghĩa: Sau mƣa nƣớc triều xuân tràn cửa biển Gió trời nổi lên hoa song tóe phun

Cây nửa rừng bong chiều xế nhƣ rây qua khói

Thôn cách song tiếng chuông vắng nhƣ giã sáng trăng

( Chu trung ngẫu thành)

Với Tam Nguyên Yên Đổ, những bài thơ về mùa xuân của ông (phần lớn là thơ chữ Hán) một mặt nằm trong phong cách thơ ông; nhƣng một mặt khác vẫn mang dƣ vị, dáng vẻ riêng – độc đáo và ấn tƣợng. Chất men say cảm hứng trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là chất men say sảng khoáimà là tinh chất là vị đậm thấm thía, đƣợm buồn của một thi nhân tài cao, học rộng.

Với tâm hồn lặng lẽ, thanh đạm của mình ông rất nhạy cảm với cảm giác se lạnh mà cũng thật quyến rũ mỗi độ xuân về :

Sƣơng tuyết hơi hơi cũng rét phào Gió đông phơi phới rƣớc xuân vào.

Ở Nguyễn Khuyến cảnh vật trong thơ còn có những hình ảnh bình dị mà sâu sắc, nhƣ nó vốn có, đã đƣợc đƣa vào thơ. Từ tiếng trẻ con học bài, tiếng trống thúc đêm giao thừa, tiếng pháo nổ ngày đầu năm, đến “Một khóm

thủy tiên năm bảy cụm – Xanh xanh nhƣ sắp thập thò hoa” và ngay cả hàm

răng lung lay, mái tóc trên đầu...đều trở thành những chi tiết rất đắt, có giá trị làm nổi bật các tứ thơ, tăng thêm sức biểu cảm thẩm mĩ. Có khi nhà thơ vẽ một bức tranh thiên nhiên:

Tiểu cúc tân tài lộ vị can Hà xứ cô hồng thuê dã thụ

Vô cùng thủy tháo nhập giang can Âm vân vị áp thiên sơn họa.

(Khóm cúc nhỏ mới trồng, sƣơng hãy chƣa khô

Con chim hồng lẻ loi ở chốn nào về, đậu trên cành cây ngoài nội Cỏ non mơn mởn ngút mắt trải tới tận bờ sông

Mây mù chƣa lấp đƣợc đƣờng nét nhƣ vẽ của ngàn núi non)

( Xuân hứng )

Nguyễn Khuyến cũng tự thƣơng lấy mình nhỏ bé trong xã hội nhiễu nhƣơng này. Từ nỗi ám ảnh nội tâm khiến Nguyễn Khuyến viết ra những câu thơ vô tình hững hờ tả xuân:

Hạt mƣa lất phất mây im lìm Cây xanh nảy lộc bên thềm

( Xuân bệnh số 3 )

Nguyễn Khuyến cũng đã từng viết :

Sống thoi thóp rất là suy yếu

Đến nỗi xuân đi xuân lại cũng không hay

Nhƣng chúng ta phải đọc thật kĩ mới hiểu đƣợc ý mà Nguyễn Khuyến đã nói: sự suy yếu của thể chất chỉ là một phần. Nỗi lòng đau cảnh ngộ và phận ngƣời mới thật sự ám ảnh trong ông:

Sách vở ích gì cho buổi ấy Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già

( Ngày xuân dặn các con )

Và rồi thi nhân cũng buồn chán với chính mình vì thấy:

Lối học cũ viển vông có ích gì

( Xuân nhật hữu cảm)

Có thể nói cả hai tác giả đã dành nhiều cảm hứng cho mùa xuân tạo thành một cụm đề tài phong phú. Viết về mùa xuân mỗi tác gỉ lại có những cách suy nghĩ và cảm nhận riêng về mùa xuân. Thơ vịnh mùa xuân của

Một phần của tài liệu Thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của nguyễn trãi và nguyễn khuyến dưới góc nhìn so sánh (Trang 52 - 56)