6. Cấu trúc của khóa luận
1.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến
1.2.2. Tác giả Nguyễn Khuyến
Từ một thế kỉ nay, sách vở vẫn chép tên nhà thơ là Nguyễn Khuyến. Nhƣng nhân dân thƣờng gọi theo cách tôn trọng, kiêng húy là Tam Nguyên
Yên Đổ hoặc HoàngVà, do ghép học vị Tam Nguyên – Hoàng giáp, với tên
làng xã quê hƣơng ông, làng Và (tên chữ là Vị, Hạ), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục (nay là xã Trung Lƣơng, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).
Nhà thơ nguyên có tên là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn (một ngọn núi cao, đẹp trong huyện); khi thi cử, thành đạt mới đổi ra Nguyễn Khuyến tự Miên Chi (nghĩa là gắng lên,do chữ Khuyến mà ra). Ông sinh ngày 15 – 2 – 1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16).
Nguyễn Khuyến xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Bên nội quê gốc ở vùng Treo Vọt, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, di cƣ ra Yên Đổ,cho đến đời nhà thơ đƣợc năm trăm năm. Ông thân sinh nhà thơ là Nguyễn Liễn, vẫn theo đòi nho học, đỗ ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học. Cụ Liễn là ngƣời hào phóng “khách khứa bạn bè thƣờng đầy nhà”, “tính lại thích rƣợu”. Mẹ của ông là bà Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngói, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Bà mẹ Nguyễn Khuyến là một bậc nữ lƣu mẫu mực trong
khuôn khổ xã hội cũ “tính đoan trang, trầm tĩnh, thuận hòa” lại rất mực thƣơng ngƣời, mọi việc nữ công gia chánh đều thông thạo.
Năm 1843 Nguyễn Khuyến mới trở về quê cũ. Năm 1852 ông lấy vợ và thi hƣơng lần thứ nhất không đỗ. Năm 1853, địa phƣơng có dịch thƣơng hàn, ông mắc bệnh suýt chết. Cả gia đình qua đời vì bệnh dịch, chỉ con ông và mẹ phải sống cảnh khốn khổ. Chính lòng nhân ái, bao dung, gƣơng chịu thƣơng chịu khó của bà mẹ đã thúc đẩy con trai học hành thành tài.
Từ 1854, Nguyễn Khuyến phải nối lại nghề cha đi bảo học để lấy tiền ăn lần lƣợt ở Lạng Phong ( huyện Nho Quan), Kỷ Cầu (huyện Thanh Liêm)...vừa lần lƣợt học các ông Giáo thụ Nho Quan là Phạm Mỹ, Đốc học cử nhân Hoàng Kim Chung ở Phú Khê....
Thời gian làm quan của Nguyễn Khuyến là 12 năm: mở đầu bằng chức Đốc học, Bố chánh Quảng Ngãi, đƣợc cử làm phó cho Lã Xuân Oai và kết thúc bằng chức Tổng đốc Sơn Hƣng Tuyên. Bƣớc đƣờng hoạn lộ của ông khá gập ghềnh: từng bị phạt, bị giáng chức; quá trình đó lại trùng lặp với một giai đoạn bi thảm nhất, sóng gió nhất của lịch sử dân tộc. Đến năm 1884, khi ông từ bỏ công danh về ẩn náu nơi làng quê thì cũng là lúctriều đình Huế kí hàng ƣớc Pa- tơ- nốt. Nguyễn Khuyến mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại quê nhà. Suy ngẫm về cuộc đời mình, ông tự đánh giá một cách xót xa:
Ơn vua chƣa chút báo đền Cúi trông thẹn đất, ngửa lên thẹn trời
( Di chúc )
Nguyễn Khuyến là một con ngƣời trọng danh dự và rất tỉnh táo đối với công danh phú quý. Con ngƣời ấy dám vứt bỏ danh lợi để giữ vẹn toàn danh tiết khi cần. Một con ngƣời hiển vinh đã đến bậc đỉnh chung, đang trên đà thăng tiến, ấy vậy mà dám dừng phắt lại, chối từ tất cả, cam chịu nghèo đói. Có thể nói ông đã đạt đến đỉnh cao nhân cách mà các nhà Nho quân tử hằng mơ ƣớc. Chính vì thế mà ông có đủ tƣ cách phê phán mọi thói gian giảo, đểu cáng, hèn mọn. Với sự lịch lãm của mình, Nguyễn Khuyến thƣờng hƣớng tới sự phẫn nộ với tầng lớp trên của xã hội. Ông gắn nỗi nhục mất nƣớc, sự suy
đồi về phong hóa đạo đức với trách nhiệm của các đối tƣợng ấy, lấy đó làm lí do đả kích. Trong lịch sử văn chƣơng nƣớc ta, dễ thƣờng chƣa có ai đả kích ông nghè cay độc, ác liệt nhƣ Nguyễn Khuyến. Ông nghi ngờ:
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời. Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Tƣởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.
( Vịnh tiến sĩ giấy )
Nguyễn Khuyến là nhà thơ có nhiều bài về nỗi sinh, li, tử, biệt sâu lắng nhất trong làng thơ Việt Nam. Đây là đề tài dễ gây sự đồng cảm,song dễ tạo ấn tƣợng sáo mòn, nhàm chán. Nhƣng với tài năng, với tình cảm chân tình, Nguyễn Khuyến đã tạo đƣợc những vần thơ khóc thƣơng ngƣời thân thật cảm động. Chẳng hạn nhƣ bài Khóc Dƣơng Khuê:
Bác Dƣơng thôi đã thôi rồi,
Nƣớc mây man mác ngậm ngùi lòng ta... ... Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở, Tôi tuy thƣơng lấy nhớ làm thƣơng.
Tuổi già hạt lệ nhƣ sƣơng, Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
Nhẹ nhàng, trân trọng, sâu lắng và không khỏi pha chút đắng cay, suy ngẫm... Tất cả đƣợc thu kết lại trong “hạt lệ” cạn kiệt khổ đau của ngƣời già.
Trong toàn bộ di sản văn thơ của Nguyễn Khuyến các bài thơ về đề tài quê cảnh chiếm số lƣợng khá lớn. Nhiều bài nhất là thơ Nôm thực sự là những bức tranh thiên nhiên tuyệt tác. Trong đó những bài thơ về cảnh sắc thu (tiêu biểu là Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh) đã đánh dấu tuyệt đỉnh cho một mảng đề tài của thơ Nôm nƣớc Việt.
Ao thu lạnh lẽo nƣớc trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo…
Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe….
(Thu ẩm)
Hay cảnh mùa đông:
Xƣơng buốt tai ù mình tƣởng mƣợn, Nón che tơi phủ khách thƣa lời
(Tiểu hàn)
Nhà thơ Nguyễn Khuyến – nhà thơ lớn – để lại một di sản văn chƣơng phong phú đồ sộ. Sáng tác của Nguyễn Khuyến đƣợc viết hầu hết khi ông từ quan về ở ẩn. Nguyễn Khuyến sáng tác cả thơ chữ Hán và chữ Nôm tập hợp trong tập “Quế sơn thi tập”. Ngoài ra còn có câu đối và văn. Nhƣng có hiện tƣợng thất truyền. Trong cuốn thơ văn Nguyễn Khuyến, phần thơ chữ Hán có 166 bài, phần thơ chữ Nôm có 86 bài cùng với hai chục câu đối. Còn theo cuốn Nguyễn Khuyến – tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền thì số lƣợng đó lên gấp đôi, kể cả thơ chữ Hán, chữ Nôm, câu đối và văn.
1.3. Thống kê phân loại thơ viết về thiên nhiên bốn mùa trong sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến