6. Cấu trúc của khóa luận
2.1. Thiên nhiên bốn mùatrong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến – những tƣơng
2.1.1. Thiên nhiên bốn mùa – bức tranh đậm đà bản sắc dân tộc
Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên say đắm, hai ông say sƣa ngắm nhìn thiên nhiên với tất cả tấm lòng của mình vì thế mà bức tranh thiên nhiên của hai tác gia luôn mang đậm màu sắc dân tộc, trong thơ luôn có những hình ảnh thân thuộc gần gũi nhất với nhân dân. Tình yêu thiên nhiên ở Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến không chỉ phản ánh nhu cầu thẩm mĩ về hình ảnh thiên nhiên mà còn thể hiện sự tiến bộ trong suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên say đắm. Vì yêu thiên nhiên là yêu nƣớc nên bức tranh thiên nhiên của Tam Nguyên Yên Đổ và Ức Trai luôn mang đậm màu sắc dân tộc trong từng bài viết. Nhà thơ Xuân Diệu từng nói: “Lòng yêu thiên nhiên, tạo vật là kích thƣớc để đo tâm hồn”.
Bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi là nơi gửi gắm tình yêu thiên nhiên của ông. Đó là tinh thần thƣởng thức say sƣa của ông trƣớc cảnh nƣớc non kỳ diệu, đó là lòng tự hào trƣớc giang sơn cẩm tú của đất nƣớc ta, nhân dân ta; nó cũng là khía cạnh của lòng tự hào dân tộc. Ông không bỏ qua bất cứ cảnh vật nào của đất nƣớc, từ cảnh vật trang nhã đến những cảnh vật bình dị đời thƣờng đều đi vào thơ ông . Đứng trƣớc một cảnh vật của thiên nhiên, một biểu hiện của tạo vật tồn tại, Nguyễn Trãi có năng lực rung cảm dào dạt lạ thƣờng. Dù là một thoáng gió, một gợn mây, một tiếng chim kêu, một nhánh cúc nở…nhà thơ đều hòa quyện tâm hồn mình vào với chúng – một niềm thông cảm nhƣ những ngƣời bạn tâm giao tri kỉ. Cảnh vật thiên nhiên dƣới ngòi bút của Nguyễn Trãi cảnh vật bỗng trở nên có tình, có ý, có cá tính, có tâm tƣ, có khi sôi nổi, có lúc trìu mến nhƣng tất cả chúng đều nhƣ chủ nhân của mình đều trong sáng, cao khiết, nhân hậu. Cảnh thiên nhiên đất nƣớc đi vào thơ ông thật tự nhiên, nhiều cảnh thiên nhiên nhƣ một bức tranh tuyệt mĩ, chẳng hạn:
Nƣớc biển non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu
Ông ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên nhƣ một niềm tự hào dân tộc. Thiên nhiên đất nƣớc Việt hiện lên thật lung linh, huyền ảo. Cảnh nƣớc biếc non xanh thanh bình biết bao, đúng là cảnh non nƣớc hữu tình. Dòng nƣớc trong xanh là điểm tựa cho con thuyền, ánh trăng xuất hiện lại làm cho khung cảnh thiên nhiên trở nên thơ mộng, ánh trăng từ trên cao chiếu xuống soi rõ những du khách ngao du thƣởng ngoạn trên lầu. Ánh trăng cũng xuất hiện nhƣ vậy trong một bài thơ khác của Nguyễn Trãi:
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bẻ cây
( Ngôn chí, bài 10)
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, viết về phần ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi non song gấm vóc cũng rất phong phú và tài tình.Nếu các nhà thơ lớn của Trung Quốc có tính dân tộc Trung Quốc, thì thơ Nguyễn Trãi cũng mang rất rõ những đƣờng nét, màu sắc Việt Nam. Viết về cảnh một bến trại cô tịch mùa xuân:
Độ đầu xuân thảo lục nhƣ yên Xuân vũ thiên lai thủy phách thiên Dã kính hoang lƣơng hành khách thiểu Cô châu trấn nhật các sa miên
( Trại đầu xuân độ)
(Đầu bến, cỏ non mùa xuân xanh lục nhƣ đám khói Lại thêm, qua lớp mƣa xuân nƣớc vỗ vào nền trời Đƣờng đồng vắng lặng, ngƣời đi ít,
Con thuyễn lẻ loi ghếch mình lên bãi cát ngủ suốt ngày!) ` Còn khi tác giả viết về cảnh chuyển xuân sang hè:
Đổ vũ thanh trung xuân hƣớng lão, Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai!
( Mộ xuân tức sự)
( Trong tiếng cuốc kêu, xuân có chiều hƣớng già đi, Đầy sân lác đác mƣa rơi, hoa xoan đang nở)
Hoa xoan! Lần đầu tiên trong thơ Việt, chúng ta thấy xuất hiện một thứ loại cây mới, cây xoan – cây thầu đâu – nó khác xa với các thứ cây muôn thủa của chủ nghĩa công thức phong kiến nhƣ: mai, lan, cúc, trúc… Lần đầu tiên, chúng ta chứng kiến một hình tƣợng có nhiều ý nghĩa hiện thực, bình dân, dân tộc. Cho nên chúng ta không thể không trân trọng cây xoan của Ức Trai, cũng nhƣ chúng ta hết sức yêu thích cây sấu của Tố Hữu:
Hôm nay buổi mai hè tháng sáu Phƣợng đỏ bờ đê, ve kêu hàng sấu Hà Nội dập dìu, rộn rã đƣờng vui…
( Có thể nào yên)
Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên với niềm tự hào dân tộc sâu sắc, từng hình ảnh quê hƣơng hiện lên thật gần gũi, bình dị thân thƣơng biết bao ! Rời xa chốn quan trƣờng nhiều hiểm ác, ông lánh mình nơi thôn dã sống gắn bó với thôn quê thanh đạm và vì vậy ông đã phát hiện ra nhiều cảnh đẹp của quê hƣơng:
Tằm ƣơn lúc nhúc thuyền gối bãi Hào chất so le khóm cuối làng
(Ngôn chí, bài 8)
Thơ thiên nhiên bình dị trong QÂTT thể hiện sự thay đổi cảm hứng sáng tạo, cảm hứng thẩm mĩ của nhà thơ: cái bình dị, đời thƣờng cũng trở thành đối tƣợng của cái đẹp. Từng hình ảnh quê hƣơng hiện lên thân thƣơng, gần gũi. Đó là những cảnh sinh sống hàng ngày, những hình tƣợng bình dị quen thuộc trong làng quê Việt Nam nhƣ: cây mía, cây chuối, cây đa già, hoa dâm bụt, hoa hòe, hay thậm chí là luống mùng tơ, bè rau muống…lại đi vào thơ văn Nguyễn Trãi rất tự nhiên, chân tình.
Cảnh vật thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi diễm lệ là nhƣ thế, hùng vĩ là nhƣ thế. Đó là những cảnh vật của non song gấm vóc của ta, Tổ quốc tƣơi đẹp của ta. Và phải có một tấm lòng yêu đất nƣớc thật sâu sắc mới có cái nhìn cảnh vật đất nƣớc trìu mến nhƣ thế, chứng tỏ tâm hồn nghệ sĩ đẹp đẽ, thanh
khiết biết bao! Và một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ một thế giới quan lành mạnh, yêu đời, thắm đƣợm tình ngƣời.
Chia tay với bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc dân tộc của Nguyễn Trãi ta cùng đến với bức tranh thiên nhiên khác trong nền văn học Trung đại cũng mang màu sắc nhƣ vậy. Đó là Nguyễn Khuyến - Nguyễn Khuyến sống lâu, sống nhiều, sống chan hòa với làng quê Yên Đổ - một vùng quê Bắc Bộ chiêm trũng. Ông gắn bó trực tiếp với những gì diễn ra trong làng quê mình nên ông đã từ bỏ những gì mang tính chất ƣớc lệ không gắn với thực tại vì vậy ông đã miêu tả thiên nhiên một cách trực quan, cụ thể, sinh động bức tranhsinh hoạt hàng ngày của làng quê vào trong thơ ông.
Đi vào thơ Nguyễn Khuyến, đời thƣờng có khi là những cái tầm thƣờng, nhỏ bé nhất và đƣợc ông đón nhận thân ái :
Lƣng trời gió vút diều ngân vang Khắp chốn cành cao chim ríu ran
( Sơ hạ)
Rồi một không khí tháng tƣ – mới vào hè thật khó chịu. Những màu sắc, âm thanh, không khí của cuộc sống văn hóa ở nông thôn, rõ nét và đƣợc tác giả miêu tả chính xác đến lạ lùng:
Tứ nguyệt sơ hồi thử khí nồng Nhất thanh đề điểu lục âm trung Gia nhân sái cốc tranh đào vũ Phụ nữ đăng tâm nghĩ hộ phong Nguyên thấp tham thiên quy diệc vãn Văn âm phú nhật ảnh do hồng
( Hạt nhân vãn điếu)
(Tháng tƣ chơm chớm đã oi nồng Chim hót lùm xanh tiếng lảnh trong Con gái chăm tằm lo gió máy
Ngƣời già phơi thóc chạy cơn giông Ruộng lầy tham buổi ngƣời về muộn Vầng nhật rờm mây vẫn ánh hồng).
Viết nhiều về mùa thu mà đã thoát đƣợc công thức tả mùa thu để trở lại với mùa thu của Việt Nam – đậm màu sắc của mùa thu dân tộc. Ba bài thơ thu là ba bức tranh đƣợc cảm nhận ở ba góc độ, trạng thái khác nhau nhƣng đều là một mùa thu đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nƣớc biếc trông nhƣ tầng khó phủ Song thƣa để mặc ánh trăng vào…
(Thu Vịnh)
Ao thu lạnh lẽo nƣớc trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trƣớc gió khẽ đƣa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo…
(Thu điếu)
Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lƣng giậu phất phơ làn khói nhạt Làn ao longs lánh bóng trăng loe Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
(Thu ẩm)
Ba bài thơ thu đều có bầu trời “ xanh ngắt” – nét đặc trƣng tiêu biểu không thể thiếu trong cảnh thu. Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến không mang màu sắc chung trong văn học trung đại, mà tác giả đã vẽ bằng những đƣờng nét thật cụ thể: cần trúc, lƣng giậu, song thƣa, ngõ trúc, nƣớc trong veo, năm gian nhà cỏ…để mùa thu gần gũi hơn, thân quen hơn mang đậm màu sắc dân tộc, chất Việt hơn xa dần với những tƣợng trƣng, ƣớc lệ vốn có của mùa thu trong thơ cổ.
Thu vịnh vẽ nên toàn cảnh thu với bầu trời xanh ngát, cao vời vợi, mấy cần trúc cong cong, nhè nhẹ đung đƣa trƣớc làn gió hắt hiu. Tiết thu se lạnh, sƣơng khói bảng lảng phủ trên mặt ao hồ lúc sáng sớm và chiều tối khiến cho khung cảnh thực trở nên huyền ảo. Nét đẹp của mùa thu ở Thu vịnh tụ lại ở bầu trời xanh ngắt, ở làn nƣớc biếc thấp thoáng khói sƣơng, ở ánh trăng thu bàng bạc tràn qua song cửa, gợi nên khung cảnh quen thuộc của một miền quê yên ả, thanh bình.
Ở Thu điếu, khung cảnh không mở ra mà thu nhỏ lại. Ao đã nhỏ, chiếc
thuyền câu cũng nhỏ:“Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Mọi hoạt động cũng hết sức nhẹ nhàng: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trƣớc gió khẽ đƣa vèo”. Gió heo may chỉ đủ sức bứt lìa những lá tre, lá trúc vàng úa và lá rơi không thành tiếng. Trên cao, trời xanh ngắt một màu, tầng mây lơ lửng nhƣ đứng im một chỗ và ông câu với cái dáng ngồi tựa gối ôm cần cũng nhƣ cố thu mình cho nhỏ lại. Yên lặng bao trùm lên hết thảy, đến nỗi nghe đƣợc cả tiếng cá đâu đớp động dƣới chân bèo. Âm thanh ấy càng làm tăng thêm phần yên lặng, ông câu thu mình bất động phải chăng cũng là để tan hòa vào trời đất xung quanh.
Mùa thu trong Thu ẩm lại hiện ra với một vẻ đẹp khác. Nhà thơ uống rƣợu một mình dƣới trăng. Hình ảnh làng quê biến hiện theo cái nhìn, cái cảm dần dần thấm độ say của rƣợu, vẫn là ba gian nhà cỏ, ngõ tối, làn ao, bóng trăng, da trời… thƣờng ngày quen thuộc đến mức chẳng có gì đáng chú ý vậy mà với tâm trạng u buồn sẵn có, lại thêm hơi rƣợu làmcho nhà thơ thấy cảnh vật nhòe dần theo con mắt ngà ngà: nhà thì thấp le te, đóm thêm lập loè, bóng trăng thì loe, mắt cũng đỏ hoe và ngƣời cũng say nhè.
Không chỉ trong thơ chữ Nôm mà ngay cả trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyếnthiên nhiên cũng mang đậm màu sắc dân tộc.Cảnh thu cũng đƣợc tác giả khắc họa tinh tế, tiêu biểu, điển hình:
Tiêu hán hƣ không thanh vị liễu Tà dƣơng yên thủy đạm nhƣ vô
(Tầng thẳm, trời mây xanh rất mực Bóng chiều, khói nƣớc lạt nhƣ không)
Một bức tranh thiên nhiên mang đầy đủ màu sắc đặc trƣng của làng quê Việt. Ông đã mang vào thơ mình những hình ảnh, những chi tiết ngắn gọn, chân thực, sát với thực tế, tiêu biểu về làng quê Yên Đổ với tấm lòng yêu thƣơng vô bờ bến. Ta thấy Nguyễn Khuyến sống cùng với cuộc sống bình yên nơi chốn thôn quê, ông đi sâu khai thác chất dân tộc, dân dã trong chốn quê ở những cảnh thiên nhiên bình dị và những sản vật của vùng đồng bằng thôn dã. Điểm tƣơng đồng mà ta nhận thấy ở hai tác giả này là qua bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc dân tộc ta thấy đƣợc tình yêu quê hƣơng đất nƣớc với giọng thơ đầy tự hào. Họ sống chan hòa với thiên nhiên, nhạy cảm với những cảnh vật vẻ đẹp bình dị thôn dã của thôn quê. Dƣới ngòi bút tinh tế và tài hoa của hai tác giả ta thấy những hình ảnh rất đỗi quen thuộc nhƣ: hoa xoan, bầu trời mùa thu, hài hòa và các con vật gần gũi hàng ngày đều đƣợc bƣớc vào thơ của hai tác giả.